Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Ăn trái cây như thế nào.

Đúng hay sai với trái cây?

Còn rất nhiều quan niệm sai lầm khác khi bạn dùng trái cây. Vậy ăn trái cây thế nào mới đúng để đảm bảo sức khỏe.
Ăn trái cây không phải cứ thật nhiều là tốt. Không phải ai cũng nắm được kiến thức nên dùng loại nào, cách ăn, thời điểm ăn… Những thói quen thường thấy khi dùng trái cây dưới đây chưa chắc tất cả đều đúng. Hãy xem các chuyên gia dinh dưỡng nhận định như thế nào:
Ăn trái cây ngay sau bữa cơm có tác dụng tốt cho tiêu hóa: Sai
Cách tráng miệng bằng trái cây vẫn được nhiều gia đình và nhà hàng áp dụng. Trên thực tế, điều đó không đúng khoa học. Sau bữa cơm, nếu bạn lập tức dùng tiếp hoa quả thì chúng sẽ lưu lại trong dạ dày bên cạnh những thức ăn đã ăn trước đó, gây ra triệu chứng đầy bụng, táo bón, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Lúc này, dạ dày gánh vác thêm áp lực về tiêu hóa. Bạn cần nhanh chóng thay đổi thói quen này.
Ăn trái cây để trong tủ lạnh vào mùa hè để hạ nhiệt: Sai
Ăn trái cây mát luôn cho ta cảm giác thích thú và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, trái cây quá lạnh sẽ gây kích thích dạ dày và làm dạ dày co giãn chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.Vì vậy, bạn cần lưu ý đến thời gian làm lạnh trái cây.
Ví dụ: các loại hoa quả như vải, hồng, lê chỉ nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong vòng hai giờ, không nên trữ đến ngày thứ hai. Ngoài ra, một số loại hoa quả như dưa lưới, đào, mơ… sẽ không còn ngon sau khi cất trong tủ lạnh bởi đã mất vị ngọt ban đầu. Đó là hiện tượng giảm độ ngọt của các loại đường có trong hoa quả khi cất giữ ở nơi có nhiệt độ thấp.
Trái cây có nhiều chất dinh dưỡng nên ăn càng nhiều sẽ càng tốt: Sai
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, bạn chỉ ăn từ 100 – 200 gam trái cây là đủ, không nên quá 500 gam. Rất nhiều hoa quả có hàm lượng đường lớn hơn nếu ăn quá nhiều không chỉ gây ra nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tiểu đường mà còn làm gia tăng tốc độ đường hóa trong cơ thể, đồng thời làm tăng tốc độ lão hóa da.
Ăn trái cây vào bữa sáng gây đau bao tử: Đúng
Khi vừa ngủ dậy lúc sáng sớm, bao tử của bạn bị rỗng. Lúc này, nếu sử dụng ngay những thực phẩm có tính axit cao sẽ gây ra triệu chứng đau bao tử, trong đó có một vài loại trái cây như cam, chanh, khế…
Tóm lại, thời điểm dùng trái cây tốt nhất là trước bữa cơm một giờ và cách hai giờ sau bữa cơm. Ngoài ra, ăn trái cây vào buổi tối lại chỉ đạt hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vì thế, thay vì uống nước ép trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên uống sữa.
Ăn trái cây không bằng uống nước ép. Nước ép vừa dễ uống lại vừa ngon, thành phần dinh dưỡng vẫn giữ nguyên: Sai
 
Thành phần dinh dưỡng chính có trong trái cây là vitamin. Thế nhưng, bên trong từng tế bào của thịt hoa quả tồn tại hàm lượng lớn enzyme hoạt tính. Khi trái chín, enzyme sẽ tồn tại bên trong tế bào, không bị thoát ra ngoài nên không phá hủy hoạt tính của các chất dinh dưỡng.
Khi ép hoa quả thành nước, vỏ tế bào bị phá hủy, lượng enzyme này sẽ bị thoát ra ngoài và khiến thành phần dinh dưỡng bị mất đi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trước khi ép hoa quả, bạn có thể giội nước sôi qua chúng khoảng 1 phút. Việc này có thể làm enzyme trong tế bào trái cây mất đi hoạt tính và tăng khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của trái cây khi ép thành nước.


Ăn trái cây đúng cách để đảm bảo sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Đừng nghĩ rằng không thích ăn rau thì thay thế bằng ăn trái cây. Trái cây có hàm lượng khoáng chất và vitamin thấp hơn rau xanh. Nếu chỉ hoàn toàn ăn hoa quả, cơ thể bạn sẽ không đủ dinh dưỡng.
Ví dụ: cải thảo, củ cải đều có hàm lượng vitamin C cao gấp 10 lần táo, lê hay đào; vitamin C trong ớt chuông xanh hoặc súp lơ xanh cao gấp 2 – 3 lần so với dâu tây hay quýt.
Lượng đường trong trái cây
Thông thường, khi ăn trái cây, hễ loại nào thấy ngọt thì bạn nghĩ rằng lượng đường cao, hơi chua thì vội cho rằng lượng đường thấp. Do đó, chúng ta thường lo lắng rằng nếu trái cây quá ngọt sẽ dễ làm dư đường, tăng cân. Đó là kết luận chủ quan vì trên thực tế, mỗi người có vị giác khác nhau khi cảm nhận độ ngọt hay chua.
Theo phương pháp thực nghiệm khoa học xác định tổng lượng đường từ trái cây tươi cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chúng ta nên sử dụng hoa quả có hương vị đậm đà, màu sắc chín đậm và ăn theo mùa, không nên chỉ lựa chọn dựa vào độ ngọt hoặc quan tâm quá nhiều tới lượng đường cao thấp trong loại quả đó.
Các thử nghiệm đáng tin cậy đã cho thấy độ ngọt của trái cây và hàm lượng đường không tỷ lệ thuận với nhau.

Bảng xếp hạng dưới đây cho thấy lượng đường trong các loại trái cây phổ biến theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Hoa quả     
 
Lượng đường (g/100g)
Xoài   16,37
Chuối      14,23
Thanh long    13,57
Anh đào     12,82
Quýt   11,89
Lê          9,8
Kiwi                 8,99
Đào          7,39
Dưa hấu  6,2
Dâu tây        4,89

Công nghệ cà phê Việt Nam

Hãi hùng cà phê “đểu”

Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường…

Đậu nành + hóa chất

Xem video clip
Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
cà phê Thông Phát
Quy trình sản xuất mất vệ sinh - Ảnh: Đàm Huy

 
 
Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào
 
Một công nhân ở cơ sở rang xay cà phê Thông Phát
 

Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.

 
 
Không thể phân biệt thật giảKhi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành “cà phê”, nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn; ông Thông mở nắp thùng nhựa màu xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu “thượng đế” nào không tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là “cà phê” đậu nành.
 

Lạnh người!
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở  rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ. (Còn tiếp)
 cà phê Thông Phát
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang
cà phê Thông Phát
Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong
cà phê Thông Phát
Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê”
cà phê Thông Phát
Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang - Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy
Người đó là T., ở xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn, TP.HCM). T. nói mình từng là học trò của ông chủ cà phê T.Q có tiếng ở Q.12 nhiều năm. Sau khi có kinh nghiệm, T. ra riêng, tự chế biến cà phê đi bỏ mối. 
Để hiểu công nghệ biến đậu nành thành “cà phê đặc biệt”, đầu tháng 7.2012, tôi theo chân T. đi mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Đến đây, ghé 4 cửa hàng, T. mua được 15 loại hóa chất là các hương liệu mùi cà phê, chất tạo bọt cho xà bông, bột màu công nghiệp và chất làm sánh (tạo đậm đặc) cà phê CMC...
Nửa ngày và 1 tấn “cà phê đặc biệt”
Sáng hôm sau, tôi cùng T. vận chuyển các loại hóa chất cùng 1 tấn đậu nành tới lò rang gia công cách nhà T. 2 cây số. Công nhân của lò chia số đậu nành của T. ra làm 5 mẻ (mỗi mẻ 200 kg) rồi lần lượt đổ vào lò rang (giống kiểu máy trộn bê tông). Sau 45 phút, ước chừng đậu nành đến độ, công nhân cúp cầu dao để xả đậu nành xuống nền đất, chuyển sang công đoạn tẩm 30 kg màu caramel và 5 lít rượu trắng, lập tức những hạt đậu nành chuyển sang màu cà phê đóng thành từng bánh; công nhân phải dùng cào, cào mỏng ra nền đất cho nguội. Tiếp đến là công đoạn “tẩm” hóa chất. “Công đoạn này quan trọng nhất, vì nó sẽ biến hạt đậu nành thành cà phê” - T. bật mí.
T. thuần thục lấy từng loại hóa chất: 2 lạng đường hóa học; 5 kg bơ; 2 lạng tinh cà phê Đông Đức; 1 lạng tinh cà phê Pháp;  2 lạng tinh sữa bột; 1 lạng vanilla; 3 lạng béo dừa; 2 lạng tinh hôi (T. giải thích tinh này để nguyên chất sẽ rất hôi, nhưng pha loãng ra lại cực kỳ thơm); 1 lạng bột béo; 2 lạng sô cô la; 2 lạng ca cao đắng; 1 lạng tinh sữa đục; nửa lạng chất tạo bọt, 2 lạng CMC; 1 lạng bột màu công nghiệp... muối ăn và nước mắm. Tất cả những thứ này T. cho hết vào một chiếc chậu lớn, dùng máy quậy đều. Khi chậu hóa chất hỗn hợp được pha xong thì đậu nành cũng được công nhân đổ vào máy đánh tơi.
Khoảng 30 phút sau, T. tắt máy để công nhân xả đậu nành ra từng bao 50 kg. Cứ như vậy, sau nửa ngày làm việc vất vả, tôi chứng kiến 1 tấn đậu nành được T. biến thành 1 tấn “cà phê đặc biệt”.
“Ít ai đặt cà phê thật 100%”
T. cho biết, muốn tạo mùi cà phê hương chồn, chỉ việc lên chợ Kim Biên mua tinh hương chồn về trộn cùng với bơ, màu caramel, bột béo, muối và mắm ăn, đường hóa học... để “tẩm” vào đậu nành là thành cà phê “hương chồn đặc biệt”. Hoặc nếu khách hàng thích và đặt hàng cà phê Moca thì mua tinh Moca về “tẩm”…
Cũng theo T., cà phê có hàng trăm mùi vị khác nhau, vì vậy để tạo phong cách riêng của mỗi thương hiệu, các ông chủ chỉ việc mua các loại hóa chất về để “tẩm” vào đậu nành. Đặc biệt, trong quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận trong 15 loại hóa chất có 3 loại hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng là hóa chất tạo bọt, hóa chất làm sánh cà phê (tức CMC chuyên dùng làm hồ vải) và bột màu công nghiệp. Tỷ lệ  pha là 2 lạng CMC và nửa lạng chất tạo bọt và 1 lạng màu cho 200 kg đậu nành.
“Vậy nếu là cà phê thật thì có cần hóa chất?” - tôi hỏi. T. nói: “Nếu cà phê hạt thì cần gì hóa chất, chỉ cần trộn 4 kg đường trắng (trộn trong lúc hạt cà phê rang nóng 200 độ) và 5 lạng muối, 1 lít nước mắm là xong. Nhưng nếu rang cà phê thật thì phải bán với giá trên 200.000 đồng/kg. Vì vậy, ít ai đặt cà phê thật 100%, người ta hay pha trộn theo tỷ lệ 8 đậu 2 cà, hoặc 7 đậu 3 cà (7 đậu nành + 3 cà phê) hoặc tùy theo chủ quán đặt hàng để bán với giá từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Nhưng cũng có khi tôi giao giá 120.000 đồng/kg mà chẳng có hạt cà phê nào”.
Ngày hôm sau, tôi chứng kiến T. xay đậu nành để đóng gói vào 2 loại  bịch 1 kg và 1/2 kg, bên ngoài có ghi: "98% cà phê hạt Buôn Mê đặc biệt"... sau đó mang đi bỏ mối cho các quán là bạn hàng chuyên nghiệp, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, T. còn đóng thêm 10 bao (mỗi bao 10 kg) để công nhân chở ra Bến xe An Sương gửi xe đò lên Bảo Lộc.
"Ông thấy không, mỗi ngày tôi giao cho khách ruột ở TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu và một hãng cà phê nổi tiếng ở Bảo Lộc 1 tấn đậu nành cà phê. Chứng tỏ công nghệ sản xuất cà phê bột của tôi cũng không thua kém những thương hiệu cà phê nổi tiếng chứ", T. nói vẻ tự hào.

Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê

Đi mua hóa chất
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Đổ hóa chất ra chậu để “tẩm” vào đậu nành
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Đậu nành vừa mới đổ và trộn màu caramel
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Trộn xong màu, đậu nành được đổ ra nền đất - Ảnh: Hoài Nam


Khám xét “lò” cà phê dỏm Xuân Hoành Ngày 17.7, Công an Q.12 phát hiện và tạm giữ xe ô tô biển số 50D-001.42 đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất thành cà phê. Lái xe khai số hàng trên là của cơ sở cà phê Xuân Hoành (P.Trung Mỹ Tây, Q.12) vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho Công ty Hoàng Phong ở TP.Quảng Ngãi. Lập tức, tổ công tác làm thủ tục khám xét cơ sở Xuân Hoành. Tại đây, tổ công tác lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang; 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất; 950 kg bắp chưa rang; 900 kg vỏ cà phê dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cà phê loại 1 (trọng lượng 1 kg/bịch); 410 kg cà phê loại 2 đều thành phẩm đã được đóng gói mang nhãn hiệu cà phê Xuân Hoành, chuẩn bị đi bỏ mối cho các quán; 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cà phê.
Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg/mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm... Vụ việc đang được Công an Q.12 làm rõ.

 Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Những thùng hóa chất ngổn ngang tại cơ sở Xuân Hoành - Ảnh: Hoài Nam


Hoài Nam


Sử dụng đường độc hại Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, thì phát hiện tại đây sử dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm, và cả đường không rõ nguồn gốc. Cụ thể có đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao bì có chữ Trung Quốc), đây là loại đường Bộ Y tế nghiêm cấm cho vào thực phẩm bởi nó gây hại cho sức khỏe; và một loại đường hóa học khác rất lạ, chỉ toàn tiếng Trung Quốc (loại bao 0,5 kg), ngay cả thành viên đoàn thanh tra cũng không thể biết đường gì; 7,5 kg chất bột trắng (không có nhãn mác); nhiều can nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác; chất CMC để tạo đặc sánh cho cà phê...
Không chỉ gia công “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách, cơ sở ông Thông còn sản xuất “cà phê” thương hiệu “cà phê” Sọi. 

Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Nhãn hiệu “cà phê” Sọi của cơ sở Thông Phát - Ảnh: Thanh Tùng


Tỏa khắp các tỉnh thành
Vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi ngồi uống cà phê gần một phòng vé đi các tỉnh miền Trung ở Q.Tân Phú, nghe nhóm tài xế xe khách ngồi bàn tán rôm rả về chuyện xe của họ chở cà phê về Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng nhưng thực chất là đậu nành rang tẩm hóa chất. Từ nguồn tin này, chúng tôi bí mật theo dõi xác minh thì phát hiện ra cơ sở rang - xay cà phê Thông Phát ở Q.Tân Phú.
 cà phê đểu
Bao bì của các cơ sở mua đậu nành rang của cơ sở Thông Phát về để chế biến “cà phê” - Ảnh: Thanh Tùng - Đàm Huy
 
Theo chúng tôi tìm hiểu, hằng tuần, cơ sở này đều chuyển một lượng lớn đậu nành rang tẩm hóa chất bằng xe khách về miền Trung, miền Tây; nơi tập kết hàng là một số phòng vé ở Q.Tân Phú, Q.Tân Bình và bến xe miền Tây. Khoảng 9 giờ 30 ngày 11.7, chúng tôi phát hiện công nhân của cơ sở Thông Phát chở 5 bao tải lớn đậu nành rang thơm mùi cà phê đến một phòng vé ở Q.Tân Phú; sau đó 5 bao tải này được chất vào hầm xe khách 45 chỗ ngồi đi về miền Trung. “Trước đây, tôi thường chở về H.Núi Thành nhiều bao tải thơm mùi cà phê và gần đây nhất là chở về H.Thăng Bình (Quảng Nam). Sau này, tôi mới phát hiện các bao tải thơm mùi cà phê thực chất toàn là đậu nành rang tẩm hóa chất. Từ đó, tôi thấy cà phê là sợ, không dám uống nữa”, một chủ xe tiết lộ.
Chúng tôi còn phát hiện nhiều cơ sở mua đậu nành tẩm  hóa chất của Thông Phát về xay, vào bao in nhãn hiệu đàng hoàng, rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Liên lạc với một người tên B., chủ nhãn hiệu cà phê Q.B ở H.Bình Chánh (một trong những khách hàng của Thông Phát), người này cho biết chuyên bỏ mối cho một số quán cà phê lớn ở khu vực Q.Bình Tân, Q.6, Q.7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Riêng khu vực trung tâm là do một đứa cháu đi bỏ. Người này còn khoe đang bỏ mối cho một quán cà phê sân vườn sang trọng ở Q.6. Còn chủ nhãn hiệu cà phê T.N ở H.Bình Chánh (cũng lấy cà phê của Thông Phát) bỏ hàng cho nhiều quán cà phê trên đường Hải Triều (gần khu vực tòa nhà 64 tầng), đường Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng (Q.1). Giá cà phê từ 60.000 - 120.000 đồng/kg. Chúng tôi liên lạc với ông chủ cà phê S.G thì ông này “nổ”, công ty cung cấp cà phê “xịn” 100% cho khắp cả nước; đặc biệt cho các quận trung tâm TP.HCM. Công ty có đến 19 loại cà phê khác nhau với giá từ 65.000 -  265.000 đồng/kg.
Vừa chế biến vừa gia công
Có 5 công ty ở vùng ven được liệt vào hàng “đại gia”, mỗi ngày, mỗi công ty tung ra thị trường ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước... khoảng trên dưới 10 tấn đậu nành dưới vỏ bọc “cà phê đặc biệt”. Các công ty này bỏ mối hai loại hàng: loại đậu nành và bắp đã tẩm xong hóa chất và loại cà phê bột “đểu”. Theo một “trùm” rang cà phê thâm niên 10 năm ở Hóc Môn, chỉ tính 5 công ty kể trên, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê đểu đóng gói trong những bao bì sang trọng. Còn các cơ sở nhỏ lẻ ở khắp các phường xã thì cũng cung cấp từ 1 đến 3 tấn/ngày.
Cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành ở P.Trung Mỹ Tây (Q.12), mặc dù chưa có tiếng tăm, nhưng có 2 lò rang gia công đậu nành với công suất 120 kg/mẻ; không chỉ chế biến cà phê đậu nành hạt, còn đóng gói “Cà phê đặc biệt Xuân Hoành” đi bỏ mối cho các quán lớn nhỏ. Cơ sở này cứ 1 tháng cung cấp cho một công ty cà phê có tiếng ở Quảng Ngãi 1 tấn đậu nành đã tẩm thành cà phê... Sau khi có đủ thông tin, PV Thanh Niên phối hợp với Đội CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ Công an Q.12 tiến hành khám xét. Khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ phát hiện cơ sở Xuân Hoành cung cấp cho nhiều công ty cà phê ở nhiều tỉnh thành từ Quảng Ngãi trở vào. Một cán bộ Công an Q.12 bất ngờ vì phát hiện cơ sở cà phê Xuân Hoành bỏ mối cho hàng chục quán cà phê lớn nhỏ ở quận 12, trong đó có cả những quán cà phê vị này "ghiền" uống. 12 loại hóa chất bị lập biên bản, trong đó có loại đường sodium cyclamate của Trung Quốc bị nghiêm cấm sử dụng cho vào thực phẩm vì nó gây hại cho sức khỏe con người.
Mặc dù chuyên chế biến cà phê bằng đậu nành và hóa chất, cà phê Xuân Hoành vẫn được Sở Y tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phép lưu hành...”.

“Thay đổi nguồn gốc”
Ông H.T - một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất, phụ gia ở TP.HCM - cho hay: 100% các cơ sở sản xuất cà phê mà không làm từ hạt cà phê thật đều mua hóa chất, phụ gia, phẩm màu tại chợ Kim Biên, Q.5. Một số đầu nậu sau khi nhận thành phẩm cà phê “đểu” từ các cơ sở gia công (chẳng hạn như cơ sở Thông Phát), sẽ phân phối lại cho các điểm bán sỉ lớn, nhỏ, hoặc trực tiếp cho “đội quân” của mình phân phối đến các quán cà phê, quán nước từ TP đến các tỉnh thành; hoặc đưa về các tỉnh có trồng cà phê để “thay đổi nguồn gốc” rồi đưa lại bán ngay tại TP - nơi mà chính cà phê “đểu” ra lò.
Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú), các thành viên trong đoàn thanh tra không khỏi ngạc nhiên khi nơi đây để hàng trăm bao hạt đậu nành, bắp (nguyên liệu có, đã rang rồi có) trong một khuôn viên rất rộng lớn nằm ngay mặt tiền đường. Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông cũng rất “tự nhiên” khi cho phóng viên, đoàn thanh tra biết là cơ sở ông chủ yếu nhận gia công rang “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách từ TP.HCM đến các tỉnh miền Trung.
Thanh Tùng

 cà phê đểu
Người đàn ông chở đậu nành rang về đến nhà ở H.Bình Chánh
cà phê đểu
Các cơ sở nhỏ lẻ mua đậu nành rang về chế biến thành “cà phê” mang đi bỏ
cà phê đểu
Đậu nành rang “cà phê” được đưa về H.Thăng Bình, Quảng Nam tiêu thụ
Như đã đề cập ở các bài trước, khi cận cảnh quy trình sản xuất cà phê “đểu” tại cơ sở Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM) chúng tôi ghi nhận bên cạnh nguyên liệu chính là đậu nành, còn vô số những hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc. Đặc biệt trong đó có những loại đường cấm (Sodium Cyclamate). Chủ cơ sở Thông Phát cũng khai, mỗi mẻ 100 kg đậu nành chỉ cần bỏ vào khoảng 50 gr đường hóa học là đủ.
Hãi hùng cà phê "đểu"
Hỗn hợp các hóa chất sau khi trộn - Ảnh: Thanh Tùng

 
 
Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng
 
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM
 

“Đậu nành rang cháy đã có màu giống cà phê thật rồi, cần gì phải cho màu nữa?”, chúng tôi đặt câu hỏi thì ông chủ cơ sở Thông Phát đáp tỉnh rụi: “Cho màu để đẹp hơn. Với 100 kg đậu nành chỉ cần cho từ 50-100 gr phẩm màu”.
Hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận...
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất. Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. “Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng”.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được. Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm. “Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...”, bác sĩ Ký nói rõ.
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP.HCM từng chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê”. Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xay cà phê “đểu” đều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê, nhưng phần lớn là dùng đậu nành vì giá rẻ.
Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê “đểu”, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền. “Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư”, ông T.H nhấn mạnh.

Lọt lưới kiểm tra
PV Thanh Niên phát hiện, chỉ mới đây (ngày 29.6) một đoàn kiểm tra của Ban Thanh tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm Q.Tân Phú (gồm Phòng Y tế quận; Y tế dự phòng; Công an; Thú y) đã đến kiểm tra cơ sở Thông Phát. Nhưng biên bản làm việc thể hiện các nội dung “quá tốt”. Cụ thể: vệ sinh cá nhân đạt; nhà vệ sinh đạt; thao tác công nhân trong sản xuất, chế biến: đạt...
Trong khi tất cả những tiêu chí này, ngay sau đó, đoàn Thanh tra Sở Y tế TP qua kiểm tra (vào ngày 16.7) kết luận đều sai phạm.

 Hãi hùng cà phê "đểu"
Các thùng đựng phụ gia rất dơ bẩn
Hãi hùng cà phê "đểu"
Đậu nành rang cháy đen sẽ sinh ra độc chất gây hại
Hãi hùng cà phê "đểu"
Đường hóa học cấm sử dụng trong thực phẩm
Thanh Tùng

Cách phân biệt tàu hủ (đậu phụ) có thạch cao

 
 
Để mua được những miếng đậu an toàn, các bạn hãy tham khảo những thông tin sau nhé!
Vì lợi nhuận một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào tàu hủ. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt tàu hủ có thạch cao hay không? Tàu hủ là món ăn dân dã và lành tính, được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Từ tàu hủ người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Về giá trị dinh dưỡng, tàu hủ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g tàu hủ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đang có những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu trong quá trình sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.


Thông thường, một miếng tàu hủ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại (Ảnh minh họa)
Nhiều người đã tìm đến siêu thị để chọn mua loại đậu có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng đảm bảo. Tại siêu thị thường bán nhiều loại loại tàu hủ chiên, thường và tàu hủ non. Tuy nhiên, nhiều người cũng không thật tin tưởng và làm thế nào để nhận biết tàu hủ có thạch cao hay không? Lời khuyên sau đây của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm.
Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải tàu hủ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như tàu hủ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
Thông thường, một miếng tàu hủ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn tàu hủ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều tàu hủ tươi bình thường.
 
Tuy là món ăn ngon, nhưng tàu hủ thường là món ăn khó để được lâu, dễ hỏng. Dưới đây là một số bí quyết để bảo quản tàu hủ được lâu:
- Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.
- Đối với những tàu hủ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua tàu hủ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.
- Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.

Lòng lợn thối làm lạp sườn, xúc xích

Hơn chục thùng chứa 900 kg lòng lợn bốc mùi thối nhập từ Trung Quốc sắp được tuồn vào Hà Nội để bán cho các cơ sở chế biến vỏ lạp sườn.

Chiều 23/10, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Hà Nội) cùng Đội Quản lý thị trường số 11 kiểm tra xe tải dừng trước ga Hà Nội. Bên trong 15 thùng nhựa, nhà chức trách phát hiện 900 kg lòng lợn đã qua sơ chế.
               
Số hàng bốc mùi khó chịu. Ảnh: Thái Thịnh.
Số lòng lợn bốc mùi khó chịu được chứa trong các túi nilon, ướp bằng bột màu trắng dạng như muối hạt. Lái xe Bùi Ngọc Dương (34 tuổi, ở huyện Gia Lâm) bị tạm giữ để điều tra.
Ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 11 cho biết, trước đó, tổ công tác đã theo dõi chiếc xe này vận chuyển hàng từ Lạng Sơn về Bắc Giang. Để tránh bị phát hiện, hàng được thay sang một ôtô khác.
"Số hàng trên được nhập từ Trung Quốc. Theo lời khai, sau khi đưa vào nội thành gần một tấn lòng lợn này sẽ bán cho các cơ sở chế biến lạp sườn, xúc xích", ông Hùng nói.
Một số thùng còn ghi cả tiếng Trung ở bên ngoài. Ảnh: Thái Thịnh.
Theo ông Đội trưởng, để có số hàng đã qua sơ chế, nguồn hàng thô ban đầu phải lên đến khoảng 20 tấn. Toàn bộ lòng lợn thối này sẽ bị tiêu hủy, còn lái xe bị xử phạt hành chính 1 - 2 triệu đồng.

Bò viên của madame Ngọc

Nguyên liệu chỉ là thịt bò vụn, mỡ heo và cả mỡ cá cộng hàng chục loại phụ gia, hóa chất độc hại.

Ở Sài-Gòn, các cơ sở chế biến bò viên chủ yếu ở các quận 8, Bình Tân và Gò Vấp. Từ đây, mỗi ngày, một lượng rất lớn bò viên được đưa đi tiêu thụ khắp các nơi. Có dịp thâm nhập trực tiếp vào những cơ sở chế biến này, chúng tôi tá hỏa vì món ăn khoái khẩu của nhiều người lâu nay lại được làm bằng đủ thứ nguyên liệu tạp nham rẻ tiền, chứ không phải chỉ từ thịt trâu, bò như nhiều người nghĩ.

Nguyên liệu thịt bò vụn. Ảnh: THANH NGỌC

Món hổ lốn
Vợ chồng chị Ngọc từ vùng quê xa xôi trôi dạt lên Sài-Gòn đã hơn chục năm nay làm công cho một cơ sở chế biến bò viên ở quận 6. Sau nhiều năm học hỏi, thấy công việc này đem lại lợi nhuận cao, 2 người đã quyết định “ra riêng” bằng cách thuê một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển, quận 8 để “sản xuất”. Do biết nhau từ trước nên chị Ngọc đã đồng ý cho tôi “tận mắt chứng kiến” các công đoạn sản xuất món bò viên mà theo chị, hầu như cơ sở nào cũng làm như vậy.
Một mẻ bò viên gồm 50 kg thịt bò nguyên liệu. Nói là thịt bò cho oai chứ thực chất chỉ là mớ thịt nát, gân, lòng và bạc nhạc có dính chút thịt. Nguyên liệu này được chồng chị Ngọc mua từ một mối ở huyện Củ Chi, sau khi chủ lò giết mổ đã lọc hết phần ngon bán cho bạn hàng. Nhìn kỹ trong rổ thịt, có cả những con giun sán màu trắng đục nằm dài theo thớ gân mà nếu chúng không ngóc đầu ngọ nguậy thì ai cũng tưởng là gân bò. Cùng với 50 kg “thịt bò” kể trên là 15 kg thịt heo vụn, 10 kg mỡ heo và 20 kg mỡ cá tạp sẽ được trộn lẫn làm nguyên liệu chính.


Bò viên được sản xuất từ thịt bò vụn, mỡ heo, mỡ cá (ảnh lớn).
Ảnh: THANH NGỌC
Đủ loại hóa chất, phụ gia
Bắt tay vào chế biến, thịt bò được ngâm trong thùng nước có pha sẵn hóa chất mà chị Ngọc gọi là bột săm pết. Chỉ ngâm khoảng 10 phút, số thịt bò bầy nhầy này đã trở nên hồng tươi và săn chắc. Thợ dùng tay trần bốc từng vốc thịt lớn bỏ vào máy cắt vụn. Chỉ một loáng, 50 kg thịt bò tạp nham đã được xay nát.
Nguồn thịt xay này được đưa vào máy nghiền xay nhuyễn cùng thịt heo, mỡ heo và cả mỡ cá. Giải thích câu hỏi vì sao trong bò viên lại có cả heo lẫn cá, chị Ngọc cười tươi: Thịt bò dù là tạp nham nhưng giá vẫn cao hơn thịt heo gần 2 lần, cao hơn cá đến 4 lần nên phải trộn thịt, mỡ heo, mỡ cá vào để hạ giá thành, bán mới có lời. Hơn nữa, có trộn như vậy, bò viên sẽ ngon hơn (thịt, mỡ heo và cá tạo độ béo, mềm cho viên bò).
Khi tất cả số nguyên liệu trên đã được xay nhuyễn, bàn tay phù phép của chị Ngọc bắt đầu lôi trong thùng ra đủ các loại bịch “phụ gia” lớn, nhỏ. Nào là bột tạo dẻo, bột tạo dính, bột tạo săn chắc làm cứng, bột độn, bột bảo quản, bột tạo trắng, hàn the, hương bò, hương nước mắm, hương tỏi, đường hóa học, muối đỏ, bột ngọt và màu thịt bò. Tất cả đều được trộn lẫn và đưa vào máy xay thêm một lần nữa cho đến khi khối nguyên liệu nhuyễn quện lại với nhau.
Xúc từng khay nguyên liệu (lúc này chị Ngọc gọi là mộc), chị cho vào máy tạo viên. Chỉ cần bật công tắc là chiếc máy hoạt động liên tục nhả ra những cục bò viên rơi thẳng vào nồi nước nóng chừng 60oC. Ngâm trong nước nóng 60 oC chừng 3 phút, số bò viên này lại tiếp tục được cho vào nồi nước sôi ngâm tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác...
Một vốn 4 lời
Tận mắt chứng kiến các công đoạn để ra bò viên như thế này, tôi rùng mình nghĩ đến đã từng nhiều lần cho gia đình mình ăn món bò viên này. Tôi thắc mắc tại sao không chế biến bò viên theo công thức gia truyền mà ông bà xưa vẫn làm, chị Ngọc hạ giọng: “Nếu làm như thế thì thịt bò phải ngon nhưng ăn lại không dai và giòn, ai mà mua. Hơn nữa, giá thành 1 kg bò viên thành phẩm chừng 40.000 đồng, sau khi bỏ cho thương lái khoảng 120.000 đồng, họ bán lẻ ra khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg. Trong khi giá thịt bò hiện lên tới 240.000 đồng/kg lại qua chừng ấy công đoạn thì ăn gì. Mặt khác, bò viên được các tiệm ăn mua nhiều nhất chủ yếu để nấu phở, hủ tiếu nên họ cũng không chấp nhận mua giá cao”.

Giảm 6kg nhờ giá đỗ

Thực đơn dưới đây sẽ giúp những chị em mập giảm được 6kg trong 2 tháng.


Bên cạnh việc tăng cường sinh lực cho đàn ông, giúp phụ nữ nồng nàn hơn trong chuyện chăn gối giá đỗ còn có tác dụng giảm cân bất ngờ. Đây là loại rau rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại ít nhiệt lượng. 100g giá đỗ chỉ chứa 8 calo nhiệt lượng. Nguồn chất xơ phong phú thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, giải độc và chống táo bón. Giá đỗ cũng chứa một lượng lớn vitamin C giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào, làm đẹp da và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế khi giảm cân bằng giá đỗ, bạn không phải lo lắng da sẽ nhăn nheo, thiếu nước hoặc tái sạm. Giá đỗ còn có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong thành mạch máu, rất tốt cho người bị tiểu đường và các bệnh tim mạch khác.

Vóc dáng thon gọn nhờ giảm cân bằng giá đỗ (Ảnh minh họa).
Dưới đây là thực đơn giảm 6kg trong 2 tháng nhờ vào việc sử dụng giá đỗ thường xuyên trong khẩu phần ăn. Bên cạnh việc áp dụng thực đơn này, bạn nên kết hợp uống nhiều nước, tập thể dục 30 phút mỗi ngày (chạy bộ, lắc vòng, tập các động tác tại chỗ hoặc những bài thể dục thẩm mỹ...).

Nguyên tắc của thực đơn giảm cân này là cung cấp năng lượng đủ cho cơ thể hoạt động cả ngày vào bữa sáng và bữa trưa, không gây mất nước, đủ lượng vitamin và khoáng chất, protein cần thiết cho tế bào. Bữa tối hỗ trợ thêm lượng chất xơ làm tiêu hao năng lượng và vitamin làm đẹp da, hạn chế tối đa nhiệt lượng để tránh tình trạng tích mỡ thừa vùng bụng.

Bữa sáng:

1 quả trứng gà (bạn có thể thay đổi bằng 1 ổ bánh mì không quá 100g)
1 ly nước ép giá đỗ (hoặc 1 ly sữa dành cho người ăn kiêng)


Giá đỗ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho phụ nữ.
Trứng rất giàu dưỡng chất nên ăn vào buổi sáng sẽ cung cấp đủ năng lượng làm việc mà không lo tích tụ mỡ. Nước ép giá đỗ thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng, phân giải chất béo.

Bữa trưa:

1 bát cơm
1 đĩa nộm giá đỗ
100g thịt bò


Nộm giá đỗ là món ăn ngon miệng nhưng ít nhiệt lượng.
Ăn cơm duy nhất vào bữa trưa để đảm bảo lượng tinh bột tối thiểu cho cơ thể. Thịt bò bạn có thể chế biến tùy khẩu vị ăn kèm nộm giá đỗ hoặc salad giá đỗ, thịt bò cung cấp lượng protein cần thiết cho 1 ngày, ngoài ra bạn không được ăn thêm các loại thịt giàu năng lượng khác. 1 đĩa nộm giá cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin C dồi dào chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên.
Bữa tối:

1 đĩa rau luộc (hoặc các loại rau ít năng lượng khác như: bí đao, bắp cải...)
1 cốc sinh tố dứa, dưa chuột.

Bữa tối bạn không nên ăn cơm hoặc các loại tinh bột khác. Bên cạnh chất béo, tinh bột cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tích mỡ thừa. Bạn có thể ăn thật nhiều rau để giảm cảm giác thèm ăn, dần dần cơ thể sẽ thích nghi được. Thực đơn này là chế độ ăn kiêng khoa học, không làm mất nước trong cơ thể mà chỉ kích thích phân giải chất béo. Chỉ khi bạn quyết tâm thực hiện thì mới có hiệu quả.
Cách làm sinh tố dứa, dưa chuột:

Chuẩn bị:


Dưa chuột: 2 quả
Dứa: 1/2 quả
Chanh: 1/2 quả


Ngoài nước ép giá đỗ, bạn có thể thay thế bằng sinh tố dứa, dưa chuột hoặc nước ép cà chua... đều có tác dụng tiêu hao mỡ thừa.
Cách làm: Dứa gọt vỏ, bỏ lõi, dưa chuột rửa sạch, để cả vỏ, xắt miếng nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc máy ép hoa quả, ép lấy nước.

Dưa chuột có tác dụng lợi tiểu, hạn chế tình trạng tích nước trong cơ thể, giảm phù thũng. Trong dứa chứa nhiều men phân giải protein giúp phân giải các chất hữu cơ, ngăn ngừa protien và lipit tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Chanh giúp giải độc, phòng chống béo phì.

Ngoài việc áp dụng thực đơn trên, bạn phải kiêng hoàn toàn chất ngọt, chất béo, không ăn bổ sung thêm bánh ngọt, đồ uống nhiều năng lượng hay các món chiên, xào khác. Uống nhiều nước hoắc tăng cường thêm sinh tố trái cây nếu cảm thấy đói.

Rau Mồng Tơi


Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết.

Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thầy trong các mâm cơm mùa hè. Rau mồng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.
Không chỉ là thực phẩm lý tưởng bữa ăn, rau mồng tơi còn giúp cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...
Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Ðông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:
-Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
-Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
-Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
-Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
-Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
-Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả.
-Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng. Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Ðể bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

Nguy cơ nhiễm độc ngay trong nhà bạn

Ăn phải thực phẩm nhiễm độc, uống nhầm thuốc, nuốt phải chất giặt tẩy là nhiều nguy cơ bạn và người thân có thể gặp phải do các loại hóa chất gần gũi quanh nhà trong cuộc sống hàng ngày.

Ăn phải hoặc tiếp xúc nhiều với các hóa chất gia dụng này có thể gây ra nhiều chứng bệnh. Nếu bạn hay người thân không may hít phải hoặc nhiễm độc, hãy bình tĩnh, và gọi ngay cấp cứu nếu người bị nạn có biểu hiện co giật, bất tỉnh hoặc ngừng thở.

Hãy lưu ý một số đồ gia dụng, sản phẩm sau đây. Chúng có thể là nguồn độc tố nguy hiểm.

Thuốc


Gia đình nào cũng có một tủ thuốc nhỏ, để các loại thuốc chữa bệnh đơn giản. Nhưng thuốc cũng dễ dàng trở thành chất độc nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng. Nếu nghi ngờ hoặc không rõ ràng tính chất thuốc, bạn cần hỏi bác sĩ, dùng thuốc theo toa chứ không nên tự tiện sử dụng.

Hóa chất gia dụng




Một số loại hóa chất gia dụng rất phổ biến cũng có thể khiến bạn bị nhiễm độc. Chất tẩy rửa, xà bông, dầu tắm, nước hoa... có dạng lỏng, dạng bột, hạt nhỏ, hơi xịt đều dễ dàng có thể thâm nhập qua miệng, mắt, mũi và da. Trẻ nhỏ thường thích thú các chất nhiều màu sắc, bao bì lạ và có mùi thơm. Khi đó, các em hay bỏ vào miệng hoặc uống ngay. Bì thuốc tẩy nhiều màu sắc có thể bị nhầm là nước trái cây. Viên long não có thể bị trẻ cho vào miệng như kẹo. Nhiều trường hợp kết thúc đau lòng khi đứa trẻ có thể bị tử vong vì nuốt nhầm loại chất quá độc.

Thuốc xịt muỗi, giết côn trùng



Thường các loại thuốc này không quá độc, vì kích cỡ các loại muỗi, gián khá nhỏ. Tuy nhiên, một lượng lớn thuốc xịt côn trùng cũng có thể gây nhiễm độc cho con người và dẫn tới nhiều hậu quả thương tâm. Thậm chí, người bị nhiễm độc có thể bị tử vong.

Thức ăn




Thức ăn hư cũ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh đều có thể trở thành nguồn gây ngộ độc cho gia đình bạn.
Một lượng nhỏ thức ăn nhiễm khuẩn là đủ để gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, thương hàn, tả, viêm gan A và tiêu chảy. Hầu hết những trường hợp ngộ độc thực phẩm phát sinh từ việc nấu nướng hoặc trữ thức ăn không đúng cách, hoặc do vệ sinh thực phẩm kém (không rửa tay trước khi chế biến thức ăn).

Thức ăn nấu chín sau hơn 2 giờ cũng là nguồn gây ngộ độc. Một số loại thức ăn vẫn còn lưu lại độc chất nếu không được chế biến đúng cách. Thịt có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình giết mổ, ví dụ như việc phân bò vẫn còn dính trên miếng thịt bò. Nếu bạn không chắc về sự an toàn của thức ăn mình sắp sử dụng, hãy bỏ nó đi.



Bơi lội hoặc uống nước bị nhiểm khuẩn cũng là nguồn gây ngộ độc. Khoảng 20 loại vi sinh vật có thể gây ngộ độc thức ăn. Chúng gồm có vi khuẩn và virus. Ăn thức ăn nhiễm những sinh thể này có thể dẫn tới nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Nôn ói và tiêu chảy là cách cơ thể chúng ta đào thải độc chất. Triệu chứng ngộ độc có thể bộc phát từ sau vài giờ đến vài ngày sau khi cơ thể tiếp thu thực phẩm nhiểm khuẩn.

Thịt heo tiêm thuốc an thần

Theo tìm hiểu của PV, nhiều cơ sở giết mổ heo tự phát tại TP.HCM thường xuyên tiêm thuốc an thần cho heo để trục lợi. Hiện nhiều người dân hết sức hoang mang và đang tẩy chay loại thực phẩm thông dụng này.

Người dân hoang mang

Thực tế của PV cho thấy, thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil sẽ giúp thịt heo "thối" tươi và ngon hơn. Chị Nguyễn Thị Sen (32 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cho biết: "Trước đây, ra chợ mua thịt heo cứ loại nào tươi, ngửi không có mùi hôi thì tôi mua.

Tuy nhiên, khi mang về nhà chế biến xong thấy miếng thịt heo có dấu hiệu rỗ hoa trên bề mặt, bạc trắng nhìn không thấy ngon nữa, nhất là món luộc. Thành thử, từ lâu nay nhà tôi toàn ăn thủy sản".

Hiện nhiều người dân tỏ vẻ sợ sệt không dám dùng thịt heo trong bữa ăn hàng ngày vì sợ nhiễm bệnh. Chị Trần Thị Dung (43 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) hoang mang cho hay: "Nhà tôi ăn sáng là bữa chính, cứ sáng sớm là đi chợ mua thịt heo về nấu ăn. Gần đây có thông tin cơ sở giết mổ tiêm thuốc an thần cho heo, tôi tiệt hẳn món này. Ngộ nhỡ ăn phải thịt heo có chứa thuốc an thần, chạy xe buồn ngủ gây tai nạn hay mắc bệnh gì về thần kinh thì nguy hiểm lắm. Hiện chúng tôi mua các loại thủy sản, đồ ăn hộp để chế biến món ăn hàng ngày.

Theo tìm hiểu của nhóm PV, nhiều cửa hàng bán thịt heo đã bớt đi lượng khách hàng đáng kể. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng thịt ở các chợ tại TP.HCM, những ngày gần đây các cửa hàng này tỏ ra ế ẩm, còn các loại thủy sản, rau củ quả thì bán chạy, tăng giá liên tục.
 
Nhiều lò mổ lớn có thể bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của thịt heo tiêm thuốc an thần

Chị Nguyễn Thị Mùi, chủ một cửa hàng bán thịt heo ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Thời gian gần đây, khách hàng đến mua thịt heo ít hẳn. Tôi không dám lấy nhiều về sợ tiêu thụ không hết lại lỗ. Tình hình này chắc chỉ có nước đổi mặt hàng kinh doanh".

Vừa qua, tổ kiểm tra liên ngành VSATTP huyện Bình Chánh (TP.HCM) phát hiện ra một vụ việc gây chấn động người dân khi ập vào một điểm giết mổ heo lậu trên địa bàn huyện. Theo Tổ kiểm tra này cho biết, gần cuối tháng 8/2012, đơn vị này tổ chức kiểm tra đột xuất địa chỉ C5A/30U tổ 5, ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh thì bắt quả tang Bùi Anh Hiền (31 tuổi, ngụ Bình Phước) đang tổ chức giết mổ heo lậu.

Đồng thời, đơn vị này phát hiện có 19 lọ thuôc rozil 20 ml (có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật) được Bùi Anh Hiên dùng để tiêm cho heo trước khi đưa heo đi giết mổ, trong đó có 16 lọ đã được Hiền sử dụng tiêm vào heo.



Mẫu thịt heo bị tiêm Prozil

Trăm phương ngàn kế trục lợi nhờ thuốc an thần

Nhiều người dân bức cho biết, những người chăn nuôi lẫn chủ lò mổ đã bỏ mặc những nguy hiểm với người dân sang một bên vì chạy theo lợi nhuận. Họ dùng tất cả các thủ đoạn, mánh khóe để che mắt chính quyền rồi tận dụng tất cả các loại thuốc trôi nổi trên thị trường để chế biến, làm đẹp cho các mặt hàng thịt thành phẩm của mình. Chính họ là những kẻ rắp tâm gieo rắc bệnh tật, mầm họa cho người dân một cách vô tội vạ.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, các chủ trang trại, chủ lò mổ có đủ hàng trăm chiêu thức với hàng trăm loại thuốc khác nhau để tiêm vào thịt heo. Với người nuôi heo, ngoài việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng ra họ thường bơm nước hoặc tiêm các loại thuốc tích nước có gốc corticoid, dexamethason nhằm làm căng da và giúp heo nặng kí hơn. Bình quân cứ mỗi lít nước bơm vào heo, các chủ trại sẽ đút túi thêm từ 40-50 ngàn đồng.

Anh Nguyễn Duy P., một chủ trang trại heo tại TP.HCM tiết lộ: "Giá cả các loại bột, heo giống lên cao nên chúng tôi phải tìm cách để kiếm tiền thôi, thời đại bây giờ, chăn nuôi mà không có chiêu thì không bao giờ có lời.

Bên cạnh đó, PV ghi nhận thấy không chỉ tồn tại nhiều cơ sở giết mổ trái phép mà ở những cơ sở ấy, quá trình giết thịt cũng không đảm bảo vệ sinh, rất dơ bẩn, dễ nhiễm kí sinh trùng và dịch bệnh.Những chủ lò mổ luôn tìm cách tiêm vào heo những loại thuốc độc hại với con người để làm cho thịt được tươi, dẻo, đỏ tự nhiên.

Điều đáng nói hơn nữa là khi thuốc chưa được heo hấp thụ, phân giải hết họ đã đem ra giết thịt. Những lượng thuốc còn tồn đọng trong thịt heo dễ gây ra hiểm họa khôn lường cho người tiêu dùng.

Chị Trần Phương T., một chủ quầy thịt heo tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Người dân thích mua thịt heo với màu sắc tươi, đỏ nếu không tìm cách giữ cho màu sắc thịt luôn đẹp mắt thì sao chúng tôi bán hàng được.

 
Nhiều người lưỡng lự khi mua thịt heo chợ Phạm Văn Hai

Theo tìm hiểu của PV  thì mỗi lọ thuốc an thần Prozil được bán với giá 15 ngàn đồng/lọ 20ml, các chủ lò mổ thường tiêm khoảng 2ml thuốc cho một con heo trước ngày giết thịt. Nhẩm tính sơ sơ, chỉ cần tốn 15 ngàn đồng người ta đã có thể đảm bảo cho một khối lượng thịt luôn tươi, dẻo, đỏ và bán chạy tuyệt đối.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Bệnh viện Thủ Đức (TP.HCM), cho biết nếu ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt Hơn nữa, khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ.

Hiện nay, theo ghi nhận của PV mặc dù chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan đã nhiều lầ tổ chức kiểm tra, tiêu hủy nhiều cơ sở, nhiều xe chở thịt heo ô nhiễm, quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều kẽ hở trong công tác kiểm tra, kiểm định để những kẻ vô lương tâm, hám lợi có cơ hội gieo rắc tai họa lên người dân.

Thiết nghĩ, cần phải tăng thêm mức phạt với những kẻ cố tình vi phạm pháp luật, bên cạnh đó phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, cấp giấy phép kiểm định cho các gian hàng bán thịt thì may ra người dân mới bớt được phần nào những mầm họa từ thịt heo.

Cần siết chặt quản lý, kiểm tra

Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết: Đối với thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, con người chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ , không được tùy tiện sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Để kiểm tra thịt heo có chứa Prozil hay không cần có các xét nghiệm mới biết được. Trả lời về vấn đề quản lý ông Nguyên bày tỏ lo ngại: "Về việc này, có thể kiểm soát bằng cách tăng cường kiểm tra các lò giết mổ chính quy nhưng đối với các lò giết mổ lậu thì chúng tôi chịu thua".
(THEO NGƯỜI ĐƯA TIN)

7 thực phẩm giúp giảm khó chịu ở dạ dày

Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn.

Những rối loạn ở dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.
Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Chuối
Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.
Đu đủ
Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.
Cơm trắng
Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Gừng
Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng bốn gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.
Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể.
Soup hoặc hỗn hợp táo
Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.
Trà thảo mộc
Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.

Sữa chua
Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Mời coi thêm