Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Clenbuterol: thịt heo siêu nạc


Thương buôn Trung Quốc tận mua thịt heo tại VN đem về TQ và đồng thời hàng trăm tấn heo nhập lậu vào VN từ biên giới với TQ. Có phải là ngịch lý ???

Ngày 25-7, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Tiêu Tác và Tòa án trung cấp Tấm Dương (tỉnh Hà Nam) đưa ra xét xử 8 bị cáo liên quan đến vụ bế bối thịt heo bẩn có chứa chất độc clenbuterol.


Lưu Tương và các bị cáo khác được dẫn vào tòa án Tiêu Tác sáng 25-7 - Ảnh: Xinhua


Tòa án Tiêu Tác đã tuyên án tử hình hoãn thi hành án hai năm đối với Lưu Tương với cáo buộc là kẻ chủ mưu sản xuất, tiêu thụ chất clenbuterol dùng cho heo ăn để sản xuất thịt siêu nạc từ đầu năm 2007.

Bị cáo Hề Trung Kiệt chịu mức án chung thân với tội danh đồng lõa cùng Lưu Tương. Các bị cáo còn lại bị phạt tù từ 9-15 năm tù giam do làm chân rết hỗ trợ phân phối chất độc hại trên cho các nhà chăn nuôi gia súc trên toàn quốc.

Tính đến tháng 3-2011, Lưu Tương và Hề Trung Kiệt đã cấu kết sản xuất 2,7 tấn clenbuterol bán ra thị trường để kiếm lời.

Clenbuterol được dùng trong thực phẩm cho heo ăn để tạo thịt siêu nạc và bán giá cao trên khắp Trung Quốc. Vụ việc được phanh phui khi sản phẩm của Công ty phát triển và đầu tư Song Hội, một nhà chế biến thịt gia súc tươi hàng đầu Trung Quốc, bị phát hiện nhiễm clenbuterol nặng hồi tháng 1-2011.

MỸ LOAN


__________________________________




Lẩu: Kinh hoàng thực phẩm "bẩn"

Ít ai biết những nồi lẩu nóng hổi trông ngon lành mang ra bàn cho thượng khách được chế biến như thế nào.

Trước hết đập vào mắt phóng viên là những thùng sắt lớn đựng nước lẩu nổi bọt và váng trắng đầy các loại cặn như thịt, cá, xương được thu nhặt từ những nồi lẩu thừa hôm trước, bên cạnh đó là những dụng cụ chế biến dính mỡ và thức ăn vàng khè.

Rau dùng cho khách ăn lẩu được rửa qua loa không hợp vệ sinh, 50% các loại rau này đều là rau cũ, nát được mua với giá rẻ ngoài ra đuợc chủ hàng ướp hóa chất cho rau luôn xanh và tươi.

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong
Nồi nước lẩu nổi bọt trắng chứa đầy cặn thức ăn thừa.

Ở góc của khu chế biến còn có các thùng nhựa màu xanh được tận dụng từ các thùng đựng dầu Diezen dùng để đựng nước lẩu thừa, sau đó nó được nhân viên nhà hàng vớt cái riêng lên một rổ nhựa, còn nước sẽ dùng để tận dụng làm nước lẩu. Sau khi vớt riêng 2 thành phần này ra, nếu cái gì còn dùng được sẽ được cho vào trộn với nước lẩu còn thừa tiếp tục đun lên làm nước dùng chế cho các nồi lẩu khác.

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong
50% là rau cũ nát được mua với giá rẻ.

Bên cạnh bếp còn có một thùng Inox lớn đựng dầu ăn thừa nổi váng đặc quánh dùng để chiên thức ăn, nó sẽ được tận dụng tối đa cho đến khi khô kiệt không chiên đuợc nữa thì thôi. Theo quan sát của phóng viên loại dầu ăn trong này ít nhất được chiên đi chiên lại thức ăn không dưới 20 lần.

Không chỉ bị mất vệ sinh bởi các loại thức ăn thừa có hại, các loại dầu dùng để chiên thức ăn được dùng đi dùng lại nhiều lần mà nhà hàng này còn bị nghi ngờ là dùng các loại hóa chất độc hại có thể gây ung thư cho vào lẩu.

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong
Những rổ nhựa đựng thức ăn thừa chờ tái chế.

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong
Nồi nấu lẩu

Rợn người vì lẩu Trung Quốc tái chế, Giá cả thị trường, Lau Trung Quoc, lau, che bien lau, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca thi truong
Thùng đựng thức ăn thừa

Trước đây dư luận Trung Quốc đã lên án và cảnh báo người dân không nên ăn lẩu Tứ Xuyên sau khi món lẩu này bị điều tra liên quan đến việc trộn một số chất hóa học gây ung thư. “Có khoảng 80% món lẩu phục vụ tại các nhà hàng có chứa chất phụ gia hóa học gây ung thư này”, một đầu bếp nói trên tờ Nhật báo tỉnh An Huy. Ngoài ra việc đun sôi nhiều giờ của các nồi lẩu sẽ làm cho chất này phát tác mạnh hơn.

Đó là một phụ gia hóa chất bí mật được cho vào món lẩu. Thanh tra khi đến các nhà hàng thì chỉ được giới hạn kiểm tra về điều kiện vệ sinh của nhà bếp, nhà ăn hoặc dụng cụ nấu nướng. Không có quy định phải kiểm tra về chất lượng nguyên liệu, thành phẩm”, theo một luật sư về an toàn thực phẩm cho biết. Đây thật sự là một điều đáng lo ngại cho khách hàng tới đây dùng bữa.

(Theo phunutoday)


______________________________





Chất E102 trong mỳ ăn liền


Tiếp tục tranh cãi tác hại chất E102 trong mỳ ăn liền

Thứ bảy, 16 Tháng 7 2011 07:41

Tại cuộc họp sáng 15/7 của nhóm chuyên gia quan chức các tổ chức, cơ quan liên quan an toàn thực phẩm, các quy định hiện hành của Bộ Y tế về phẩm màu vàng tổng hợp E102 được cho là không sai 10 năm qua. Song cũng có khuyến nghị kiểm tra thực trạng dùng E102 trong mỳ tôm ở Việt Nam.

>> Phẩm màu E102 có trong mì ăn liền: Nguy hiểm chết người hay vô hại?

>> Quảng cáo mì Tiến Vua ‘tố cáo’ mì Omachi chứa phẩm màu độc hại


Bộ Y tế không sai (?)

Cuộc họp diễn ra ở Hà Nội dưới sự chủ trì của GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm. Đây là cuộc họp lần đầu tiên ở Việt Nam chỉ bàn về E102 (tên khoa học là Tartrazine), chất tạo màu tổng hợp gây nhiều tranh cãi và được báo chí liên tiếp phản ánh gần nửa tháng qua.

Tham dự, phía Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) có bà Nguyễn Thị Khánh Trâm (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, ông Nguyễn Thanh Phong (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP) và trưởng các phòng ban của Cục. Cuộc họp còn có sự hiện diện của các thành viên Tiểu ban Kỹ thuật Codex Việt Nam đến từ Bộ Công Thương, Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT.

Trước khi nghĩ đến chuyện cấm E102, Bộ Y tế không thể chối bỏ
trách nhiệm kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm,
nhất là mỳ ăn liền, ở Việt Nam.

Tại cuộc họp, hầu hết ý kiến đều cho rằng, không có lý do gì để cấm dùng E102 trong thực phẩm nói chung và mỳ tôm nói riêng. Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Quốc tế (CODEX) không cấm nên Việt Nam không có lý do gì để cấm.

Dù danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm Quyết định 3742 của Bộ Y tế ngày 31/8/2001 không nêu đích danh mỳ tôm trong danh sách 26 loại thực phẩm được phép dùng E102, việc cho E102 vào mỳ tôm cũng không có vấn đề gì, không trái với quy định và cảnh báo của quốc tế.

E102 thậm chí có thể dùng trong các loại thực phẩm khác không cần có trong danh mục của Bộ Y tế với điều kiện không vượt giới hạn lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) mà Codex ban hành, từ 0-7,5 mg/kg thể trọng/ngày.

Cấm E102, cái sảy nảy cái ung (?)


Tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng tất cả nghiên cứu về mặt hại của E102 ở một số nước đều thiếu thuyết phục, không được nhiều nước khác thừa nhận. Các cảnh báo nguy cơ mắc chứng suy giảm tình dục, dị ứng hay tăng động thái quá ở trẻ em là mơ hồ, khó có thể xác định được đấy có phải do E102 hay không.

Việc một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Úc cấm E102 trong một số thực phẩm hay mỳ tôm, chuyên gia Codex cũng không rõ vì nguyên nhân gì. Có ý kiến cho rằng, một số nước tiên tiến, có điều kiện kiểm nghiệm với thiết bị hiện đại, thường lấy việc cấm hoạt chất nọ, hoạt chất kia như một công cụ để lập hàng rào kỹ thuật ngăn cản nhập khẩu sản phẩm nào đó.

Ý kiến khác cho rằng, cũng có thể mấy nước kia loại E102 khỏi mỳ tôm là để góp phần loại trừ một yếu tố nguy cơ trong số rất nhiều yếu tố gây dị ứng trong cộng đồng dân cư ở nước họ.

Cũng có thể do dân Hàn Quốc và Nhật Bản có thói quen ăn mỳ tôm nhiều hơn người các nước khác, có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy E102 trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chứ chắc chắn việc loại E102 không phải để loại các chứng suy giảm tình dục, dị ứng, hay tăng động ở trẻ em vì các chứng này chịu tác động của rất nhiều yếu tố; vai trò của E102 rất mờ nhạt nếu không muốn nói hầu như không có cơ sở.

Đại diện của các bộ ngành tại cuộc họp nói, nếu Bộ Y tế ra quyết định cấm dùng, sẽ xuất hiện nhiều bất lợi hơn là thuận lợi cho cơ quan quản lý và nhà sản xuất. Cấm phẩm màu vàng E102, nhà sản xuất buộc phải tìm phẩm màu vàng khác để thay thế. Khi đó làm sao có thể kiểm soát được nhà sản xuất dùng phẩm màu gì, có độc hại cho sức khỏe người dùng hay không.

Phẩm màu tự nhiên thường đắt hơn và khó sử dụng hơn E102. Chẳng hạn, phẩm vàng từ hạt dành dành được cho là không ổn định về màu, không ưu việt và, nhất là, không rẻ hơn E102.

Nhưng vẫn phải hạn chế dùng


Dù đồng thanh tương ứng khẳng định Bộ Y tế không sai, khẳng định không thay đổi quan điểm trong việc dùng E102, một số ý kiến tại cuộc họp vẫn phải thừa nhận, không kiểm soát được nguy cơ E102 có thể gây hại một khi kết hợp với phẩm hoặc phụ gia nào đó trong thực phẩm. Không chỉ với phẩm màu vàng tổng hợp E102, tất cả phẩm màu tổng hợp đều nên hạn chế dùng trong thực phẩm, nhất là thực phẩm cho trẻ em.

Tốt nhất, không nên dùng thực phẩm có màu lòe loẹt kiểu như Rhodamine B - một chất nhuộm công nghiệp màu đỏ cực độc - tìm thấy trong hạt dưa cách đây hai năm ở Việt Nam. Thực phẩm có màu lòe loẹt thường do dùng phẩm màu quá liều cho phép.

Đặc biệt, một mặt bác bỏ ý kiến cho rằng không có chuyện 10 năm qua Bộ Y tế không cập nhật thông tin, mặt khác, người chủ trì cuộc họp không mời báo chí vẫn đề nghị tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm ở Việt Nam, cụ thể là trong mỳ tôm.

Bà Phan Thị Kim cho biết sẽ kiến nghị lãnh đạo Cục ATVSTP sớm phối hợp với các ban ngành tổ chức việc kiểm tra này, nhằm xem nhà sản xuất có dùng E102 quá liều cho phép hay không. Nếu quá liều, đương nhiên nhà sản xuất sẽ bị phạt theo quy định. Ngược lại, hàm lượng E102 vẫn nằm trong giới hạn cho phép, không có lý do gì cấm doanh nghiệp sử dụng.

Tham khảo Codex chưa đủ

Một cựu chuyên viên cao cấp của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) nói: “Codex là tổ chức do Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập. Các nghiên cứu của tổ chức này đều dựa vào nguồn kinh phí của FAO và WHO. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của họ nhìn chung hạn hẹp và kết quả cũng nông.

Nói cách khác, các kết quả nghiên cứu của Codex không được cập nhật như các nghiên cứu khoa học của những nước tiên tiến trên thế giới. Các chỉ số lượng tối đa ăn vào hằng ngày (ADI) và giới hạn tối đa trong thực phẩm (ML) của Codex được tính trên trung bình năm vùng của thế giới, dựa theo đề xuất của các quốc gia. Bởi vậy, độ chuẩn không cao.

Trong khi đó, các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối Liên minh châu Âu (EU)… có điều kiện nghiên cứu hơn và tiêu chuẩn cho phụ gia thực phẩm của họ cũng khắt khe hơn. Do đó, nếu vì sức khỏe người tiêu dùng, nên cập nhật các tiêu chuẩn của những nước tiên tiến, thay vì Codex”.


Theo
Tiền Phong



_______________________________________




O...Ô...i...machi quảng cáo


Cùng là khoai tây, nhưng mì Omachi quảng cáo là "làm từ khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng", còn trà thảo mộc Dr Thanh thì "ăn snack, khoai tây chiên, nóng trong người...".

Bé Kiên Cường, con trai chị Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) thường xuyên bị táo bón. Thấy mì Omachi quảng cáo là "làm từ khoai tây, không sợ nóng", chị liền mua cho bé ăn. Thế nhưng, khi cậu bé hát líu lo một đoạn quảng cáo trà Dr Thanh, "ăn bánh snack, khoai tây chiên, nóng trong người...", chị Huyền lại giật mình về loại "mì khoai tây" mà mình cho con ăn

.http://www.vatgia.com/ir/pictures_fullsize/2/Ym52MTMwMjQwNjM2OS5qcGc-/mi-omachi-xot-spaghetti.jpg

Sau một hồi tìm hiểu chị được biết, đồ ăn chiên với dầu mỡ thì không thể không nóng và mì thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu. Cũng vì thế, chị Huyền cũng nghi ngờ thêm về yếu tố khoai tây trong loại mì "không sợ nóng". Đọc trên bao bì, chị mới té ngửa, khoai tây chỉ chiếm chưa đến 1% trong thành phần mì Omachi.

"Ngay cả trong trường hợp khoai tây chiên ăn vào không nóng, thì tỷ lệ 1% không thể giúp loại mì này trở nên không nóng", chị Huyền thầm nghĩ.

Theo bác sĩ Lê Quảng Hào, Viện Dinh Dưỡng, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày hè. Thêm vào đó, thành phần chỉ có 1% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mì khoai tây thì không chính xác.

Phát hiện trên của chị Huyền cũng là điều mà nhiều bà nội trợ nhận thấy thời gian gần đây khi các mẫu quảng cáo mì gói được phát san sát vào giờ vàng. Một điều tình cờ là có lần quảng cáo của trà Dr Thanh lại gần với mì Omachi khiến cho người xem phân vân.

Tiến sĩ Phạm Thị Liên, Chủ nhiệm bộ môn Marketing một trường đại học ở Hà Nội nhận xét: "Hai quảng cáo cùng được đăng tải như vậy sẽ khiến cho người xem bối rối và họ không biết nên tin vào quảng cáo nào".

Còn ông Lê Quốc Vinh, Giám đốc Công ty truyền thông Le Bros cho rằng, nếu như hàm lượng khoai tây quá ít thì không được lấy nó làm trung tâm để nhấn mạnh quảng cáo. Việc nhấn mạnh chỉ nên thực hiện nếu đó là một hàm lượng tương đối đáng kể.

Trong khi đó, đại diện truyền thông của Masan (công ty sở hữu thương hiệu mì Omachi) không bình luận gì về việc quảng cáo trà Dr Thanh có nội dung "tố" mì Omachi. Đại diện này cho biết, tất cả các câu trả lời chính thức về các vấn đề liên quan đến quảng cáo của đơn vị này cần được nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra truyền thông đại chúng.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Trần Uyên Phương - Giám đốc truyền thông Công ty Tân Hiệp Phát (chủ sở hữu thương hiệu Dr Thanh) cho biết, thông điệp truyền thông có liên quan đến khoai tây chiên xuất hiện ở 2 quảng cáo của Dr Thanh và Omachi là một sự tình cờ.

"Thông điệp không lo bị nóng của Dr Thanh bắt nguồn từ một thực tế là người tiêu dùng những năm gần đây sử dụng thức ăn nhanh như snack, khoai tây chiên... ngày càng nhiều hơn. Sau khi ăn thì cảm giác nóng xuất hiện. Tuy nhiên, quảng cáo của chúng tôi hoàn toàn độc lập và không liên quan đến thông điệp của các sản phẩm khác", bà Phương khẳng định.

Bên cạnh việc quảng cáo Dr Thanh "tố cáo" Omachi, loại mì này còn bị một "người anh em" có tên Tiến Vua (cùng do Công ty Masan sở hữu) "choảng" một cú nặng. Clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua (loại bình dân) đem thông điệp về phẩm màu E102 là chất độc hại có trong mì ăn liền. Đại diện của Masan còn thông tin tới nhiều cơ quan truyền thông về sự độc hại của chất này. Thế nhưng trên chính bao bì của mì Omachi đang lưu hành trên thị trường lại ghi rất rõ về chất E102 có trong thành phần.

Trong khi đó, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức có thông báo khẳng định, chất E102 được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Việt Nam và dùng trong định mức thì vẫn an toàn cho sức khỏe. Sau khi Bộ Y tế đưa ra thông điệp này, phía Masan không có phản ứng gì thêm.

Thanh Hoa - Hoàng Ly



______________________




Chống Alzheimer từ bông cải xanh



Mời coi thêm