Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Thả rau trên dòng sông chết


Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết
(Tin tuc) - Dòng sông chết nước đen kịt, sủi bọt, bốc mùi khó chịu, rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi dọc theo hai bên bờ sông...Thế nhưng đó lại là nguồn nước dùng để canh tác rau muống nước.
Những bè rau muống được thả, nuôi trồng trực tiếp trên dòng sông chết, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết, Tin tức trong ngày, rau ban, rau muong ban, nuoc o nhiem, song Nhue, song o nhiem, song chet
Rau muống được kết thành từng mảng thả trực tiếp trên sông.

Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết, Tin tức trong ngày, rau ban, rau muong ban, nuoc o nhiem, song Nhue, song o nhiem, song chet

Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết, Tin tức trong ngày, rau ban, rau muong ban, nuoc o nhiem, song Nhue, song o nhiem, song chet
Hàng ngày những người trồng rau dậy từ sáng sớm thu hoạch rau mang ra chợ bán.

Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết, Tin tức trong ngày, rau ban, rau muong ban, nuoc o nhiem, song Nhue, song o nhiem, song chet

Kinh hoàng thả rau trên dòng sông chết, Tin tức trong ngày, rau ban, rau muong ban, nuoc o nhiem, song Nhue, song o nhiem, song chet
Rau sau khi thu hoạch sẽ được chở bằng xe máy tới nơi tiêu thụ.



_________________________________





Khủng khiếp công thức pha chế đồ uống



Khủng khiếp công thức pha chế đồ uống

Nhìn những cốc cà phê thơm ngon như thế này, ít ai ngờ chúng được pha chế từ công thức ghê người (Hình minh họa)

Khủng khiếp công thức pha chế đồ uống

(Tin tuc) - Bỏ ra hàng chục nghìn đồng cho một ly đồ uống, ai cũng nghĩ vào quán "xịn" sẽ được thưởng thức đồ ngon, vị lạ. Nhưng thực tế đồ uống ở đây được pha chế không khác gì các quán bình dân…
Giật mình công thức cà phê!

Quán cà phê không chỉ đơn thuần là nơi thưởng thức một tách cà phê thơm ngon, giúp tinh thần tỉnh táo, phấn chấn hay là “tụ điểm” để buôn chuyện sau những giờ làm việc căng thẳng. Giờ đây, quán cà phê còn là nơi để bàn bạc, thương thuyết các công việc làm ăn, thậm chí là địa điểm lý tưởng cho những buổi họp hành với những công việc quan trọng.

Vì vậy, những quán cà phê sang trọng ngày càng mọc lên như nấm ở khắp các con phố Hà Nội. Nếu những quán cà phê bình dân trên hè phố với dăm ba chiếc ghế nhựa, mỗi tách cà phê có giá chỉ 10.000 – 15.000 đồng, thì tại những quán “sang”, giá cà phê thường đắt gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 5 lần so với cà phê vỉa hè.

Khủng khiếp công thức pha chế đồ uống, Tin tức trong ngày, do uong, cafe, ca phe, sinh to, nuoc hoa qua

Cà phê được rót ra từ chiếc bình nhựa này được nhập ở các đại lý về

Nhưng theo nhận xét của nhiều dân nghiền cà phê thì tại nhiều quán cà phê sang thì “đồ uống cũng bình thường thôi”, thậm chí có nhiều quán còn tệ hơn cả loại cà phê “bụi”, cà phê vỉa hè.

Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ pha chế đồ uống tại các quán cà phê này, PV đã xin được làm thử việc “bồi bàn” tại một quán cà phê trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội).

Tuy không phải là quán cà phê sang trọng như Highland coffee, De Mimoza (Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội) hay Paramount (Trần Duy Hưng, Hà Nội),…nhưng đây cũng là một địa điểm thu hút nhiều dân văn phòng, cũng như giới doanh nhân đến tụ tập, bàn chuyện làm ăn. Giá của các loại đồ uống cũng từ 30.000 đến gần 100.000 đồng/cốc.

Sau khi nói chuyện với anh quản lý, cũng may vừa có một chị làm ở quầy bar xin nghỉ đẻ, nên phóng viên được nhận vào học việc ngay lập tức. Công việc ngày đầu tiên hết sức đơn giản: rửa cốc chén và quan sát hai nhân viên quầy bar khác pha chế đồ uống.

“Ở đây nhiều khách, nên làm việc phải nhanh tay nhanh chân nhưng phải cẩn thận vì vỡ một cái cốc là phải đền 20.000 đồng”, anh Vinh, người quản lý dặn dò tôi.

Sau khi hướng dẫn cách rửa và các loại dụng cụ rửa từng loại cốc, anh Vinh bắt đầu để tôi làm công việc của mình. Sau hơn 1h đồng hồ tiếp xúc liên tục với nước đến nỗi 10 đầu ngón tay teo sun lại, tôi bắt đầu được anh Vinh chỉ dạy “bí kíp” pha chế các loại cà phê.

Đầu tiên là cà phê. Đây là loại đồ uống phổ biến nhất của khách. Cà phê có hai loại cà phê phin và cà phê pha sẵn. Đối với loại cà phê pha sẵn, việc pha chế khá đơn giản. Nếu là cà phê đá thì chỉ việc đổ cà phê có sẵn trong một chiếc bình nhựa ra khoảng 1/4 cốc. Sau đó, dùng que tạo bọt đánh đều, lắc mạnh cho bọt ngầu lên rồi cho đường (dạng nước) hoặc sữa đặc có đường được đựng trong chai Lavie. Cuối cùng cho thìa, bỏ 2 – 3 viên đá là xong. Tất cả các công đoạn này đều được thực hiện chưa đến 20 giây.

Khủng khiếp công thức pha chế đồ uống, Tin tức trong ngày, do uong, cafe, ca phe, sinh to, nuoc hoa qua

Chai sữa và đường nước được cô đặc từ loại đường hóa chất

Nếu là cà phê nóng, việc pha chế cầu kỳ hơn một chút, bỏ khoảng 1 muỗng nhỏ cà phê vào phin, sau đó cho thêm vài hạt muối trắng hoặc nếu muốn đậm vị hơn thì bỏ thêm ít nước mắm vào. Sau đó đổ nước sôi, chờ khoảng 1 phút mang ra cho khách.

Theo anh Vinh, vì quán cà phê quá đông khách, nên để tiện sử dụng, thay vì phải mất công pha chế cà phê thì cửa hàng thường mua luôn các chai cà phê pha sẵn từ một đại lý trên đường Phùng Hưng. Sau đó, cà phê này được đổ ra một bình nhựa lớn để thuận tiện pha chế cho khách.

Đường được sử dụng cũng không phải là các loại đường tinh trắng, mà là đường đã được nấu nóng, cô đặc thành dạng nước, sau đó bỏ vào chai nhỏ. Theo anh Vinh, đường để nấu nước đường này là các loại đường hóa học, có giá vài nghìn đồng/kg.

“Đường hóa học nên em cho thật ít thôi, vài giọt là đủ rồi, không cà phê sẽ bị ngọt quá đấy”, anh Vinh dặn.

Còn sữa đặc là loại sữa ông Thọ đóng hộp, sau đó được rót vào chai. Tuy nhiên, khi quan sát hạn sử dụng trên nhãn mác của các hộp này, thì hoặc là đã quá hạn hoặc là sắp hết hạn sử dụng.

Nước cam = bột cam + đường hóa học + đá

Sau bài học cà phê, PV được chuyển sang học pha nước cam. Trước khi vào bài học này, anh Vinh dặn tôi phải chú ý kỹ đến phiếu ghi của khách, tránh nhầm lẫn vì sẽ mất tiền “oan” nếu pha nhầm.

Nếu khách gọi “nước cam nguyên chất”, tức là không chỉ có nước cam và đường, không có đá thì phải pha “tử tế”, vì mỗi ly nước cam này thường có giá là 55.000 đồng, khá đắt so với loại nước cam đá, chỉ 20.000 đồng/ly.

“Mỗi cân cam có 3 quả, mua lẻ là 50.000 đồng/kg, mua buôn như ở nhà hàng mình là 32.000 đồng/kg. Mỗi ly nước cam nếu pha nguyên chất đã mất 2 quả, nên để có lãi thì giá phải cao. Còn ly cam đá, giá 20.000 đồng thì phải pha cách khác”, anh Vinh hướng dẫn.

Cụ thể, với nước cam nguyên chất, sau khi vắt 2 quả cam xong, đổ ra cốc và cho thêm chút nước đường là xong. Còn đối với cam đá thì công thức pha phức tạp hơn một chút. Lấy nước từ vòi nước rửa cốc (nước máy chưa đun, lấy trực tiếp từ vòi), cho khoảng một muỗng cà phê bột cam vào, ngoáy đều, bỏ đá và mang ra cho khách.

Theo anh Vinh, loại bột cam này đã có đường, nên chỉ cần bỏ 1 ít bột là đã có màu vàng tươi giống nước cam rồi, còn đường cũng chỉ vài giọt, nếu không sẽ bị ngọt khé cổ. Mỗi gói bột cam 500 gr này, anh Vinh cho biết chỉ chưa đến 40.000 đồng, nhưng có thể pha được hàng chục cốc nước cam.

“Dùng loại bột cam này là loại xịn đấy, nhiều nơi chủ quán ăn lãi bằng cách dùng hẳn đường cam pha chế, loại ấy chỉ 35.000 đồng/kg, pha được hàng trăm cốc”, anh Vinh tiết lộ.

Ngoài ra, để pha chế nước cam ép nguyên chất, anh Vinh còn tiết lộ thêm một chiêu tiết kiệm cam rất hiệu quả. Mặc dù, giá tính đã rất đắt nhưng để có lời hơn, cũng cần có những thủ thuật riêng.

Theo đó, sau khi vắt 1 quả cam tươi cho vào cốc, cho thêm chút nước lọc (vẫn từ vòi rửa cốc chén) vào, sau đó nhỏ thêm vài giọt si rô vị cam vào là xong. Nước cam vẫn có vị cam tươi và đặc biệt là có những tép cam khiến người uống khá yên tâm là nước cam nguyên chất thật.

Sinh tố từ đường hóa học và giọt siro hoa quả

Mỗi cốc sinh tố thường có giá từ 30.000 – 35.000 đồng/cốc. Tuy nhiên, công thức pha chế “siêu rẻ” không khác so với cà phê và nước cam.

Theo chỉ dẫn của anh Vinh, mỗi cốc sinh tố được pha chế như sau: cắt 1 miếng hoa quả bằng khoảng 2 ngón tay cái cho vào máy xay sinh tố, sau đó đổ thêm nước lọc (vẫn lấy từ vòi rửa cốc chén), thêm vào vài giọt si rô (tùy từng loại sinh tố mà chọn nước si rô), cho ít nước đường vào, sau đó bật máy xay khoảng 5 – 10 giây, rồi đổ ra cốc và cho đá vào.

“Mỗi lần lấy si rô ra, em phải cất ngay vào chỗ cũ, không khách nhìn thấy là sẽ bị trừ lương đấy”, anh Vinh dặn.

Đúng như lời anh nói, các chai si rô được cất giấu rất kỹ lưỡng, thường để trong tủ lạnh hoặc sau tủ rượu. Do đó, khách hàng khó nhận ra được sự có mặt của những loại hóa chất này.

Theo anh Vinh, các loại si rô này được lấy từ một mối quen trên phố Hàng Buồm, giá của mỗi chai si rô này cũng rất rẻ, chỉ khoảng 50 đến dưới 100 nghìn đồng/chai. Tuy nhiên, mỗi chai này lại có thể pha chế hàng trăm cốc sinh tố đủ vị hoa quả khác nhau.



__________________________________________



Bún mắm









Nói tới MẮM lại nhớ tới bún mắm miền Nam,
ăn bún mắm tại gia thì thật là khoái khẩu và thoãi mái,
vệ sinh , an toàn hơn các nơi khác..


MẮM CÁ MIỀN NAM
Mắm là món ăn trứ danh của Nam Bộ đã đi vào văn học dân gian, vào thi ca một cách khó phai nhòa trong ký ức của người Việt đi mở cõi phương Nam.
“Con cá làm nên con mắm
Vợ chồng già thương lắm mình ơi! ”.
Chỉ một món mắm mà người Nam bộ chế biến biết bao chủng loại. Nào là mắm tôm chà, mắm tôm chua Gò Công, mắm ruộc Rạch Giá, mắm ba khía Cà Mau, mắm lòng Đồng Tháp (làm từ lòng cá và ruột cá), mắm thái Châu Đốc, mắm còng Long An.... Mắm làm phải công phu, để lâu ngày cho thắm, ăn mới ngon. Trong văn học có kể một giai thoại về mắm rất lý thú: Một nhà văn khéo dùng chữ, ngày nọ cùng người bạn đến nhà người thân, giữa lúc chủ nhà đang thăm hũ mắm, khách hỏi: “Mắm thắm chưa bà? ”. Người góa phụ với nụ cười duyên, khẽ khàng đáp: “Có lẽ còn lâu”. Tục ngữ dân gian có câu: “Ăn mắm thì ngắm về sau”, ngẫm đúng thật.


Đối với người Nam Bộ, không phân biệt địa vị xã hội, bất luận sang hèn, ở một góc nhìn văn hóa ẩm thực, món mắm dân dã, “hương đồng gió nội”, được coi như một món ăn đậm “quốc hồn quốc túy”, rất hấp dẫn trai gái, trẻ già từ thành thị đến nông thôn. Ngày trước, mắm là nguồn thực phẩm dự trữ ăn dài dài của dân đồng ruộng thảo dã lúc giao mùa, khan hiếm thức ăn. Ngày nay, mắm đã trở thành hàng hóa, đặc sản, làm quà biếu, từng góp mặt trong các buổi liên hoan, tiệc tùng, mang đậm bản sắc văn hóa, gợi nhớ hồn quê sâu đậm...

Đầu tiên phải nói đến “mắm sống”, món ăn đơn giản, ngon miệng. Mắm được làm từ cá lóc, cá bông, cá sặt, cá linh... ăn với bắp nấu chín vừa cạp bắp, vừa cắn miếng mắm sống, nhai hòa tan trong cuống vị, thật không còn chỗ chê! Đang lao động vất vả ngoài đồng áng, khi về nhà bất chợt, lỡ bữa, bụng đói cồn cào, giở nồi cơm nguội, sẵn mắm sống trong hũ đem ra xé ăn, kèm với ít rau sống ngoài vườn, lát gừng xắt mỏng, trái ớt tươi, nghe ngọt lịm đến tận chân răng, ăn không biết no!

Ăn mắm cầu kỳ một chút thì có “mắm chiên”. Đem con mắm to bè, bắt chảo dầu phi tỏi, bỏ con mắm vào chiên cho se lại, thắm đều dầu, rắc ít tiêu đâm nhuyễn, mùi vị thơm cực kỳ, ai mà chịu được! Chuẩn bị chu đáo hơn thì bằm mắm, bằm thịt ba dọi trộn chung với hột vịt, ướp phụ gia: tiêu, đường, bột ngọt... đem chưng cách thủy, xắt ít lát ớt đỏ để lên trên, ta được món “mắm chưng” ăn kèm rau sống, chuối chát, dưa leo...

“Mắm kho” là món ăn thông dụng nhất ở ĐBSCL, nơi nào cũng có. Nhưng muốn tận hưởng món “mắm kho bông súng” đúng nghĩa phải đến Đồng Tháp.


“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

Thật vậy, Đồng Tháp là nơi bông súng phát triển tự nhiên không ai gieo trồng, nguồn thủy sản cá tôm dồi dào tha hồ mà ăn cho “đã”. Đặc biệt, bông súng Đồng Tháp cọng nhỏ, ăn mềm, vị ngọt, lúc ăn tước vỏ cho sạch, ngắt ra từng đoạn dài, ngắn tuỳ sở thích. Nhiều người xắt nhỏ trộn với cơm dừa cho vô chén, chan mắm ăn, không cần cơm! Tuy mắm kho đồng quê giản dị với sả bằm, cà tím, cá linh, cá lóc, thịt ba rọi, chan cơm nóng hay chan bông súng cơm dừa, ăn độn với rau dừa, rau muống, đọt lang luộc.

Ngày nay, lẩu mắm được cải tiến từ nồi mắm kho của dân quê và nghiễm nhiên đi vào các nhà hàng “đặc sản lẩu mắm kho” nổi tiếng ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... đáp ứng được yêu cầu của người sành điệu.

Lẩu mắm

Để thực hiện một lẩu mắm ngon, trước hết người đầu bếp lần lượt cho mắm sống vô nồi, kho cho rã con mắm ra, lược lấy nước mắm, bỏ xác. Xong bắc nồi lên bếp, kho lại, nêm đường, bột ngọt sôi lên lần nữa, cho tiếp các phụ liệu, thịt ba rọi xắt mỏng, cá basa hoặc cá bóng kèo, lươn chặt khúc ướp sả nướng vừa chín tới, mực, ốc, tép, cà tím... tất cả phụ liệu hòa quyện chung nấu lên cho chín rồi múc qua lẩu mắm kho. Đương nhiên, lẩu phải ăn nóng ở nhiệt độ thích hợp để bảo đảm chất lượng.


Cần nhất phải đầy đủ rau sống: cù nèo, tía tô, bông súng, bông so đũa, bông điên điển, cải bẹ xanh, rau nhúc, dấp cá... cùng nhiều loại rau khác, thể hiện phong cách đậm đà của đất phương Nam, vận dụng tài tình các loại rau, chưa ăn đã phát thèm, lưỡi “đổ mồ hôi”. Người ăn ngồi quanh bàn tròn, đặt lẩu mắm chính giữa, sôi liu riu, vừa gắp rau, vừa gắp thịt cá... chan vô chén, có trái ớt hiểm đỏ kèm theo, vừa ăn vừa hít hà mới “phê”, mồ hôi mô kê vã ra, thêm chút rượu đế đưa cay, nồng ấm hương vị quê nhà!

Tại Nam bộ, mỗi địa phương có sáng tạo loại mắm đặc trưng riêng. Cụ thể: Châu Đốc (An Giang) có câu “Mắm Châu Đốc - Dốc Nam Vang”, là tỉnh nổi tiếng “trên cơm dưới cá”, nên ở đây phong phú về chủng loại cá tôm, được nhiều bà con chế biến tài tình món mắm. Điển hình như mắm cá lóc, cá bông, cá trèn, cá chốt, cá linh, nay có thêm cá basa. Mỗi món mắm là một công trình nghiên cứu về gia chánh mang tính khoa học kỹ thuật có tầm cỡ đã đem đến cho người ăn một cảm giác mê ly và khoái khẩu.

Độc đáo nhất có “mắm thái Châu Đốc” - món ăn khó chê. Làm mắm chỉ cần các nguyên liệu cá - muối - thính, ủ một thời gian là trở thành mắm. Khâu quan trọng vẫn là công thức định lượng để làm cho con mắm ngon là bí quyết của người làm. Muốn mắm ngon phải làm sạch và kỹ, nếu không mắm trở, xuống màu, con mắm mềm, hư. Cách chế biến mắm do kinh nghiệm, tùy con cá tươi hay ươn, lớn hay nhỏ, định lựơng muối cho thích ứng, nếu muối nhiều mắm mất mùi, muối ít mắm ươn. Thời gian chao mắm, “thính mắm” cho phù hợp. Mắm ngon thông thường là mắm có mùi thơm dịu, thịt ửng hồng không cứng quá cũng không mềm nhũng.. Quá trình làm mắm cho đến khi ăn được phải từ 6 tháng đến 1 năm.

Mắm thái

Thời điểm mắm được chao đường, chọn đường thốt nốt thắng cho có chỉ rồi thêm phụ gia là lúc màu sắc, hương vị được khẳng định rõ rệt. Mắm thái đòi hỏi kỹ thuật chế biến phức tạp. Dùng mắm lóc bỏ da, tách xương, thái thành sợi, màu thính phải tươi, hạt thính nhuyễn, đường thắng kẹo nẹo có màu hổ phách. Đu đủ trộn với mắm phải là đu đủ mới, còn xanh, bỏ vỏ và hột, bào thành sợi mỏng, muối mặn để khoảng 10 ngày cho hết mùi, xả sạch, ép khô cho vào mắm để sợi đu đủ được trong và giòn, mùi thơm, vị không còn mặn cũng không ngọt lắm. Tỷ lệ thịt và đu đủ vừa phải, sợi mắm không bị bời rời, mềm nhão. Người sành ăn chỉ nhìn qua chỗ mắm mướt rượt, mượt mà như mưng mỡ là biết ngon hay dở. Ngày nay, mắm thái Châu Đốc đã có mặt các nước châu Âu trong những bữa cơm gia đình của Việt kiều xa quê.


Mắn chưng trứng vịt

Nam Bộ có nguồn thủy sản vô cùng phong phú. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đồng bưng mênh mông tạo nguồn cá, tôm, tép, còng... dồi dào, ăn không hết phải làm mắm để dự trữ lâu dài. Dân Nam Bộ lại thích ăn mặn, uống đậm. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi: ở Nam bộ có những kỳ thi ăn mắm và đã có người ăn một lúc cả chục cân. Điều đó đã thể hiện rõ nét mắm đã gắn bó với người Nam Bộ suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm. Dân miền Tây Nam Bộ ăn mắm đến nỗi bén mùi kỳ lạ không thể thiếu được và khi đi xa là nhớ da diết!

Ăn mắm ngày nay đã được nâng lên thành nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc, không thể dùng ngôn từ diễn tả hết sức diệu kỳ thu hút của món mắm Nam Bộ, loại đặc sản danh bất hư truyền này đã xác định được vị trí ở thị trường trong và ngoài nước.





Mắm chưng thịt ba rọi
CON ĐƯỜNG BÚN MẮM
Con đường chỉ dài khoảng 200m mà đã có gần hai mươi quán bún mắm. Không biết có phải vì người bán và người ăn đa số là người gốc miền Tây nên bún mắm trở thành món “đinh” ở con đường Nguyễn Nhữ Lãm, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú.

Và có lẽ vì cạnh tranh hay muốn giới thiệu đặc sản quê nhà mà bảng hiệu của mỗi quán đều giới thiệu cả tên địa phương như bún mắm Bạc Liêu, bún mắm Sóc Trăng, bún mắm Cần Thơ
alt

Nhưng, điều đặc biệt của những quán bún mắm ở đây là giữ được hương vị đậm đà và tô bún luôn có đủ các loại rau miệt đồng với bắp chuối, rau đắng, kèo nèo, bông súng… Giá bình dân, nhưng tô bún mắm ở đây có vẻ phong phú hơn nhiều nơi khác qua những con tôm, miếng mực, chả cá, miếng thịt heo quay…

Ở phố bún mắm này không chỉ có bún mắm. Không một mặt bằng nào bỏ trống là nhận xét đầu tiên của khách khi bước chân qua con đường này. Ngoài cái tên con đường bún mắm, những người quen đến ăn ở đây còn gọi nơi đây là phố ẩm thực hợp tác.

Gọi là phố ẩm thực hợp tác bởi những hàng quán buôn bán ở đây từ đầu đến cuối đường đều biết nhau. Gần như có một quy luật bất thành văn là mọi người cùng hợp tác trong việc buôn bán. Khách ngồi ở một quán nhưng có thể gọi món ăn các hàng khác một cách thoải mái không phân biệt khoảng cách. Khi có ùn tắc ở đâu thì nhóm hàng quán ở đoạn đó phải tự sắp xếp giải toả nhanh, luôn giữ cho con đường đi lại dễ dàng. Vệ sinh môi trường cũng là một trong những điều kiện bắt buộc các cửa hàng cùng nhau gìn giữ...Nhưng quan trọng hàng đầu chính là sự hoà đồng tương trợ nhau mang tính cách chòm xóm láng giềng trong sinh hoạt của người Nam bộ được thể hiện khá rõ nét trong cung cách làm ăn ở phố.. Chi, người miền Tây thuê nhà mở quán bán bún mắm cho biết lúc vừa đến còn lạ chỗ lúng túng, bà con chung quanh thấy quán của chị thiếu đủ thứ, áp nhau phụ giúp từ công đến của, vậy mà thấm thoát đã gần mười năm.

Phố hợp tác ẩm thực Nguyễn Nhữ Lãm hình thành khá sớm từ năm 2000. Theo Thông, chủ quán bún, bánh canh Thuý Vy là người cư ngụ tại đây từ lâu. Ban đầu chỉ có vài hàng ăn mở cửa bán từ đầu đường Nguyễn Nhữ Lãm phía đường Nguyễn Sơn. Nhờ ở cạnh chợ phường Phú Thọ Hoà nên khách đi chợ tiện ghé ăn hoặc chờ người nhà vào chợ. Từ từ thấy bán được bà con bắt đầu mở quán bán tiếp và chỉ trong vòng hai năm hàng quán đã ken kín con đường.

Khách hàng của phố ẩm thực ngoài công nhân viên chức, cư dân quanh vùng thì người từ Bình Chánh, quận 12, Lái Thiêu… dịp hội hè đến công viên Đầm Sen thế nào cũng có nhiều người ghé qua phố ẩm thực để thưởng thức những món ăn khoái khẩu. Món ăn thức uống ở phố ẩm thực không thiếu thứ gì từ món chay, mặn đến ăn chơi, ăn no, chè cháo, tráng miệng, giải khát… Ngoài bún mắm, ở đây còn có đủ món ăn Âu, Hoa, Ấn, Việt như hủ tiếu, mì Tàu, mì Quảng, mì Ý, bò bíttết, phở, bánh cuốn, cơm tấm, cơm gà, cháo gà, cháo vịt, càri dê, càri gà… Đa số những món ăn buổi tối có giá trung bình từ 15.000 – 17.000đ/phần, buổi sáng có giá 12.000 – 15.000đ/phần.



_____________________________________________-





Vài dòng về dịch nhiễm trùng EHEC - Dưa leo hay giá sống?

Dr.Dương Hồng-Ân

Từ mấy tuần nay vi trùng EHEC đe dọa sức khỏe dân chúng Đức, nhất là ở miền Bắc Đức. Vi trùng độc này không những hoành hành ở Đức mà đã lan ra các nước láng giềng như Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa Lan, Pháp, Tiệp và ngày 02.06.2011 qua cả Mỹ Quốc (du khách Mỹ từ Âu Châu về). Đến ngày chủ nhật 05.06.2011 đã có 21 bệnh nhân thiệt mạng và khoảng 2000 người bị lây bệnh. Vì vừa có anh bạn đặt với tôi vài câu hỏi liên quan đến EHEC nên tiện dịp tôi xin có vài dòng thưa cùng với cô bác, bạn bè, thân hữu về dịch nhiễm trùng EHEC.

E.coli là gì?

E. coli là chữ viết tắt tên vi trùng Escherichia coli, một loại vi trùng hoặc là vô hại hoặc còn có ích cho cơ thể con người. E.coli sống trong bộ phận ruột người cũng như vật. Ai làm việc trong ngành thực phẩm đều biết vi trùng này. E.coli là một vi trùng căn bản khi người ta thử nghiệm thực phẩm. Thực phẩm phải hoàn toàn không có E.coli thì mới được coi là an toàn. Nhưng tại sao lại có đòi hỏi này nếu E.coli được coi là vô hại như đã nêu ở trên. Lý do là trong ruột người hoặc vật bên cạnh E.coli còn có nhiều loại vi trùng độc khác, có thể cùng với E.coli nhiễm vào thức ăn. Đáng lẽ ra khi thử nghiệm thực phẩm ta phải tìm tất cà các vi trùng độc này, nhưng việc này không phòng thí nghiệm (Labor) nào thực hiện được. Bạn thử nghĩ là một Labor mỗi ngày phải thử nghiệm cả trăm mẫu hàng cả về vi sinh học lẫn hóa học thì làm sao có thể tìm kiếm đủ cả các loại vi trùng độc. Thí dụ bạn có 500 mẫu hàng mà trong đó bạn muốn tìm 5 loại vi trùng thì như vậy bạn phải có 2500 (500 x 5) cuộc thử nghiêm. Vì thế trong việc thử nghiệm hàng ngày tìm vi trùng độc trong thực phẩm các nhà khoa học giới hạn chỉ kiếm vi trùng E.coli mà thôi. Người ta kết luận là nếu không tìm thấy E.coli trong thức ăn thì thức ăn được coi là an toàn. Theo luật vệ sinh của CHLB Đức thì E.coli phải vắng mặt trong 100 ml nước uống. Ngược lại nếu E.coli „lù lù“ xuất hiện thì có nghiã là „các bạn vi trùng đồng hành“ độc địa của E.coli trong ruột, cũng rất có thể nhiễm vào thức ăn và trong trường hơp này thực phẩm được đánh giá là nguy hiểm cho sức khỏe. Trong ngành sinh học người ta gọi loại vi trùng „đại biểu, báo động“ này là Indikatorkeim (Đức ngữ) và indicator organism (Anh ngữ).

Cấy vi trùng trên môi trường

Vi trùng E.coli


Còn EHEC thì sao?


EHEC, chữ viết tắt của tên tiếng Đức enterohämorrhagische Escherichia coli, và tiếng Anh enterohemorrhagic E. coli, là một hình thức biến dạng của vi trùng E.coli. EHEC, một loại vi trùng siêu độc, có đặc tính tiết ra chất độc Shigatoxine tấn công màng ruột khiến người bị nhiễm trùng đau bụng dữ dội và đi tiêu chảy có máu (phụ chú: đi tiêu dính máu vì bị trĩ không „mắc mớ“ gì đến EHEC). Trong vài trường hợp còn đưa đến chứng tán huyết tăng urê máu HUS (viết tắt của chữ hämolytisch-urämische Syndrom/ haemolytic-uraemic syndrome) một hiện tượng thiếu máu và suy thận làm bác sĩ phải lọc máu, chạy thận (Dialyse) cho người bệnh. EHEC còn nguy hiểm ở chỗ là chỉ khoảng trên dưới 100 con vi trùng xâm nhập vào ruột là đã đủ gây bệnh, trong khi các loại vi trùng độc khác phải cần cả triệu con mới sinh bệnh được.

EHEC thường sống ở đâu? sinh sản như thế nào?

EHEC thường sống trong ruột súc vật, bò, heo, cừu, dê...và được thải ra bên ngoài cùng với phân của các súc vật kể trên. Rồi từ phân EHEC nhiễm vào nước dơ, nước phế thải của nông trại. Nếu rời khỏi ruột, loại E.coli bình thường không tồn tại ngoài thiên nhiên lâu được. EHEC, ngược lại, có thể sống vài tuần bên ngoài cơ thể vật hay người nếu có điều kiện thích hợp như ấm, ẩm và môi trường dinh dưỡng đầy đủ.
Nếu có đủ các điều kiện thích hợp EHEC sinh sản rất nhanh. Vi trùng sinh sản theo lối chia đôi (trực phân) có nghĩa là một tế bào mẹ phân tách ra làm 2 tế bào con. Một tế bào vi trùng E.coli (hay EHEC) sẽ tách ra thành 2 tế bào con trong vòng 20 phút, thành 4 sau 40 phút, thành 8 sau 60 phút, thành 16 sau 80 phút… thành 159.744 sau 6 tiếng…vv…

Nông phẩm nào bị nhiễm trùng E.coli và EHEC?

Nói một cách tổng quát, tất cả mọi nông phẩm không ít thì nhiều đều có thể nhiễm các vi trùng độc nếu chủ nông trại làm ăn tắc trách, không giữ đúng các điều kiện vệ sinh căn bản.
Phân bò, nước phế thải… trong chuồng súc vật tại các nông trại lúc nào cũng chứa vi trùng E.coli, EHEC và các vi trùng độc khác.

Nông phẩm thực vật như sà lách, dưa leo, cà chua, trái cây….sẽ nhiễm vi trùng độc nếu nhà nông thay vì dùng nước sạch lại dùng nước dơ để tưới cây. Dưa leo xuất xứ từ Tây Ban Nha (TBN) bị coi là nguồn truyền nhiễm EHEC vì một Labor ở Đức đã tìm được EHEC ở loại dưa leo này và một công nhân TBN khi qua Thụy Sĩ bị tiêu chảy khai là nông trại chổ bà ta làm dùng nước dơ để tưới cây. Nhưng sau đó dưa leo TBN được coi là bị oan, vì loại vi trùng tìm được ở dưa leo TBN không phù hợp 100% với loại EHEC siêu độc tìm thấy tại bệnh nhân. Hôm 06.06.2011 lại có tin giá sống có thể là nguồn gây bệnh EHEC, một thực phẩm thường có trong mọi bữa ăn người Việt chúng ta. Một nông trại trồng giá ở quận Uelzen (tiểu bang Niedersachsen) bị đóng cửa. Nhưng qua ngày hôm sau kết quả thử nghiệm lại cho thấy giá sống „vô tội“. Tất cả mẫu giá sống đều không chứa EHEC.

Nông phẩm động vật như sữa là một loại thực phẫm rất dễ bị nhiễm trùng độc. Đây là chuyện dễ hiểu vì các con bò sữa không những có vi trùng độc trong ruột mà cả ở ngoài da nữa. Khi vắt sữa, người vắt sữa có giữ sạch sẽ đến mấy cũng không tránh được vi trùng nhiễm vào, nhất là khi họ vắt bằng tay thay bằng máy. Vì lý do này mà chúng ta phải tránh không uống sữa thô (Rohmich/raw milk) chưa được khử trùng. Môt cậu bé hàng xóm tôi sau khi uống sữa thô do bà mẹ cậu mua trực tiếp ở một nông trại bị tiêu chảy nặng và nằm nhà thương cả vài tuần. Chuyện này cách đây 15 năm, lúc đó chưa ai nghĩ đến dịch EHEC.

Các loại sữa bán trong cửa hàng siêu thị đều được đun nóng khử trùng, các bạn cứ tự nhiên uống. Tuy nhiên không nên uống sữa, nếu cơ thể bạn không chịu được loại đường có trong sữa (Lactose intolerant) như đa số người Việt mính mắc phải (đầy bụng, đau bụng, thả hơi…sau khi uống sữa). Trong trường hợp này bạn nên mua sữa loại L-minus không có đường Lactose nữa.
Tiện đây xin phụ chú thêm là phần lớn người Việt mình sống ở Âu Châu, Mỹ Châu còn bị dị ứng với phấn hoa. Cứ mỗi độ xuân về, hè tới là anh em, bà con Vietnam mình hắt hơi lia lịa, ngứa mắt, ngứa mũi, nước mắt, nước mũi ràn rụa….Các bạn nên đi bác sĩ, chứ không sau này lúc cao niên bị suyễn (Asthma) là phiền lắm.

Các cơ quan y tế phản ứng như thế nào vói bệnh dịch EHEC?

Nếu theo dõi tin tức báo chí và TiVi mấy ngày nay bạn có cảm tưởng là các cơ quan y tế công quyền ở Đức gần như bất lực không giải quyêt được dịch nhiễm trùng EHEC. Có quá nhiều viện này, viện nọ, quá nhiều chuyên gia nọ, chuyên gia kia xía vào câu chuyện, bàn ra tán vào. Ở Đức có đến 3 viện y tế cùng có nhiệm vụ giải quyết dịch EHEC. Mỗi viện lại trực thuộc một bộ khác nhau. Viện y tế Robert Koch Institut, chuyên nghiên cứu bệnh tật, thuộc bộ y tế. Viện liên bang đánh giá các mối nguy hại (Bundesinstitut für Risikobewertung) lại thuộc bộ canh nông và bảo vệ người tiêu thụ. Rồi lại còn có sở liên bang bảo vệ người tiêu thụ và an toàn thực phẩm (Bundesamt für Verbraucherschutz und Lebensmittelsicherheit). Thế là từ đó xẩy ra chuyện kèn cựa về thẩm quyền giữa các viện. Một viện loan báo khám phá ra dưa leo là thủ phạm, bửa sau phải cải chính. Một viện khác tuyên bố tìm được giá sống là nguyên do, hôm sau lại rút lại. Đấy là chưa kể một số nhà thương, bác sĩ cũng lên tiếng. Giám đốc y viện Charite ở Berlin phê bình viện Rober Koch Institut làm việc dở, thiếu tính cách chuyên môn nhà nghề. Bên Mỹ có cơ quan CDC (Centers for Disease Control and Prevention) ở 1600 Clifton Rd. Atlanta, GA 30333, USA, một cơ quan trung tâm đặc trách lo giải quyết mỗi khi có dịch nhiễm trùng xảy ra, tránh được việc tranh chấp thẩm quyền.

Chính vì sự loan báo kết quả thử nghệm chưa được xác định 100% khiến nhà nông nhiều nơi không bán được và phải vứt bỏ cả tấn nông phẩm, bị thiệt hại tài chánh nặng nề, nhất là các nông trại bên TBN. Cả nông trại trồng giá ở Uelzen cũng than phiền lỗ lã. Ngày 07.06.2011 liên hiệp Âu Châu (EU) dự tính sẽ bồi thường cho các nhà nông bị „oan“ số tiền lên đến khoảng 0,5 tỷ Euro.

Người tiêu thụ như mình làm sao tránh được bệnh dịch EHEC?
Đừng ăn rau, dưa, trái cây chưa rửa sạch! Đừng uống sữa thô chưa đun nóng!!!

Dưa leo và giá sống là hai thực phẩm chính bị nghi ngờ, chỉ nghi ngờ thôi vì cho tới ngày 07.06.2011 vẫn chưa có kết quả chắc chắn chứng tỏ chúng đích y „là thủ phạm“. Dù vậy nếu muốn ăn hai loại thực phẩm này hay các loại rau, trái cây khác, mình nên rửa thật sạch và gọt vỏ được thì càng tốt như ở trường hợp dưa leo. Dao, thớt cũng phải rửa sạch sau khi dùng. Tốt hơn nữa là bạn sào giá, rau, cà chua…nếu được, vì nhiệt độ cao là phương cách khử trùng tốt nhất. Cần đun, sào nóng ít nhất 10 phút ở 70°C. Ngoài ra mình cũng nên chú ý là không để các loại rau chưa được rửa sạch còn dính đất cát vào tủ lạnh chung với các thực phẩm khác.

Đối với các thực phẩm động vật như các loại thịt, xúc xích (Wurst, sausage), trứng mà vỏ còn dính rơm rạ, đất....mình cũng nên hết sức cẩn thận, vì chúng cũng là nguồn chứa EHEC. Biết đâu trong những ngày tới các viện y tế cũng tìm được các thực phẩm động vật bị nhiễm EHEC. Có tin nước Cộng Hòa Tiệp đang thử nghiệm tìm EHEC trong thịt nhập cảng từ Đức qua.

Các điều kiện vệ sinh căn bản trong nhà bếp như rửa, lau chùi sạch sẽ, nếu cần thì phải dùng thuốc bơm, xịt diệt trùng…cũng rất quan trọng.

Còn vệ sinh cá nhân là chuyện ta dĩ nhiên không quên được. Đừng quên rửa tay trươc khi bạn „sờ mó“ các thức ăn và lại rửa tay sau khi nấu xong. Còn chuyện rửa tay cho sạch sau khi đi cầu, đi tiểu phải là chuyện đương nhiên. Sau khi thăm ai trong bệnh viện, mình cũng phải rửa và khử trùng tay trước khi rời nhà thương. Trong khu bệnh nhân nằm thường có các chai nước diệt trùng (Desinfektionsmittel, disinfectants) treo trên tường dùng cho mục đích này. Bạn chỉ cần nhấn váo chai là tự động chai xịt thuốc khử trùng vào tay bạn.

Trước khi chấm dứt phần này xin lưu ý bạn là trong thời buổi bênh EHEC đang đe dọa này, mình nên tránh mua các món sà lách trộn và làm sẵn (Fertigsalate,ready-to-eat packed salads) bày bán tại các siêu thị hay ở các tiệm McDonald. Mình không lường được tình trạng vệ sinh của các nơi sản xuất thực phẩm này cũng như không biết được nguồn gốc các loại sà lách từ đâu đến.

Xác định được nguồn gây bệnh (Kontaminationssquelle, source of contamination) vô cùng khó khăn

Tôi sẽ hầu chuyện với quý bạn về đề tài này trong phần II.

Xin hẹn gặp lại.

Dr. Dương Hồng-Ân – chuyên viên vi trùng học và vệ sinh học thực phẩm –
Neckartenzlingen



_________________________________________





Hạt Đậu: Món Ăn Bài Thuốc

Thực phẩm mà người Mỹ gọi là legumes gồm có các loại hạt đậu khô dùng để nấu ăn, như đậu Hà Lan, đậu tây cô ve, đậu đen, đậu lima, pinto, pha, đậu ngự.Chữ légume của Pháp là để nói tới các loại rau, cải, củ.

Còn thực phẩm mà người Việt ta gọi là Ðậu hoặc Ðỗ thì người Mỹ lại chia ra thành 2 loại: bean và pea. Nói chung tất cả đều là hạt đậu nằm trong những vỏ dài mà khi chín sẽ nứt ra làm đôi.

Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau.

Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.

Giá trị dinh dưỡng

Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.

Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calcium, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các sản phẩm khác của đậu nành. Ðậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.

Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, potassium, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, ngoại trừ đậu nành và đậu phụng lại có nhiều chất béo lành bất bão hòa.

Đậu có ít calories nhưng có nhiều nước.

Một trăm gram đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.

Người Bắc Mỹ và người Âu ít chú ý đến các loại đậu vì nấu các đậu này mất nhiều thời gian, phải ngâm đậu trước khi nấu. Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu chín đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ việc đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.

Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.

Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn. Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến.

Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.

Ở Trung Hoa và Nhật Bản, Việt Nam đậu nành rất thông dụng trong việc chế tạo tương và chao, tầu hũ.

Hạt đậu nấu chín có thể ăn khi còn nóng hay để nguôi.

Có thể nấu đậu với thịt, cá hoặc với các loại rau khác. Đậu nấu chín cũng có thể cho thêm gia vị, nghiền nát rồi quệt vào bánh mì kẹp để ăn.

Đậu tươi không cần nhiều thời gian để nấu, nhưng khi phơi khô thì cần ninh nấu lâu hơn. Để rút ngắn thời gian nấu, ta có thể ngâm đậu trong nước nóng vài giờ cho đậu thấm nước và mềm hơn. Nước ngâm đậu có thể dùng để nấu món ăn cho thêm hương vị.

Vài Ưu điểm của đậu

1- Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin hơn.

Các loại đậu “bean” và “pea” thì lại có một lượng pectin nhiều hơn táo một chút. Như vậy các đậu này giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).

Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường. Bác sĩ James Anderson, Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.

2- Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.

3- Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxi hóa rất mạnh. có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.

Ngoài ra, khảo cứu ở súc vật trong phòng thí nghiệm cho thấy đậu “bean”, đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.

Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.

4- Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.

5- Một khoa học gia Ấn Độ, SN. Sanyaldan nhận thấy dân số Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của họ là đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy đậu có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử cho đàn bà dùng thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, mà đàn ông dùng thì số lượng tinh trùng cũng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý tới.

Một vài vấn đề khi ăn Ðậu

Một đặc tính của đậu là sản xuất rất nhiều hơi (gas) trong ruột, với hậu quả gây ra trung tiện làm cho ta mắc cỡ.

Nguyên do là vì nhiều người thiếu diêu tố (enzyme) để tiêu hóa chất đường alpha-galactosides trong đậu. Khi xuống ruột, đường này bị các vi sinh vật phân hóa, tạo ra nhiều chất hơi. Nhưng kinh nghiệm cho hay nếu thường xuyên ăn đậu thì trở ngại này có thể không đáng kể vì cơ thể sẽ quen đi.

Vả lại, các bác sĩ đều cho biết trung tiện không phải là một vấn đề sức khỏe mà chỉ có thể là một vấn đề trong giao tế xã hội.

Ông Tổ của nền Y học Tây phưong Hippocrates nói rằng trung tiện cần thiết cho sức khỏe con người.

Dân Trung Hoa cho rằng trung tiện là dấu hiệu của một sự tiêu hóa tốt.

Benjamin Franklin, một trong những vị cha già lập quốc của nước Mỹ, đã viết một đoạn văn hài hước về hiện tượng tiêu hóa này. Ông đề nghị các nhà bác học hãy thí nghiệm để tìm ra chất nào khiến con người ăn vào có thể sản xuất ra trung tiện có mùi thơm tho.

Không phải chỉ các loại đậu mới tạo ra hơi trong ruột. Các thực phẩm khác như ngũ cốc, hành, tỏi, bắp su và nhiều thức ăn có chất xơ (fiber) đều tạo ra hơi do phản ứng hóa học hoặc sự lên men trong ruột.

Có nhiều cách để làm giảm bớt hơi của đậu trong quá trình tiêu hóa.

Chuyên viên hóa học Alfred Olson giới thiệu cách sau đây.

Trước khi nấu, ta hãy ngâm đậu với nước trong một đêm; sau đó đổ nước đi. Nhúng đậu trong nước sôi, hay nấu lên vài phút, sau đó lại ngâm nước khoảng 4 tiếng đồng hồ trước khi đem ra nấu với thức ăn khác. Khuyết điểm của cách này là đậu sẽ mất đi nhiều khoáng chất và sinh tố.

Một phương pháp thứ hai là xay đậu để làm thành bột nhão rồi nêm thêm muối, xì dầu (soya sauce), tiêu, ớt cắt vụn vào bột nhão để chế biến thành các món ăn cho hợp khẩu vị. Không nên chộn thêm hành tỏi, vì các món này tạo ra hơi nhiều hơn.

Một vấn đề khác nữa là Đậu khô có nhiều chất purine. Với một số người nhậy cảm, purine có thể làm tăng uric acid trong máu, đưa tới bệnh thống phong gout. Tinh thể acid uric đóng trên khớp xương mà thông thường nhất là ở ngón chân cái làm người bệnh rất đau nhức.

Một vài loại đậu có hóa chất làm tiêu hủy sự hấp thụ các sinh tố B, E, D, beta carotene trong ruột. Một số đậu khác, nếu không nấu chín, có thể có vài chất dính liền với khoáng sắt, đồng, khiến hồng cầu tụm lại với nhau.

Đậu phọng là một trong mươi thực phẩm thông thường nhất gây ra dị ứng hoặc nhức nửa đầu ở một số ít người dễ nhậy cảm.

Vài loại đậu thường ăn

Trên thị trường, có đậu tươi, đậu khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Mỗi thứ có một hương vị độc đáo, một hình dáng riêng biệt và cách nấu nướng cũng khác nhau.

- Đậu đỏ thường nấu chung với gạo, với thịt (stew), làm xà lách hoặc dùng trong món chili.

- Đậu lima mầu trắng kem hoặc xanh nhạt, hạt nhỏ, hình trái thận. Đậu này thường dùng để nấu súp, làm xà lách, hoặc hầm với thịt gà. Hầu hết đậu lima đều được đóng hộp, làm đông lạnh trước khi tung ra thị trường.

- Đậu Pinto mầu cam, hình bầu dục dùng nhiều trong món cơm nấu kiểu Mexicain hoặc để hầm với các loại thịt.

- Đậu đen hạt nhỏ, đen bóng ta dùng để nấu chè đường, nấu súp hoặc ninh với thịt.

- Đậu Adzuki hạt nhỏ, mẫu đỏ bóng loáng dùng làm xà lách, nhồi gà vịt, nấu súp hoặc ninh với thịt.

- Đậu nành hạt nhỏ mầu vàng hoặc hơi đen làm đậu hũ, tương và nhiều loại thực phẩm rất ngon khác. Kinh nghiệm ăn uống dân gian ta nói “Ðậu nành là anh nước lã” hoặc “Ðậu nành rang, cả làng khát nước”. Ý nói sau khi ăn đậu rang này thì rất khát nước.Ðậu nành rất phổ biến ở quê hương ta, với nhiều phó sản độc đáo, như tương, chao, đậu phụ...

- Đậu Hà Lan mà chỉ có một số nhỏ tươi được bán, còn hầu hết được đóng hộp hoặc làm đông lạnh. Khi còn tươi, đậu có mầu xanh sáng, sờ hơi mềm như nhung. Đậu đóng hộp rất thông dụng và dùng trong việc chế biến nhiều món ăn khác nhau.

Việt Nam ta có đậu đũa, đậu ván, đậu ngự, đâu cô ve, Hòa lan, đậu đỏ, đen, đậu nành, đậu xanh, đậu tây, đậu nâu, đậu xoắn, .

Công dụng trị bệnh trong y học cổ truyền

Ngoài giá trị dinh dưỡng, một số đậu còn được y học dân gian ta dùng làm thuốc trị bệnh. Đó là:

a- Đậu ván trắng: còn gọi là bạch biển Ðậu ván có vị ngọt, tình hơi ôn, tác dụng vào kinh tỳ và vị. TRong y học cổ truyền, đậu ván khô được dùng để chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, tiêu chẩy, tỳ vị suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa; làm thuốc giải nhiệt, co giật khi nóng sốt cao; giúp tóc lâu bạc.

b- Đậu Xanh. Vỏ đậu xanh không độc, vị ngọt, tính nhiệt có tác dụng giải nhiệt, làm mắt không mờ. Hạt đậu xanh cũng có tác dụng giải nhiệt, giải độc tính của thuốc và kim loại, nấm, tiêu trừ phù thũng, chữa sỏi đường tiết niệu, phòng và chữa cháy nắng.

c- Đậu Đen. Đậu này thường dùng để nấu xôi, nấu chè ăn rất ngon. Ngoài ra, đậu cũng bổ thận, lợi tiểu, nước tiểu trong hơn và nhiều hơn. Sách Tuệ Tĩnh Nam Dược có ghi đậu đen dùng để chữa đau bụng giữ dội; trúng gió chân tay tê cứng, chóng mặt, sây sẩm khi sinh đẻ; chữa mắt mờ ra gió dễ chẩy nước mắt; chữa dị ứng, lở ghẻ, hen suyễn khi đổi thời tiết.

d- Đậu phọng. Đậu phọng có công dung dinh dưỡng cao, có nhiều chất béo, đạm và nhiều loại sinh tố. Dầu lạc dùng làm dầu ăn, đốt đèn và chế thuốc.

e- Đậu nành. Đây là nguồn chất đạm rất quan trọng tại nhiều quốc gia, nhất là quốc gia đang mở mang. Trong y học, đậu nành dùng làm thức ăn cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau cơn bệnh nặng, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, huyết áp cao và có nhiều mỡ trong máu.

g- Ðậu Ðỏ. Ðậu này có vị ngọt nhạt hơi chua, tính bình. tác dụng vào kinh tâm và tiểu trường. Y học dân gian dùng đậu đỏ để trị thủy thũng, sưng phù chân, bụng trướng, đau dạ dầy, tả lị, trĩ đại tiện ra máu, bệnh thiếu vitamin B1, vàng da, lở loét. Trẻ con chậm biết nói thì các cụ lấy đậu tán nhỏ hòa với rượu bôi dưới lưỡi hàng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức Texas-Hoa Kỳ



_________________________________________





THỊT SẤY KHÔ làm từ thịt heo chết




Chuyện dài thực phẩm Trung quốc

Ba Tàu có chết bao nhiêu cũng không hết với dân số tỷ tỷ ngưới, còn ta nếu bị ảnh hưởng về lâu về dài, chết chẳng chết mà ngáp ngáp báo hại cho thân nhân chịu nhiều "hệ lụy "
PKN


THỊT SẤY KHÔ làm từ thịt heo chết và được tẩm thuốc giữ lâu không bị thối
Tuần qua, tại Quảng Đông, các nhà chức trách đã phát giác ra một cơ sở dùng thuốc sâu tẩm ướp thịt heo chết để làm thịt sấy khô. Được biết, nơi sản xuất này đã hoạt động từ cách đây nhiều năm.

Thuốc trừ sâu cực độc và thuốc nhuộm
Tại Trung Quốc, các vụ chế biến thực phẩm theo phương thức độc hại liên tiếp bị phát giác đã khiến nhiều người không khỏi kinh sợ. Có nhiều vụ việc tưởng chừng như vô lý không thể xảy ra nhưng nó vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân đất nước này.

Heo chết chưa kịp chế biến
Công an địa phương đã kết hợp cùng Cục giám sát chất lượng, cơ quan chống hàng giả cùng các cơ quan hữu quan khác đột kích thành công cơ sở sản xuất thịt sấy khô độc hại này. Tại đây, họ đã bắt giữ kẻ tình nghi Trương Mỗ (21 tuổi, người Hồ Nam), thu giữ 650 kg thịt sấy khô, 2300 kg thịt heo và các chất phụ gia độc hại khác.
Khi nhân viên Cục quản lý chất lượng thực hiện lùng soát cơ sở này, khắp nơi chỗ nào cũng có thể bắt gặp những mảng thịt heo đen mốc, bốc mùi. Cơ sở và các dụng cụ sản xuất cũng rất mất vệ sinh.

Thịt sấy khô làm từ thịt lợn chết ướp thuốc trừ sâu
Theo điều tra sơ bộ, Trương Mỗ đã thừa nhận cùng với những người khác sản xuất thịt sấy khô trái phép. Công an đã bắt giữ y với tội danh sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Hiện vụ việc vẫn đang được mở rộng điều tra .

Cơ sở sản xuất mất vệ sinh
Thịt sấy khô do cơ sở này sản xuất, không chỉ len lỏi vào trong các chợ của người dân khu vực Bạch Vân (Quảng Tây), mà có thể còn được bày bán trong một siêu thị gần đó. Không thể thống kê được con số rõ ràng số người tiêu thụ sản phẩm này mỗi ngày. Các nhà chức trách địa phương hiện đang lấy mẫu thịt sấy khô tại một số siêu thị để kiểm định chất lượng.
Thịt này được kêu là LẠP DỤC , ở nhà hàng tàu họ nấu cơm trong nồi đất có tên là '' xá pú LẠP MỊ PHÀN '' có tí cơm cháy , rất hấp dẫn và thơm nứt lổ mũi trâu : NHƯNG CÓ NGỜ ĐÂU ,UNG THƯ đang đi vào bao tử rồi thì TỬ VONG ... ngon , ngon , ngon . . .


_________________________________________





Sản phẩm chứa chất tạo đục từ Đài Loan





Ngày 2.6, sản phẩm rau câu hương vị khoai môn của Công ty New Choice Foods có sử dụng chất tạo đục nhập từ Đài Loan (bị phát hiện có chứa chất DEHP) đã bị hàng loạt siêu thị thu hồi. Tuy nhiên tại các chợ lẻ, tiểu thương vẫn chưa hay biết gì về thông tin này.
Sáng 2.6 tại siêu thị Lotte Mart (Q.7, TP.HCM), sản phẩm rau câu của Công ty New Choice Foods sử dụng chất phụ gia tạo đục vẫn yên vị trên kệ. Bà Nguyễn Thị Vũ Linh - Giám đốc đối ngoại Lotte Mart, cho biết: “Ngay trong ngày chúng tôi sẽ cho thu hồi sản phẩm rau câu của Công ty New Choice Foods. Chỉ khi nào cơ quan chức năng có công bố sản phẩm này đảm bảo ATVSTP mới được bán trở lại”. Vào đầu giờ chiều cùng ngày, Lotte Mart tại TP.HCM đã cho thu hồi toàn bộ sản phẩm rau câu nói trên.

Nhiều gia đình chưa hay biết thông tin về một loại sản phẩm rau câu của Công ty New Choice Foods bị thu hồi nên vẫn tìm mua như một thói quen (ảnh chụp tại siêu thị Lotte Mart, Q.7 vào trưa ngày 2.6) - Ảnh: Hoàng Việt

Cùng ngày, tại hệ thống Co.opMart TP.HCM đã không còn bán sản phẩm rau câu này. Đại diện BigC cũng cho biết từ 31.5, BigC không còn bán sản phẩm rau câu hương khoai môn của Công ty New Choice Foods.

Nhưng tại các chợ lẻ, việc mua bán sản phẩm này vẫn diễn ra bình thường. Đơn cử tại chợ Bình Tây (Q.6), sản phẩm rau câu của Công ty New Choice Foods được bán với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Ghi nhận đến chiều ngày 2.6 tại các chợ lẻ hầu như chưa thấy Công ty New Choice Foods liên hệ thu hồi sản phẩm này.

Đại diện phân phối sản phẩm rau câu của Công ty New Choice Foods cho biết đang tiến hành thu hồi sản phẩm rau câu khoai môn tại các siêu thị và các đại lý. Các sản phẩm rau câu khác không thuộc diện nghi vấn thì một số siêu thị tạm thời xuống kệ để chờ kết quả.



_____________________________________





Cẩn thận với tôm cua nước ngọt





Cùng các bạn,
Sau khi đọc những giòng dưới đây, những ai có can đảm nói rằng: ta cứ...!
PKN

Please be alert of this kind of Mini Lobster... that may harm your lung.






Do not eat these Mini Lobsters.

These mini crustaceans are literally the garbage cleaners in the sewage treatment plants.

The Dirtier the Water, the More Mini Lobsters Grow
.

Their lungs are full of worms and their flesh saturated with poisonous metals.


Unscrupulous merchants somehow found a way to get these marketed to eateries.
Remember :

Do not order the Mini Lobster dish. And pass this message to friends who may not know and/or feel like to try one of this dangerous 'Mini Lobsters Dish'
.

Ăn tôm nước ngọt (mini lobster/ crayfish) nên cẩn thận

Loại tôm này nếu sống trong các dàn chế hoá nước cống rãnh để dọn sạch rác rến có rủi ro gây bệnh phổi. Phối của loại tôm này chứa đầy giun và thịt của chúng có nhiểu kim loại độc hại. Nước cống rãnh càng bẩn thì tôm nước ngọt càng béo ngậy.

Ghi chú. Theo nghiên cứu của Đại học Standford thì nếu ai ăn phải tôm nước ngọt có ký sinh trùng Paragonimus thì mới có rũi ro mắc bệnh sán lá phối ( lung fluke infection). Tôm nước ngọt nuôi trong bổn nước hoặc trong các nông trại không có gì đáng ngại. Ngoài ra không riêng gì tôm nước ngọt mà cả cua cũng có thể có ký sinh trùng Paragonimus.


_______________________________________





Mời coi thêm