Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Mực ngon nhờ tẩm hóa chất

Cá mực khô là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Tuy nhiên, loại hải sản này dễ bị làm giả, hoặc bị tẩm hóa chất độc hại.

Mực ngon nhờ tẩm hóa chất
Tại nhiều chợ ở TP.HCM, các loại mực tươi được bán tràn lan. Thấy tươi ngon nên nhiều bà nội trợ đua nhau mua. Ít ai biết rằng, loại mực này đã được sơ chế hết sức đáng sợ bằng đủ loại hóa chất.

Tại lề đường gần chợ Hòa Bình, quận 5, tờ mờ sáng, nhiều người chuyên bán mực đã tập kết hàng về khu vực này để sơ chế chuẩn bị xuất bán cho tiểu thương các chợ lẻ. Đó là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen, bên cạnh là những xô chậu được xả sẵn nước. Những người bán hàng thản nhiên đổ vào từng xô chậu một ít nước màu đục như nước vo gạo, rồi khuấy đều. Sau đó, họ cho mực nguyên liệu vào xô, trộn đều và ngâm cả giờ... Đến khi trời sáng, mực được vớt ra bán. Những con mực tím đen trước đó, giờ trắng phau, tươi rói. Theo một người bán hàng, mực đã được xử lý kiểu này có thể bán đến trưa vẫn tươi.

Dân trong nghề gọi loại hóa chất này là “chất kiềm”. Chất này có tác dụng giữ cho con mực không bị hư hỏng và tích nước làm tăng trọng lượng (mỗi kg mực ngâm hóa chất này sẽ làm tăng trọng lượng thêm ít nhất 200 g). Nếu mực đã bị biến chất, người ta sẽ “xử lý” bằng cách ngâm chất tẩy trắng. Chất này không chỉ khử mùi hôi tanh (do mực đang trong quá trình phân hủy) mà còn tạo độ giòn, dai... cho con mực.
Sơ chế mực trước khi bán cho khách tại khu vực chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM (Ảnh: NLĐ)

Theo TS. Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, có rất nhiều hóa chất để giữ nước được dùng trong các mặt hàng thủy sản như urê, carpopol, cellulos... Những chất này khi xâm nhập cơ thể người sẽ rất nguy hiểm bởi vì chúng không thể tiêu hóa mà tích tụ dần và gây phản ứng trong cơ thể. Các chất tẩy trắng cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa; chất formol ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây dị ứng, gây tổn hại bao tử...

Tràn ngập mực cao su nhập từ Trung Quốc

Thời gian gần đây, một loại mực ăn được cho là làm bằng cao su đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Loại mực này trông giống như mực khô thật, đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Tuy nhiên, mực này không có mùi như mực thông thường. Khi đốt, loai mực này cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy và bóp thử than thì vỡ vụn. Khi nhai cũng không dai như mực thông thường.

Đặc biệt, giá loại mực này rất rẻ, chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực nguyên con thông thường, do đó rất nhiều người mua.

Loại mực này được bày bán công khai. Tại chợ Đông Ba (TP.Huế), có tới hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Chúng được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế. (Ảnh: Dân Việt)

Tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, loại mực này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách. Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết, họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.

Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu loại mực lạ bày bán tại chợ Đông Ba đưa ra Hà Nội kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, mẫu mực lấy ở chợ Đông Ba không đảm bảo chất lượng.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế, loại mực khô xé sẵn này là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi Cục khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn loại mực đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như sức khỏe.

Mực khô giả gắn keo

Cuối năm 2010, ở Hải Phòng rộ lên tình trạng mực khô giả bán với giá rất rẻ.

So với cá mực khô xuất xứ từ Cát Bà thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo. Phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên...

Khi nướng lên, loại cá mực này có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường. Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường. Ăn thấy có vị khác lạ và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ.

Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô nhập lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Do đó, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch.

Ngày 30/10/2010, Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung Quốc nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, Chi Cục đã gửi mẫu sản phẩm đi giám định. Kết quả giám định cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép. Theo phản ánh của cán bộ Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, loại mực khô mà Chi Cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực này có chất bảo quản.
Hạnh Giang (tổng hợp)

Hiểu đúng để dùng hợp lý về chất bột đường

Chất bột đường (glucid) là từ gọi chung các thực phẩm cung cấp chất đường, tạm chia thành hai nhóm: đường tinh và tinh bột.

Đường tinh còn gọi là đường đơn giản vì trong thành phần hóa học chỉ có 1 hay 2 phân tử đường (monosaccharide, disaccharides). Đường tinh có trong đường cát (đường kính, đường mía, đường cục), đường phèn, trái cây, bánh, kẹo, nước ngọt...
Có thể nhận biết đường đơn giản rất dễ vì chỉ cần đưa vào miệng là lưỡi đã cảm giác được vị ngọt của nó. Đường đơn giản khi ăn vào không cần tiêu hóa nên sẽ hấp thu nhanh vào máu, làm đường huyết tăng nhanh và tăng cao.

Tinh bột (carbohydrate) là loại đường phức hợp (polysaccharides) vì thành phần hóa học chứa rất nhiều phân tử đường gắn kết với nhau. Thực phẩm chứa nhiều chất bột đường là ngũ cốc, như gạo, kê, cao lương, lúa mì và bắp (ngô).
Cũng có quan niệm xếp đậu vào trong nhóm ngũ cốc, nhưng có nhiều ý kiến tách nhóm đậu ra riêng vì nhóm đậu rất giàu đạm, mặc dù đậu cũng có chứa nhiều tinh bột.
Chất tinh bột chứa rất nhiều đường nhưng khi ăn phải nhai kỹ cùng với sự tiêu hóa bởi men amylase trong nước bọt để cắt chuỗi tinh bột dài thành những phân tử nhỏ thì mới cảm giác được vị ngọt của cơm, bắp, xôi nếp, mì, nui, bánh phở... Quá trình tiêu hóa tinh bột từ từ nên cũng làm đường huyết tăng chậm.

Người bình thường khi ăn chất bột đường vào cơ thể sẽ được men tiêu hóa chất đường trong nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột... cắt rời thành những phân tử nhỏ để hấp thu vào máu và làm tăng đường trong máu (đường huyết).
Khi đó tuyến tụy sẽ tiết ra chất insuline để chuyển đường glucose trong máu vào tế bào để tế bào chuyển hóa sinh năng lượng cho tế bào hoạt động, nhờ đó mà đường trong máu giảm xuống.
Máu chảy qua thận để lọc, nếu còn lượng đường máu thấp dưới 180mg/dl thì thận sẽ đủ khả năng giữ hết đường lại trong cơ thể và nước tiểu không có chứa đường.
Ở người bệnh đái tháo đường, do lượng insulin thiếu hoặc insulin đủ nhưng hoạt động kém, đường trong máu không được chuyển vào tế bào và đường huyết tăng vượt quá ngưỡng của thận, thận không đủ khả năng giữ hết lượng đường này cho cơ thể, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.

Khi sử dụng đường tinh, đường huyết sẽ tăng cao rất nhanh, sau đó nhờ insulin mà đường huyết sẽ giảm nhanh xuống thấp. Còn khi ăn tinh bột thì đường huyết sẽ tăng chậm, tăng từ từ nhưng kéo dài và bền vững hơn là đường tinh. Vì vậy mà ăn tinh bột sẽ lâu đói hơn là đường tinh.

Người bị bệnh đái tháo đường nếu thường xuyên dùng nhiều đường tinh thì đường huyết tăng cao và nhanh thì lượng insulin ít ỏi sẽ không giúp ích gì nhiều và đường huyết quá cao sẽ làm tổn thương thành mạch máu trong cơ thể, dẫn đến những biến chứng do mạch máu nuôi dưỡng cơ quan bị kém dẫn đến biến chứng mờ mắt, hoại tử chi, tim, não, thận...
Nếu ăn tinh bột vừa đủ thì lượng đường trong máu sẽ tăng chậm, lượng insulin ít ỏi nhưng vẫn làm việc đủ với mức độ tăng đường từ từ và đường huyết không bị cao quá, thành mạch máu ít bị tổn thương và biến chứng của bệnh đái tháo đường sẽ đến chậm hơn nhiều.

Ở người khỏe mạnh, dùng nhiều đường tinh cũng có tác hại đối với sức khỏe: Dễ bị dư thừa năng lượng, đưa đến thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ bị bệnh do thoái hóa mạch máu như bệnh mạch vành và đái tháo đường type 2.

Khi nói về bột đường thì cần hiểu một khái niệm mới về chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI). Khái niệm GI là một bước tiến rất quan trọng trong việc đánh giá thực phẩm và ứng dụng trong ăn uống.

Các loại thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hóa, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết, gọi là phản ứng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), chất đạm, chất béo, chất xơ... chứa trong thực phẩm, cách chế biến...

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm, người ta phải chuẩn hóa thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường là 50gram như nhau và lấy đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết GI. GI được áp dụng tốt nhất đối với những thực phẩm có lượng bột đường cao.

Thực phẩm có GI cao làm tăng đường huyết nhanh, rất phù hợp khi cần cung cấp năng lượng đầy đủ và mau chóng sau vận động thể lực kéo dài hay cấp cứu hạ đường huyết (thiếu ăn, nhịn ăn, người bệnh tiểu đường bị tác dụng phụ của thuốc)...
Tuy nhiên, khi đường huyết cao sẽ kích thích tiết insulin để đưa đường glucose từ máu vào trong tế bào (để chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào hoạt động) làm đường huyết giảm xuống nhanh trở lại.
Việc tăng, giảm đường huyết thất thường và liên tục làm tăng khả năng tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến sự tiết insulin của tụy, gây ra bệnh xơ cứng mạch máu, đái tháo đường và các biến chứng trên mắt, tim, thận, não, chi...

Thực phẩm có GI trung bình và thấp sẽ cung cấp glucose chậm rãi và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng đường huyết một cách ổn định để cung cấp cho não và cơ, là hai cơ quan cần “ăn” đường liên tục. Trong đó, cơ bắp còn dự trữ được đường, còn não thì không có cơ quan dự trữ.

Những điều thú vị về GI

- GI của thực phẩm thay đổi trên từng người, thậm chí cùng một người cũng khác nhau theo thời gian, do mức đường huyết, sự đề kháng insulin…

- Thực phẩm xay xát kỹ, xay nhuyễn, tán nhuyễn, nấu chín nhừ… thì làm cho GI càng tăng. Ví dụ cà rốt tươi sống có GI thấp hơn cà rốt xay sinh tố hay cà rốt nấu chín.

- Cũng là bánh mì, nhưng bánh mì thô chứa nhiều chất xơ sẽ làm chậm tăng đường huyết hơn là bánh mì trắng. Bánh mì nâu được xử lý men (cho bánh mềm xốp) nên chỉ số đường huyết GI lên đến hơn 100.

- Khoai tây nấu chín có GI thấp hơn khoai tây chiên, khoai tây nướng.

- Hạt bắp nấu chín nguyên vẹn GI thấp hơn bắp nổ, bột bắp, bánh bột bắp.

- Thực phẩm chứa chất xơ sẽ tiêu hóa chậm nên làm giảm chỉ số GI.

- Khi ăn chung một thực phẩm có GI cao và một thực phẩm có GI thấp, GI sau bữa ăn sẽ có giá trị trung bình.

- Ăn đa dạng nhiều thực phẩm trong một bữa ăn (có bột đường, đạm, béo, rau củ…) có tác dụng ngăn cản hấp thu đường nhanh nên làm GI của bữa ăn giảm.
Vì vậy, việc duy trì đường huyết ổn định sẽ rất có lợi cho hoạt động của trí não, người làm việc nhiều giờ liên tục, và đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường trong điều trị bệnh và hạn chế biến chứng.

Có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thường xuyên ăn các thực phẩm GI thấp trong nhiều năm sẽ ít bị nguy cơ tiểu đường type 2 và bệnh mạch vành.

Đối với việc kiểm soát cân nặng, nghiên cứu trên chuột, khi cho ăn các loại thực phẩm GI cao sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hóa.

Lợi ích của chế độ ăn có GI thấp
Nếu bạn đang tìm một phương pháp ăn uống lành mạnh để giữ vóc dáng lẫn sức khỏe thì những thực phẩm có chỉ số GI thấp là lựa chọn tốt nhất.

Khi áp dụng chế độ ăn này, bạn cần nhớ chất lượng của các loại thực phẩm quan trọng hơn nhiều so với số lượng.

Nguyên tắc của chế độ ăn này khá đơn giản, cần hạn chế các loại đồ ăn có GI cao, tăng cường các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình. Bạn cũng có thể thưởng thức các loại thực phẩm chỉ số GI cao nhưng không nên thường xuyên và hạn chế số lượng.

Nên nhớ, một bữa ăn tạo được mức đường huyết ổn định khi phối hợp nhiều loại thực phẩm cân bằng chất đạm, chất béo, chất đường và chứa nhiều chất xơ.

Chỉ số GI rất có giá trị với bệnh nhân đái tháo đường, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả mức insulin, giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Các thực phẩm có chỉ số GI thấp làm cho đường huyết tăng lên từ từ và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi cho sức khỏe và trí não. Thực phẩm có chỉ số GI thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống với GI thấp cũng có thể cải thiện khả năng sinh sản cho phụ nữ, vì một khi kiểm soát được lượng đường trong máu thì sẽ tác động đến các hormone liên quan đến kinh nguyệt và cải thiện cơ hội thụ thai.

Chất lượng của thực phẩm là yếu tố hàng đầu tác động đến hoạt động trí óc, đặc biệt là đối với trẻ em, vì sẽ hỗ trợ hoặc cản trở quá trình học hỏi ở trẻ.
Một nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng Đan Mạch cho thấy, khi thay chế độ ăn của học sinh từ sử dụng những thực phẩm nhiều đường như nước có gas, kẹo, khoai tây chiên... bằng một chế độ ăn phong phú và cân bằng hơn dựa trên các thức ăn có GI thấp, thì tình trạng nghỉ học và quá khích giảm hẳn, đồng thời khả năng tập trung của học sinh được cải thiện rõ rệt.

Khi áp dụng chế độ ăn uống có GI thấp, điều quan trọng là cân bằng các nhóm thực phẩm khác nhau để cân bằng lượng dinh dưỡng.

Dù áp dụng bất kỳ chế độ ăn uống nào bạn cũng cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể. Nhớ cẩn thận khi lựa chọn đồ uống, tránh các loại nước có gas và cồn. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn hợp lý, bạn vẫn cần tập thể dục thường xuyên để cải thiện hệ miễn dịch và quá trình chuyển hóa các chất.




BS. ĐÀO THỊ YẾN THỦY - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

Ăn trứng thế nào là tốt nhất?

Trứng rất tốt cho sức khỏe, đấy là khi ăn đúng và đủ. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng nên hạn chế ăn trứng vì có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Ăn trứng thế nào là tốt nhất?
Ăn trứng nào?
- Trứng gà: 
Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe. 
- Trứng vịt: 
Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.
 

 So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
 
- Trứng cút: 
Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.

Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.

Ăn bao nhiêu là đủ?


Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.

- Trẻ em: 
Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.

Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.

Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.

- Người lớn: 
Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.

- Phụ nữ mang thai:
 Người đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.

Những người nên hạn chế ăn trứng


Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:

- Những người bị mắc bệnh gan
- Người bị tăng mỡ máu
- Người bị bệnh tim mạch
- Người bị cao huyết áp
- Người bị tiểu đường...

Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.

Lưu ý khi ăn trứng

 
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua...) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng, ví dụ như vi khuẩn salmonella.

- Ăn trứng luộc là bổ dưỡng nhất: Trứng luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại trứng được chế biến kiểu khác.

- Ăn trứng chậm rãi: Ăn trứng chậm rãi mới đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt, tránh bị nghẹn khi ăn.

Sản xuất giá ăn bằng hóa chất

Kết quả phân tích bước đầu phát hiện 2 hoạt chất điều hòa sinh trưởng trong dung dịch mà người dân sử dụng để ủ giá ăn, gồm hoạt chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28.

Đó là kết quả kiểm tra mẫu giá và dung dịch mà người ủ giá ăn ở H.Hóc Môn, TP.HCM sử dụng (Báo Thanh Niên đã phản ánh qua loạt bài Sản xuất giá ăn bằng hóa chất), vừa được đoàn kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) báo cáo Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát.
Ngoài ra, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết các phòng thí nghiệm của 2 cục nêu trên vẫn đang tiến hành phân tích mẫu, truy tìm các hoạt chất khác trong dung dịch thu thập được. “Chúng tôi e ngại trong dung dịch có thể còn chứa các chất khác, có thể có độc cho sức khỏe người tiêu dùng nên tiến hành phân tích thêm”, ông Tiệp nói.
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
Ủ giá ăn bằng hóa chất ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Thùy
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định nhóm cytokinin đã có tên trong danh mục được phép sử dụng ở VN và được phép dùng để làm giá ăn. Trong khi đó, nhóm gibberelin cũng được phép sử dụng ở VN nhưng chưa được phép sử dụng trong ủ giá ăn. “Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, hoạt chất nhóm cytokinin được phép sử dụng làm giá đỗ ở VN không phải là 6-benzylaminopurine.
Cả 6-benzylaminopurine và gibberelin A282 mà người dân H.Hóc Môn sử dụng để ủ giá đỗ chưa được phép sử dụng ở VN. Các hoạt chất này chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm ở VN nên được xem là không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chúng là vi phạm các quy định hiện hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, người dân không được sử dụng các hoạt chất này để làm giá ăn. Nếu ai sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Ông Tiệp cho biết thêm, đoàn kiểm tra đã không thu được mẫu Soda ASH Light (Na2CO3) mà PV Thanh Niên thu thập được từ những người ủ giá ăn. “Đây là chất tẩy trắng. Người ủ giá sử dụng chất này để làm trắng giá cho đẹp. Nếu Soda ASH Light sử dụng trong công nghệ thực phẩm, tinh khiết thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu là Soda ASH Light công nghiệp thì chắc là sẽ có chứa thêm các thành phần độc hại khác”, ông Tiệp nói.
 

Tình trạng dùng chất kích thích, hóa chất không rõ nguồn gốc để “kích” giá phát triển nhanh, mập và đẹp là điều các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe người sử dụng.

Gây bệnh âm thầm
Ngoài dùng vôi để ngâm hạt đậu xanh, thì hai loại hóa chất “trụ cột” mà những cơ sở sản xuất giá ở TP.HCM sử dụng xuyên suốt mà PV Thanh Niên thu thập được trong quá trình điều tra: một hóa chất dạng bột màu trắng đựng trong bao 50 kg có tên Soda ASH Light, loại dung dịch đựng trong ống nhựa nhỏ 20 ml, cả hai toàn chữ Trung Quốc.   
 
 
Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư
 
Ông Hữu Toàn - chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM
 
Về loại chất bột trắng có tên Soda ASH Light, ông Hữu Toàn, một chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM, nói: “Loại hóa chất này dùng trong công nghiệp làm bột giặt (thường là làm xà bông bột), có công thức Na2CO3, mang tính kiềm cao và có công dụng tẩy trắng nên mục đích người ta tưới là để tẩy trắng thân giá cho đẹp. Còn việc cho bột trắng này từ khi còn là hạt đậu xanh nhằm “kích” hạt đậu nhanh bung vỏ để sớm phát triển thành cây giá, rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm” và khẳng định: “Soda ASH Light công nghiệp chứa rất nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư”.
Còn theo một chuyên gia của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (TP.HCM), Soda ASH Light dạng công nghiệp được sử dụng trong cả sản phẩm thuộc da - ngâm để làm mềm da trước khi làm giày, dép, và nó rất độc hại nếu con người sử dụng.
Với dung dịch kích thích cho thân giá mập, tròn và đẹp, trên đó có ghi một số thành phần của các kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Mn…, theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, sẽ gây những hậu quả khó lường cho người sử dụng. “Hậu quả đó diễn ra từ từ, âm thầm, mà người ta không thể biết được. Cụ thể, các kim  loại nặng tích tụ lâu ngày sẽ tàn phá tế bào cơ thể, gây bệnh mãn tính, bệnh thần kinh, suy thận, tác hại lên tim mạch, gan; và ung thư là hậu quả sau cùng đáng lo ngại”, bác sĩ Ký nói.
Chuyên gia y tế cũng... sợ
 
 
Đà Nẵng tẩy chay từ lâu Tại Đà Nẵng, bà Tí, tiểu thương chợ Hàn cười xòa khi PV ngỏ ý tìm loại giá ngắn, mập: “Không có đâu cô ơi, hồi mấy năm trước hàng có về một đợt vài ngày, nhưng khách hàng họ không ưng, cứ đòi mua loại giá dài, trồng đất cát nên dần dà loại giá đó cũng mất dạng luôn!”. Các tiểu thương khác cũng cho hay, hầu hết giá bán trên thị trường Đà Nẵng được mua từ những nông dân các làng rau tại Đà Nẵng và các cây giá này hoàn toàn được trồng bằng đất cát.
Chị Lê Thị Hoa, tiểu thương hàng rau chợ Mới, nói loại giá mập lùn, không có rễ ăn vào nghe rất bột, không có sự tươi tắn và giòn, nhiều nước như giá dài, nên không được ưa thích, chứ thực chất ban đầu cũng không ai biết giá đó trồng bằng hóa chất. Chính vì thói quen ăn uống của người tiêu dùng Đà Nẵng đã giúp loại bỏ được một loại thực phẩm độc hại ra khỏi thị trường.
Diệu Hiền
 
Bà Cường (ở H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, trước đây có lần bà mua giá sống được các hộ sản xuất ở Q.Tân Phú bán rẻ để về cho dê ăn, sau một thời gian ăn giá, nhiều con dê có biểu hiện bệnh. Nghi ngờ giá có vấn đề, bà Cường đã đi tìm hiểu về việc trồng giá. “Qua tìm hiểu, tôi biết được hầu hết các hộ sản xuất giá đều có dùng hóa chất, chất kích tăng trưởng của Trung Quốc. Những hóa chất này rất rẻ, nhất là loại ống 20 ml dùng kích thích thân giá mập, chỉ vài trăm đồng/ống. Tôi cũng đã thử đem hai loại giá (làm bình thường và giá làm từ chất kích thích) luộc trong nước để xem biểu hiện của nước sau luộc. Kết quả, với giá có sử dụng hóa chất, chất tăng trưởng thì nước sau khi luộc có màu đục, chứ không trong như nước luộc từ giá trồng tự nhiên”, bà Cường khẳng định.
Lý giải về hiện tượng nước luộc giá có màu đục, ông Hữu Toàn cho biết: “Trong quá trình các hộ sản xuất giá như Báo Thanh Niên mô tả, người ta có dùng vôi - Ca (OH)2 để ngâm đậu xanh trong 6 giờ, rồi sau đó cho hóa chất Soda ASH Light (Na2CO3) vào.
Hai hóa chất này phản ứng với nhau sẽ cho ra CaCO3 - bản chất CaCO3 kết tủa nên khiến nước luộc giá có màu đục là như thế. Như vậy, với giá được sản xuất từ hóa chất, chất kích thích, ngoài thân giá mập, ngắn và trắng, ít rễ, thì nước luộc giá có màu vẩn đục”. 
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế), bác sĩ Vũ Trọng Thiện nói: “Từ nay hết dám dùng loại giá thân mập, ngắn. Đáng sợ khi ngày càng nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, nhất là các hóa chất Trung Quốc”.
Theo bác sĩ Thiện, kinh phí nhà nước hằng năm cấp cho Viện thực hiện giám sát, kiểm nghiệm về ATVSTP có hạn, nên Viện chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm, chưa thể giám sát hết các loại thực phẩm trong đó có mặt hàng giá. “Qua phản ánh của Báo Thanh Niên về thực trạng sản xuất giá, tới đây Viện sẽ lưu ý giám sát mặt hàng này”, ông Thiện nói.    

Siêu thị bán toàn giá mập, ngắn Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 3: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...
Mặc dù lấy hàng từ những nơi cung cấp khác nhau, nhưng giá ăn bán tại các siêu thị khá giống nhau và không khác so với giá làm từ thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất: thân ngắn, mập, tròn, ít rễ. Nhân viên quản lý mặt hàng rau quả của siêu thị Maximark Cộng Hòa (Q.Tân Bình) cho  biết siêu thị lấy giá từ một công ty trung gian (không phải nhà sản xuất). Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.op Mart, cho biết: “Mỗi ngày toàn hệ thống Coop.Mart ở TP tiêu thụ 200 - 300 kg giá, do 3 đơn vị cung cấp. Khi nhận hàng, siêu thị chỉ yêu cầu các công ty phải có giấy đảm bảo ATVSTP, hay VietGAP”. Siêu thị Big C cũng lấy giá từ một công ty, còn siêu thị Sài Gòn tiêu thụ bình quân 20 - 30 kg giá mỗi ngày và lấy từ chợ đầu mối Bình Điền.
Hầu hết các siêu thị lấy giá qua các công ty trung gian và giao phó việc đảm bảo chất lượng giá cho các công ty này chịu trách nhiệm. Chỉ cần các công ty cung cấp trưng ra tờ giấy đảm bảo ATVSTP, hay đạt tiêu chuẩn VietGAP là được, chứ các siêu thị không biết giá được các nhà cung cấp lấy từ đâu, và nó được sản xuất trong điều kiện như thế nào.
Ngoài các siêu thị, dạo quanh các chợ ở TP.HCM, từ chợ lớn, đến các chợ nhỏ, chúng tôi ghi nhận hầu hết giá đậu xanh được bày bán ở chợ cũng là loại giá thân ngắn, mập, ít rễ giống y loại giá được sản xuất từ chất kích thích, hóa chất Trung Quốc mà trong quá trình điều tra chúng tôi ghi nhận.
 Thanh Tùng - Thanh Thùy

Cảnh báo các loại trái cây dễ bị ngâm hóa chất




Cảnh báo 6 loại trái cây dễ bị ngâm hóa chất

(GDVN) - Dù là những loại trái đang rộ mùa như đào, nhãn, xoài… nhưng những loại trái cây này vẫn thường bị ngâm tẩm thuốc để giữ màu sắc và hương vị được lâu.
1. Xoài: Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
2. Bom,Đào: Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.
3. Nhãn: Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
4. Lê: Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ được ngâm tẩm hóa chất hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
5. Dưa hấu: Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
6. Chuối: Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Hoa quả để cả tháng vẫn tươi
Tại chợ hoa quả đầu mối Long Biên (Hà Nội), các loại hoa quả đổ về đây bao giờ cũng được phân thành hai loại: quả xanh chưa chín và loại đã có dấu hiệu dập nát, chín nẫu. Với loại quả đã chín, chủ hàng thường bán “siêu rẻ” cho những người chế biến hoa quả bán sẵn làm nước uống giải khát, còn những quả chưa chín sẽ được “ngậm hóa chất” để nhanh chín và bảo quản lâu hơn.
Loại hóa chất phổ biến là đất đèn. Sau khi đóng hoa quả chưa chín vào thùng, người bán sẽ rắc bột đất đèn lên trên để “ép chín”. Nhưng để hoa quả thực sự “đẹp mắt”, tươi nguyên, nhiều chủ cửa hàng còn ngâm hóa chất gồm bột đất đèn, chất chống thối để vừa chín nhanh vừa không thối. Ngay tại chợ Đồng Xuân, Long Biên cũng bán các loại thuốc chống thối trên với giá rất rẻ, từ 30.000–45.000 đồng/kg. Đây là hóa chất rất độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng công dụng giữ hoa quả rất “thần kì”.
Theo người bán hóa chất, một kg có thể hòa tan được 200 lít nước, đủ ngâm hàng trăm cân hoa quả các loại. Nếu ngâm với nồng độ đậm đặc, hoa quả có thể để vài ba tháng đến nửa năm mà vẫn “tươi roi rói”. Ngoài ra còn có những chất như Ethrel, bột sắt làm chín hoa quả nhanh, thuốc diệt cỏ 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa.
Màu sắc hoa quả có hóa chất thường đẹp, ngửi có mùi hắc. Ảnh: internet
Những quả hồng xiêm, quả lê có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm ít hóa chất sẽ chuyển thành màu vàng thẫm, vỏ quả căng mịn khiến nhiều người tưởng quả chín, ăn sẽ ngọt hơn. Chủ cửa hàng cho biết, mỗi ngày cửa hàng bán được từ 50-100 kg loại bột chống mốc này. Không chỉ bán cho những người muốn giữ tươi hoa quả, các hàng làm ô mai, muối dưa, cải chua, dưa kiệu… cũng đến mua.
Hoa quả ngoại chưa chắc đã chất lượng
Chị Thanh Loan (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, mỗi khi đi lễ hay giỗ chạp nhà chị hay được biếu lê hoặc táo, hồng xiêm. Những loại hoa quả này có thể để trong tủ lạnh hoặc ở ngoài đến vài ba tháng mà không hề chín nẫu hay thối hỏng. Khi bổ đôi quả lê, táo thường thấy phần cuống hột có những chất trắng trắng, không hiểu là loại hóa chất gì.
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng khi chứng kiến quá trình “giữ tươi” đáng kinh ngạc của hoa quả bán trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải loại hóa chất nào do người trồng hay người bán sử dụng đều độc hại. Cục bảo vệ thực vật cho biết, các loại thuốc đất đèn, Ethrel sau khi phân tích thấy có chứa Ethaphon (hoạt chất dùng kích mủ cao su đã được sử dụng ở Việt Nam) nếu sử dụng với nồng độ phù hợp sẽ không gây hại cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, khi phản ứng với nước, thuốc sẽ giải phóng hai gốc axit, tự hết dần trong quá trình quả chín. Nhưng điều đáng ngại là người bán thường hám lợi nên pha đậm đặc, pha với tỉ lệ... lung tung cốt sao thúc chín thật nhanh, hoặc sử dụng nước bẩn để pha. Chính điều này gây ra tác dụng ngược của thuốc. Lo ngại hoa quả trong nước sử dụng nhiều hóa chất, lại có tâm lí sính “ngoại”, nhiều bà nội trợ chuyển sang dùng các loại hoa quả có nhãn mác xuất xứ từ Thái Lan, Mỹ, New Zealand…
Nhiều loại rau, củ, quả ướp hóa chất để giữ tươi lâu. Nguồn: internet
Tuy nhiên, loại hoa quả “đa quốc tịch” này còn sử dụng nhiều chất bảo quản, chất kích thích hơn các loại hoa quả trong nước. Do vận chuyển đường xa, mất nhiều thời gian, người bán phải sử dụng các loại thuốc trên để vừa chống mốc, vừa bảo quản hàng hóa không hư hại.
Theo các chuyên gia hóa học, các loại chất bảo quản này có gốc clo, peroxit, chất diệt cỏ 2,4D... Gốc clo rất độc nhưng do không mùi, không vị, không màu nên khó phát hiện. Chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả.
Về việc nhận biết các loại trái cây có ngâm ủ hóa chất cực độc, các chuyên gia đều khẳng định là rất khó vì các độc chất trên có tính chất không màu, không mùi, không vị. Do đó, người tiêu dùng nên áp dụng phương châm “mùa nào thức nấy”, tránh ăn hoa quả trái mùa vì loại này sử dụng nhiều chất độc hại nhất.
Xoài, đào, lê, táo, hồng xiêm là các loại hoa quả sử dụng nhiều chất bảo quản nhất. Người tiêu dùng nên chọn hoa quả có dáng vẻ tự nhiên thay vì thiên về những loại quả nom đẹp mã, quá bóng bẩy. Hoa quả mua về nên ngâm qua nước muối loãng vài phút trước khi ăn. Ngâm rửa kĩ hoa quả sẽ giúp các thành phần hóa chất, chất bảo quản phân hủy, giảm nguy cơ độc hại.
Phương Thu
Phá hủy nội tạng Trao đổi về thông tin trên, PGS. TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định không có loại trái cây nào ngâm hóa chất khi ăn vào cơ thể có sức mạnh phá hủy nội tạng ở người.
Thực chất, những loại hóa chất mà người buôn trái cây sử dụng chính là những loại dung dịch chống thối. Dung dịch này là tập hợp của 5 chất có độc tố như thuốc trừ sâu, clo... với mục đích chống vi khuẩn ăn thối vỏ.
Tương tự, ThS. BS dinh dưỡng Nguyễn Trọng An (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ - TB&XH) cũng khẳng định không có loại hoa quả nào ngâm hóa chất có thể khiến người ăn bị phá hủy nội tạng. Hóa chất đang được sử dụng nhiều ở một số loại trái cây nhập khẩu trên thị trường hiện nay chính là chất bảo quản, chất kích thích, để vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit, chất diệt cỏ 2,4D... Riêng chất diệt cỏ 2,4D, nếu sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu và giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Chúng còn có tác dụng diệt côn trùng, vi khuẩn... nên nhiều người lợi dụng làm chất bảo quản.
BS Nguyễn Trọng An cũng cho biết thêm, những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả, về lâu dài gây nguy hiểm cho gan, gây ung thư và nguy hiểm hơn là làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
Về cách nhận biết trái cây có ngâm ủ những hóa chất cực độc trên, các nhà khoa học đều khẳng định rất khó nhận biết vì các độc chất trên có tính chất không màu, không mùi, không vị.
Hóa chất đang được sử dụng nhiều ở một số loại trái cây nhập khẩu trên thị trường hiện nay chính là chất bảo quản, chất kích thích, để vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại... (Ảnh minh họa)
Chọn trái cây an toàn
Theo BS Nguyễn Trọng An, những loại trái cây như cam, quýt dễ phân biệt có ngâm chất bảo quản hay không nhờ vào lá và cuống. Nếu bị ngâm độc, cuống và lá sẽ bị rụng. Để đề phòng cuống bị gắn bằng keo, người tiêu dùng nên lay nhẹ cuống để xem cuống thật hay giả. Riêng với quả lê và táo, nếu vỏ ngoài xỉn màu, cứng, cuống trắng lốm đốm là đã bị ngâm chất bảo quản.
Ngoài ra, BS An cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn những quả trông đẹp mã, quá bóng bẩy, bởi trái cây có chất bảo quản thường có vỏ ngoài bóng mịn, mỡ màng, màu sắc đẹp. Nên chú ý chọn những loại quả nhìn bên ngoài hơi bóng hoặc có lông, có mùi thơm của quả.
Người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây có chất bảo quản qua thời hạn sử dụng, giá tiền của trái cây. Trái cây có chất bảo quản thường có giá rẻ, thời gian sử dụng lâu, có thể để trong một thời gian dài 2- 3 tuần mà không có dấu hiệu bị hỏng. Còn trái cây được bảo quản theo các phương pháp an toàn thì được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công, chế biến trên bao gói bán lẻ và trên thùng. Khi chọn mua, người tiêu dùng nên mua những loại hoa quả nguồn gốc rõ ràng, tránh mua những loại hoa quả trái mùa không rõ nguồn gốc. Các loại hoa quả trái mùa như cam, quýt, bưởi... được bảo quản bằng hóa chất độc hại thường có vỏ khô, cứng, khi bóp thấy nhũn hoặc khi bóc vỏ thì ruột đã khô.
Cũng theo BS An, khi sử dụng hoa quả mua về nên rửa sạch dưới vòi nước đang chảy vài lần, ngâm qua nước muối loãng vài phút trước khi ăn sẽ giúp làm sạch thuốc trừ sâu, trứng giun sán và các chất bẩn bám trên hoa quả. Tốt nhất, khi ăn nên gọt sâu các loại hoa quả cần gọt vỏ.
Nếu ăn phải trái cây ngâm với lượng chất bảo quản với nồng độ đậm đặc, chậm nhất là sau 30 phút, cơ thể người sẽ phản ứng giống như bị ngộ độc thức ăn như: Chóng mặt, buồn nôn. Trong trường hợp này, người bị ngộ độc nên lập tức gây nôn để đẩy hết lượng thức ăn ra khỏi cơ thể, đồng thời thực hiện theo phương pháp dân gian là ninh đậu xanh (để nguyên vỏ) với nước đường để uống giải độc. Nếu không khá hơn thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để giải độc.
PGS. TSTrần Hồng Côn
(Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Thịt sống sẽ chỉ được bán trong 8 giờ


TT - Quy định thịt sống sẽ chỉ được bán trong 8 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ thường của Bộ NNPTNT ngay lập tức có nhiều ý kiến phản hồi. Nhiều chuyên gia, người tiêu dùng ủng hộ đều nghi ngờ khả năng áp dụng trong thực tế.
Trong khi đó, nhiều tiểu thương lại vô cùng lo lắng.

Khách hàng ngửi thịt heo trước khi mua tại chợ Tân Định (TP.HCM) chiều 9-8 - Ảnh: T.T.D.
Khoảng 3g chiều 9-8, theo ghi nhận của chúng tôi tại các chợ trên địa bàn TP.HCM, vẫn còn nhiều sạp bày bán đủ các loại thịt heo.
Làm sao bán hết thịt?

"Trước đây đã có các quy định, tuy nhỏ lẻ nhưng chúng ta vẫn chưa thành công. Việc thực hiện rất khó khăn vì thiếu sự phối hợp, vào cuộc của các lực lượng"

Ông Bùi Quang Anh (nguyên cục trưởng Cục Thú y)

Nhằm tìm hiểu rõ hơn việc thực hiện các quy định liên quan tới điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm tươi sống từ động vật, hôm qua (9-8) Tuổi Trẻ đã liên hệ với lãnh đạo Cục Thú y (cơ quan xây dựng và trình Bộ NNPTNT ký ban hành thông tư này) nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời về các biện pháp triển khai quy định này.

Đ.BÌNH
Bà Nguyễn Thị Yến, tiểu thương chợ Gò Vấp, gay gắt: “Không biết bộ có hiểu tình hình kinh doanh của tiểu thương hiện nay hay không?”. Bà Yến phân tích bình thường mỗi ngày bà nhập thịt từ chợ đầu mối Hóc Môn về tới sạp đã mất 2-3 giờ vận chuyển. Sau khi đem về sạp bắt đầu lọc, sơ chế cũng mất thời gian, tính ra chỉ còn năm giờ để bán hết số thịt, tức là 11g sáng. “Như vậy làm sao chúng tôi sống được” - bà Yến bức xúc. Tương tự, chị Dung, chủ một sạp thịt chợ Bàn Cờ (Q.3), khẳng định: nếu chỉ có tám giờ tiểu thương sẽ không thể nào bán hết được số thịt tại sạp. Theo chị Dung, hiện hầu hết các chợ đều phải bán quá trưa sang chiều để vớt vát, không bán được mới đem về bỏ tủ đông. Chị Dung cho biết hiện mỗi ngày chỉ nhập 100-120kg thịt heo về để bán, nhưng phải bán đến 1g-2g chiều mới hết quá nửa. Nếu quy định này được áp dụng, chắc chắn chị sẽ phải giảm tiếp lượng hàng.
Bà Minh, chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), thì cho rằng hiện tình trạng ế ẩm đang diễn ra ở khắp các chợ, muốn bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5OC theo quy định tiểu thương phải có tủ đông ngay bên cạnh sạp. “Nhưng chợ chật chội, điện đóm thiếu an toàn, an ninh không đảm bảo, làm sao chúng tôi dám đem tủ đông vào chợ mà để” - bà Minh phân tích. Đồng thời quy định này cũng buộc tiểu thương phải giảm lượng hàng nhập về để tránh rủi ro.
Hướng dẫn phải cụ thể
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Đáng cho rằng quy định thịt và phụ phẩm tươi sống để ở nhiệt độ thường chỉ được bán trong vòng tám giờ kể từ khi giết mổ là cần thiết, nhưng Bộ NNPTNT phải hướng dẫn cụ thể hơn. “Nên quy định cả điều kiện thực hiện, nếu không quy định chỉ để cho vui” - ông Đáng bình luận.
Ông Bùi Quang Anh, nguyên cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), cho rằng việc ban hành thông tư này rất tốt, phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và pháp lệnh thú y. Đặc biệt trong tình hình chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đang ở mức báo động, việc kiểm soát có nhiều hạn chế thì những quy định mới này hết sức cần thiết. Theo ông Quang Anh, đây là những quy định không mới vì trước đó đã có những quy định lẻ tẻ. Điều quan trọng là tất cả các vấn đề về an toàn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật đã được tổng hợp, tập hợp vào một quy định để triển khai trong thời điểm mà vấn đề về an toàn thực phẩm đang được rất nhiều người dân quan tâm.
Tuy nhiên, ông Bùi Quang Anh chỉ băn khoăn liệu với những quy định chặt chẽ, cụ thể như vậy, các cơ quan chức năng sẽ triển khai thế nào, kiểm soát ra sao và đặc biệt là xử lý những vi phạm. Theo vị nguyên cục trưởng Cục Thú y này, cần có sự vào cuộc của cả bộ máy từ chính quyền, các ngành chuyên môn đến các lực lượng công an, quản lý thị trường. Làm sao để tất cả thực phẩm từ thịt động vật tươi sống được kiểm soát từ khâu giết mổ, vận chuyển. Phải có tem, dấu kiểm dịch ngay tại lò mổ mới xác định được thời gian, nguồn gốc thực phẩm đó. Bên cạnh đó thực phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng... “Đây là những vấn đề không dễ làm, và tôi cũng như hàng triệu người tiêu dùng đang chờ đợi được sử dụng những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh” - ông Quang Anh nhấn mạnh.
Sản phẩm phải đủ thông tin
Theo ông Trần Đáng, khi đi tham khảo ở Đức, ông đã thấy hình thức lò mổ cấp cho người bán sỉ thịt một chiếc thẻ thông tin, bao gồm nguồn gốc gia súc gia cầm, thời gian giết mổ, mỗi lô thịt một thẻ thông tin như vậy. Khi cán bộ thú y kiểm dịch, họ có thể kiểm tra luôn thẻ thông tin của lô thịt và có thể kiểm soát điều kiện vệ sinh và bảo quản thịt.
Ông Đáng cho rằng nếu để ở nhiệt độ thường ngoài trời, thịt sống sau tám giờ sẽ có rất nhiều vi khuẩn phát sinh, ngay cả miếng thịt cũng sẽ biến chất và có thể gây độc cho người sử dụng. “Ở các siêu thị, khu bán thịt và sản phẩm tươi sống luôn là khu lạnh nhất. Tại VN, mua bán ở chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế, nên xây dựng kho lạnh tại chợ truyền thống, chợ to có kho to, chợ nhỏ có kho nhỏ, hoặc các chủ hàng trang bị thùng lạnh cỡ nhỏ để bảo quản thịt và hàng tươi sống của mình” - ông Đáng góp ý.
Đồng ý với ông Trần Đáng về việc có quy định là tốt, nhưng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN, nếu không có biện pháp cụ thể, quy định sẽ chỉ ở trên giấy tờ. Ông Hùng dẫn chứng hiện hoạt động kiểm soát thú y đối với gia súc lớn như heo (chưa nói đến gia cầm) lưu thông trên thị trường chưa hẳn đều được kiểm dịch. “Cần quy định thêm biện pháp triển khai thì mới hiệu quả” - ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng cũng hiến kế nhãn thịt bày bán tại các siêu thị ngoài thông tin ngày giờ đóng gói, hạn sử dụng như hiện nay, thực hiện quy định mới cần có thêm thông tin về thời gian giết mổ để người tiêu dùng xác định được hạn sử dụng chính xác. Ở các chợ truyền thống, các cơ quan thực thi quy định này cũng cần bàn thêm những biện pháp khả thi để quy định có tác dụng thật sự trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
DŨNG TUẤN - LAN ANH - ĐỨC BÌNH
Trứng phải được đóng gói ghi nhãn Bộ NNPTNT vừa có thông tư quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. Có rất nhiều quy định cụ thể, chi tiết về điều kiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi, công nghệ, quy trình đóng gói. Cụ thể, các cơ sở này phải ở cách biệt với khu dân cư và các nguồn gây ô nhiễm, có nguồn cung cấp điện và nước ổn định. Cơ sở phải được thiết kế thành các khu riêng biệt (khu hành chính, khu vực sản xuất, kho bảo quản trứng và khu xử lý chất thải...).
Đ.BÌNH

Ăn giá sống nên cẩn thận

Theo thông báo ngày 4 tháng11năm 2009 , Cơ quan Y tế Canada cảnh báo dân chúng vể rũi ro bệnh tật khi ăn giá sống. Muốn tránh rủi ro này dân chúng được khuyên nên luộc chin giá trườc khi ăn. Thông báo này viết “ Các trẻ em, người già cả, phụ nữ mang thai là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn có trong thực phẫm và do đó tuyệt đối không nên ăn giá sống. Mọi người  cũng phải tránh ăn giá chin khi không  chằc chắn là giá đã được luộc thật chín “ 



      Giá alfalfa
     Giá đậu xanh

 Cơ quan Y tế Canada ghi nhận là giá alfalfa và mung bean (đậu xanh)  là món ăn bình dân tại Canada vì có ít calori và là một thành phẩn lành mạnh của nhiểu bữa ăn. Mẩm non của hành tây (onion), củ cải đỏ (radish ) cải sen(mustard) và cải bông (broccoli) cũng rất được ưa chuộng (đừng lầm với rau cùng tên)
Nhưng giá và các loại mẩn non nói trên có thễ nhiễm những vi khuẩn như salmonella và E.coli. có thễ gây bệnh nặng.  Trong trận dịch bệnh liên quan tới giá mới đây nhất (xẩy ra vào năm 2005 tại Ontario) đã có tổng cộng 648 ca nhiễm khuẩn salmonella.
Những người khoẻ mạnh muốn ăn giá phải lựa mua giá  đã đươc đông lạnh hãy còn “giòn” chứ đừng mua giá đã đổi mầu thành đen hoặc có mùi mốc. Khi bỏ giá vào túi plastic phải dùng cái kẹp hoặc đeo bao tay.
Các triệu chứng bệnh gây ra bởi salmonella thường xẫy ra từ 12 tới 36 tiếng sau khi ăn phải thức ăn nhiểm khuẩn, còn đối với E.coli thì các triệu chứng xuất hiện trong vòng 2 hay 10 ngày. Người bị nhiễm các khuẩn này có những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa. sốt và đau thắt dạ dày. Khi có các triệu chứng trên bệnh nhân phải liên lạc với bác sĩ ngay. Trong trường hợp ngặt nghèo, khuẩn E. coli có thể dẫn đên suy thận cấp tính hoặc tử vong

Cẩn trọng với giá sống sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng!
Một loại hóa chất tăng trưởng cây giá bán ở chợ Kim Biên
TT - Gần đây nhiều người lo ngại trước hiện tượng người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng (của Trung Quốc) để rút ngắn thời gian tăng trưởng và giữ cây giá tươi lâu, trắng, căng mọng, giòn...
Càng lo ngại hơn khi các hóa chất này đang được bày bán tràn lan trên thị trường mà không ai kiểm tra, khuyến cáo những vấn đề liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hóa chất bán tràn lan
Khi tôi hỏi mua loại hóa chất kích thích tăng trưởng làm giá đậu xanh, chủ sạp T.H. chợ Kim Biên cho biết có hai loại. Loại dung dịch đựng trong ống nhỏ giá 550.000 đồng/thùng, mỗi thùng 100 hộp, mỗi hộp gồm 20 ống. Loại thứ hai đựng trong bình nhựa giá 150.000 đồng/bình. Tất cả đều là hàng Trung Quốc.
“Nhãn hiệu khác nhưng công dụng thì như nhau. Chất này được chiết xuất từ dược thảo. Chỉ cần hòa một ống thuốc với nước, ngâm 10kg đậu trong khoảng ba tiếng cho đậu mọc mầm. Sau đó vớt đậu ra để ráo rồi ngâm thêm một lần thuốc nữa. Sử dụng thuốc này, giá sẽ lớn nhanh như thổi. Sau hơn một ngày có thể đem giá ra chợ bán. Thời gian được rút ngắn và lời hơn kiểu làm xưa nay gấp mấy lần”. Chị chủ sạp T.H. thao thao quảng cáo như vậy, nhưng khi tôi đề nghị xem thử nhãn hiệu và bao bì thì chị không đồng ý.
Khi tôi bảo chịu giá chị mới “alô” cho người mang đến 10 hộp nhỏ. Trên vỏ hộp chằng chịt chữ Trung Quốc. Hỏi về tên hóa chất, người bán ú ớ nói là không biết tiếng Trung Quốc nhưng “đảm bảo giá không nhanh ra, không đẹp thì ra đây tui trả tiền lại”.
Một vòng qua gần chục sạp bán hóa chất lẻ tại chợ Kim Biên, tôi cũng mua được những loại hóa chất kích thích tăng trưởng với giá cả và những lời quảng cáo tương tự.
Trước tình trạng hóa chất không rõ nguồn gốc bán tràn lan, giá sống tại chợ lại do các chủ làm thủ công rồi chở thẳng đến bỏ mối, hầu như không qua bất cứ khâu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nào, điều này làm không ít người tiêu dùng tỏ ra lo ngại.
Tác hại ra sao?
Để biết đó là loại chất gì, tác hại ra sao, chúng tôi đã mang hộp hóa chất làm giá mua tại chợ Kim Biên nhờ phân chất tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy hóa chất tên thương mại Wugendouyajisu xuất xứ từ Trung Quốc. Mẫu có chứa p-chlorophexyacetate sodium (thuộc họ Auxins) và 6-benzy laminopurine (thuộc họ Cytokinins). Đây là loại hóa chất tổng hợp, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cho thực vật.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trịnh Xuân Vũ - nguyên phó hiệu trưởng Đại học Nông lâm TP.HCM - cho biết: “Các chất sinh trưởng hiện nay được sử dụng trong nông nghiệp làm biến đổi gen giúp cây tăng tỉ lệ nẩy mầm, đổi màu hoa, tạo trái không hạt, kích thích cây mọc khỏe và nhanh… Hầu hết đều là tác động gián tiếp và thông qua quá trình chuyển hóa dài ngày. Tuy nhiên, hiện nay ở châu Âu người ta đã tẩy chay các loại trái cây có sử dụng hóa chất tăng trưởng. Riêng ngành chăn nuôi từ lâu đã nghiêm cấm sử dụng các chất sinh trưởng”.
Ông Vũ nhấn mạnh thêm: “Nói chung chất kích thích tăng trưởng gây ra những biến đổi không bình thường cho cơ thể. Trong chừng mực nào đó có thể sử dụng gián tiếp trong nông nghiệp. Tuy nhiên giá sống là một thực phẩm sinh trưởng ngắn ngày, có thể ăn sống, tác động trực tiếp như ngâm, phun chất sinh trưởng lên giá là rất không nên. Đặc biệt các chất sinh trưởng có vòng benzene (như loại hóa chất làm giá đã kiểm nghiệm trên) thì càng đặc biệt quan tâm vì đây là tác nhân gây ung thư”.

Bí quyết chọn giá đỗ không bị độc

Giá đỗ là món ăn phổ biến, tốt cho sức khỏe và nhất là đối với chị em. Tuy nhiên, việc chọn giá sạch, an toàn và giàu chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
ThS Phan Hướng Dương, Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, trong quá trình nảy mầm hạt đỗ, hàm lượng vitamin E tăng cao, protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin K, beta caroten, vitamin C, các vitamin nhóm B cũng tăng theo, gia tăng sự sinh tổng hợp enzym SOD là chất chống oxy hóa mạnh nhất hiện nay.

Đỗ tương sau khi ngâm thành giá đỗ không những giữ nguyên được toàn bộ giá trị dinh dưỡng vốn có mà còn làm tăng thêm lượng vitamin C và amino axit, có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn bệnh tim mạch. Giá đậu có những enzym có thể kháng lại carcinogens (các tác nhân gây ung thư).

 


 
Khi mua giá đỗ nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ.
 

Nếu bổ sung giá đỗ tương trong khẩu phần ăn hằng ngày còn có tác dụng phòng chống hiệu quả bệnh ung thư trực tràng và một số bệnh ung thư khác do trong thành phần của giá đỗ tương có chứa lục diệp tố.


Đặc biệt, ở độ tuổi 12 - 13, cơ thể nữ giới tiết ra nhiều nội tiết tố estradiol để hoàn thiện quá trình dậy thì, còn ở phụ nữ trung niên cơ thể giảm tiết estradiol. Vì vậy, việc dùng loại thực phẩm này sẽ giúp chị em làm tăng các hormon nữ như estradiol, genistein và daidzein, cân bằng nội tiết để thấy mình nữ tính hơn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, khi mua giá đỗ nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ và về nhà vặt bớt rễ để không độc. Nếu giá nhạt, dài và ít rễ, trắng thì chắc chắn dùng thuốc ngâm.


Hiện nay, giá đỗ có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 - 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.

Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Mặt khác, giá đỗ rất bổ, mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày. Không xào gan lợn với giá vì vitamin C trong giá sẽ bị oxy hóa gây mất chất bổ.
 

Mời coi thêm