
Ngoài bắp, pin còn được sử dụng để luộc bánh chưng. Sở dĩ pin được sử dụng để luộc bắp hay bánh chưng (chưa biết còn cái gì bị luộc chung nữa) bởi môi trường chính của pin là kiềm. Chính chất kiềm là dung môi khiến hợp chất tạo màu của lá dong được xanh hơn, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn. Tuy nhiên, trong pin có chì rất độc hại.
Còn đối với bắp, khi được luộc chung với pin, hạt bắp sẽ nhanh chín hơn, nhanh mềm hơn. Với chiêu này, người bán bắp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí than, củi cũng như thời gian hơn. Với bánh chưng, chúng ta có thể quan sát kỹ chiếc bánh để phát hiện liệu chiếc bánh có bị luộc chung với pin hay không. Nếu có ánh tím thì nhiều khả năng bị luộc bằng pin.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng không nên chọn những chiếc bánh có màu xanh mướt bất thường. Lá dong khi luộc bằng phương pháp truyền thống (qua 8 - 10 tiếng đun) thường có màu ngả vàng. Tuy nhiên, khuyến cáo cho việc phát hiện bắp luộc với pin thì chưa có, tuy nhiên nó cũng tương tự như bánh chưng. Rất có thể, khi luộc chung với pin, vỏ trái bắp sẽ xanh hơn thay vì có màu vàng?
Nếu đã bóc vỏ ra thì bó tay. Thành ra, tốt nhất là mua về nhà tự luộc nếu thèm bắp. Đây là việc tôi nghe được từ một người bạn. Tuy chưa có cơ hội xác minh nhưng cứ mạo muội viết ra đây để các bạn mê bắp luộc tham khảo.
Tranh ảnh Việt Nam - sư phạm Vĩnh Long sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét