Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Tai lợn luộc giả làm bằng chất gây ung thư

Trung Quốc phát hiện tai lợn luộc giả làm bằng chất gây ung thư
(Dân trí) - Trung Quốc lại bị rúng động bởi một vụ bê bối thực phẩm mới, khi giới chức trách ở miền đông nước này phát hiện một số tai lợn giả chứa hóa chất có thể gây ra những vấn đề về máu, tim mạch và gây ung thư.

 https://lh6.googleusercontent.com/-apCKQH5d-b8/T7NsS1pzNwI/AAAAAAAAD58/zMcQLhjesDU/s450/spvl_tailongia.jpg 
Món tai lợn giả được phát hiện ở Cám Châu (Ảnh Tân Hoa xã)

Món ăn vặt yêu thích của người Trung Quốc nhưng bị làm giả này được bán ở một khu chợ tại Cám Châu, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Giang Tây. Theo cơ quan an toàn thực phẩm thuộc Sở y tế của tỉnh Giang Tây, món này được làm bằng gelatin (dùng để làm thạch) và natri oliat.

Vụ việc đang được cơ quan công an tỉnh điều tra.

Một người dân ở thành phố này đã mua một số tai lợn đã luộc sẵn vào ngày 30/3 vừa qua và phát hiện thấy chúng có mùi kinh khủng khi ăn.

Sau đó, người đàn ông này đã gửi mẫu tai tới cơ quan công nghiệp và thương mại của huyện và giới chức trách địa phương sau đó, vào ngày 1/4, đã bắt giữ người bán.

Mẫu tai lợn đã được gửi tới các cơ quan xét nghiệm vào đầu tháng này.

Hiện danh tính người bán hàng chưa được tiết lộ, cũng chưa rõ đối tượng làm giả tai lợn.

Theo Fan Zhihong, chuyên gia về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại Đại học nông nghiệp Trung Quốc, Trung Quốc cấm chất natri oliat trong thực phẩm. “Hóa chất này làm tai lợn có cảm giác ngon hơn, và khách hàng cũng khó phát hiện ra chúng là giả”, ông cho hay. “Ăn quá nhiều natri sẽ khiến huyết áp tăng cao và ảnh hưởng đến chức năng của tim”.

Cũng theo ông, gelatin sử dụng trong tai lợn giả gây ra vấn đề sức khỏe thậm chí còn lớn hơn.

Dựa vào giá bán rất rẻ của món tai lợn, ông cho rằng có thể đây còn là gelatin công nghiệp hoặc chất lượng rất kém.

Gelatin công nghiệp, phụ gia bị cấm ở Trung Quốc, được làm từ các sản phẩm thuộc da, và chứa hàm lượng crom cao, có thể gây ung thư.

Ông Yang Fan, nhà nghiên cứu tại Green Beagle, tổ chức bảo vệ môi trường phi chính phủ tại Bắc Kinh, cho biết có nhiều cách để phân biệt tai lợn giả với tai lợn thật. Ở tai lợn thật có thể thấy rõ lông và các mao mạch, trong khi tai lợn giả không có đặc điểm này.

Phan Anh
Theo China Daily

Cần biết về thủy ngân có trong cá và tôm, cua, sò, hế


Những thông tin cần biết về thủy ngân có trong cá và tôm, cua, sò, hến

https://lh3.googleusercontent.com/-Fwm2_XQuh4A/T7CkeuXcJsI/AAAAAAAADxo/2K0um9WCI2o/s565/spvl_thucpham.jpg

- Hầu hết tất cả các loại cá và tôm, cua, sò, hến đều chứa một chút metyl thủy ngân. Tuy nhiên, những loài cá lớn hơn và sống lâu hơn thường có hàm lượng metyl thủy ngân cao nhất vì thủy ngân tích tụ trong một thời gian dài hơn. Những loài cá lớn này (như cá kiếm, cá mập, cá thu và cá kình) chứa rủi ro cao nhất. Bạn có thể ăn những loại cá và tôm, cua, sò, hến khác với số lượng do FDA và EPA khuyên dùng. Theo tin tức báo chí hàm lượng thủy ngân (Mercury) tìm thấy trong cá ngừ sashimi rất cao vàđã thấy trong một số nhà hàng tại thành phố New York.
 


- Do cá ngừ nướng thường có mức thủy ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp nên khi chọn 2 bữa ăn cá và tôm, cua, sò, hến, bạn có thể ăn tối đa 6oz (1 bữa ăn) cá ngừ nướng mỗi tuần. 
 Cá và tôm, cua, sò, hến là những thức ăn quan trọng của một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Cá và tôm, cua, sò, hến chứa hàm lượng protein cao, các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, các axit béo Omega-3, và hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại cá và tôm, cua, sò, hến có thể góp phần bảo đảm một trái tim khỏe mạnh, trẻ em tăng trưởng và phát triển hợp lý. Bởi vậy, phụ nữ và đặc biệt là trẻ em cần đưa cá và tôm, cua, sò, hến vào thực đơn của mình vì những thức ăn này mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các loại cá và tôm, cua, sò, hến đều chứa một hàm lượng thủy ngân nhỏ. Ðối với đa số nhiều người, nguy cơ nhiễm thủy ngân do ăn cá và tôm, cua, sò, hến không phải là mối lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại cá và tôm, cua, sò, hến có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn và có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ chưa sinh hoặc trẻ nhỏ. Nguy cơ nhiễm thủy ngân từ cá và tôm, cua, sò, hến phụ thuộc vào số lượng cá và tôm, cua, sò, hến ăn vào và hàm lượng thủy ngân trong những thức ăn đó.

Thủy ngân là chất độc thần kinh khá mạnh, gây tổn thương cho bào thai đang phát triển và có thể dẫn tới nguy cơ đẻ non, khi nhiễm độc thủy ngân người nhiễm dễ mất cảm giác, run, mất khả năng phối hợp cơ, lời nói, thính giác, các vấn đề về thị lực cũng như gia tăng nguy cơ đau tim.

Bởi vậy, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) và Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) khuyên những phụ nữ sẽ mang thai, đang mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh một số loại cá, và nên ăn những loại cá và tôm, cua, sò, hến chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Ðể biết thêm thông tin về những nguy cơ nhiễm thủy ngân từ cá và tôm, cua, sò, hến, xin hãy gọi điện cho đường dây thông tin miễn phí về thức ăn của Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, 1-888-SAFEFOOD.

Lời khuyên dành cho những phụ nữ có thể mang thai, những phụ nữ đang mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ từ Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ

Nếu làm theo ba chỉ dẫn sau đây về việc lựa chọn và ăn cá và tôm, cua, sò, hến, phụ nữ và trẻ nhỏ sẽ có lợi khi ăn những thức ăn này, và hãy tin rằng họ sẽ giảm được nguy cơ gặp phải các tác động có hại của thủy ngân.

1. Không nên ăn:

Cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao.

2. Ăn tối đa 12oz (2 bữa ăn) mỗi tuần các loại cá và tôm, cua, sò, hến chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn.

- Năm trong số các loại hải sản phổ biến nhất chứa hàm lượng thủy ngân thấp là tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá trê.

- Một loại cá khác cũng được ăn phổ biến là cá ngừ albacore (“trắng”) chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp. Bởi vậy, khi lựa chọn hai bữa ăn cá và tôm, cua, sò, hến, bạn có thể ăn tối đa 6oz (1 bữa ăn) cá ngừ albacore mỗi tuần

3. Hãy kiểm tra những khuyến cáo địa phương về độ an toàn của những loài cá do gia đình hoặc bạn bè đánh bắt tại các hồ, sông và khu vực ven biển tại địa phương. Nếu không có khuyến cáo nào thì mỗi tuần, bạn có thể ăn tối đa 6oz (1 bữa ăn) loại cá bắt tại địa phương, nhưng trong tuần đó, bạn đừng ăn bất kỳ loại cá nào khác.

Hãy làm theo những chỉ dẫn tương tự khi cho con bạn ăn cá và tôm, cua, sò, hến, nhưng hãy cho con bạn ăn với mức khẩu phần nhỏ hơn.

Lưu ý: Nếu bạn có những câu hỏi hoặc cho rằng bạn đã bị nhiễm một hàm lượng lớn chất metyl thủy ngân, hãy đến gặp bác sỹ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các hàm lượng thủy ngân trong nhiều loại cá khác nhau mà bạn ăn, hãy truy nhập trang web về an toàn thực phẩm của FDA tại www.cfsan. fda.gov/Ạfrf/sea-mehg.html hoặc trang web của EPA tại www.epa.gov/ost/fish.

 

Những câu hỏi phổ biến về thủy ngân có trong cá và tôm, cua, sò, hến


Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là chất diễn ra tự nhiên trong môi trường và có thể được thải ra không khi do ô nhiễm công nghiệp. Thủy ngân rơi trong không khí và có thể tích tụ lại thành các dòng hoặc khối, và chuyển thành chất metyl thủy ngân trong nước. Ðây là loại thủy ngân có hại cho trẻ chưa sinh hoặc trẻ nhỏ. Cá hấp thụ metyl thủy ngân khi ăn thức ăn trong nước và dần dần ngày càng có nhiều thủy ngân tích trong cá. Một số loại cá và tôm, cua, sò, hến chứa hàm lượng thủy ngân nhiều hơn những loại khác, tùy thuộc vào thức ăn của cá. Ðây chính là lý do giải thích tại sao hàm lượng thủy ngân trong các loại cá khác nhau thì không giống nhau.

Tôi là một phụ nữ có thể sinh con nhưng hiện nay không mang thai - vậy thì tại sao tôi phải lo ngại về chất metyl thủy ngân?

Nếu bạn thường xuyên ăn những loại cá có hàm lượng metyl thủy ngân cao, dần dần, chất này sẽ tích tụ lại trong máu của bạn. Metyl thủy ngân được loại bỏ khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhưng để hàm lượng metyl thủy ngân giảm xuống đáng kể, bạn phải cần hơn một năm. Do đó, có thể chất này vẫn có trong cơ thể một người phụ nữ trước khi người này mang thai. Ðó là lý do giải thích tại sao những phụ nữ đang muốn mang thai cũng nên tránh ăn một số loại cá nhất định.

Metyl thủy ngân có trong tất cả các loại cá và tôm, cua, sò, hến không?

Hầu hết tất cả các loại cá và tôm, cua, sò, hến đều chứa một chút metyl thủy ngân. Tuy nhiên, những loài cá lớn hơn và sống lâu hơn thường có hàm lượng metyl thủy ngân cao nhất vì thủy ngân tích tụ trong một thời gian dài hơn. Những loài cá lớn này (như cá kiếm, cá mập, cá thu và cá kình) chứa rủi ro cao nhất. Bạn có thể ăn những loại cá và tôm, cua, sò, hến khác với số lượng do FDA và EPA khuyên dùng.

Tôi không nhìn thấy tên loại cá tôi ăn trong danh sách khuyến cáo. Vậy thì tôi cần phải làm gì?
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các hàm lượng thủy ngân trong nhiều loại cá khác nhau mà bạn ăn, hãy truy nhập trang web về an toàn thực phẩm của FDA tại www.cfsan. fda.gov/Afrf/sea-mehg.html hoặc trang web của EPA tại www.epa.gov/ost/fish.

Còn những loại cá bao bột và bánh sandwich thì sao?

Cá bao bột và bánh sandwich ăn nhanh thường được làm từ những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.

Tôi đọc được lời khuyên về cá ngừ đóng hộp trong danh sách khuyến cáo. Vậy còn lời khuyên về cá ngừ nướng thì sao?
Do cá ngừ nướng thường có mức thủy ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp nên khi chọn 2 bữa ăn cá và tôm, cua, sò, hến, bạn có thể ăn tối đa 6oz (1 bữa ăn) cá ngừ nướng mỗi tuần.

Ðiều gì sẽ xảy ra nếu tôi ăn nhiều hơn lượng cá và tôm, cua, sò, hến khuyên dùng trong một tuần?
Lượng cá mà bạn ăn trong một tuần sẽ không thay đổi đáng kể hàm lượng metyl thủy ngân trong cơ thể của bạn. Nếu bạn ăn nhiều cá trong một tuần, bạn có thể giảm khẩu phần cá trong một hoặc hai tuần tiếp theo. Chỉ cần bảo đảm là bạn ăn vừa đủ lượng cá trung bình khuyên dùng cho mỗi tuần.

Hãy cho tôi biết địa chỉ cung cấp thông tin về độ an toàn của loại cá mà gia đình hoặc bạn bè câu tiêu khiển.

Trước khi đi câu cá, bạn hãy kiểm tra Hướng Dẫn Quy Ðịnh Câu Cá để biết thêm thông tin về những loại cá được câu tiêu khiển. Bạn cũng có thể liên hệ với sở y tế địa phương để biết thêm thông tin về các khuyến cáo địa phương. Bạn cần kiểm tra các khuyến cáo địa phương vì một số loại cá và tôm, cua, sò, hến bắt tại địa phương có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn mức trung bình. Ðiều này phụ thuộc vào mức thủy ngân có trong vùng nước mà cá bị câu. Những loại cá có mức thủy ngân thấp hơn đáng kể có thể được tiêu thụ thường xuyên hơn và với số lượng lớn hơn.


Những câu hỏi phổ biến về thủy ngân có trong cá và tôm, cua, sò, hến:


Hãy truy nhập trang web về An Toàn Thực Phẩm của Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm tại www.cfsan.fda.gov hoặc trang web Tư Vấn Về Cá của Cục Bảo Vệ Môi Trường tại www.epa.gov/ost/fish để biết về danh sách hàm lượng thủy ngân có trong các loại cá.

Hiển Mai .
ST
Hàm lượng thủy ngân trong cá
Xưa nay chúng ta được khuyên nên ăn nhiều cá vì cá có lợi nhiều mặt nhất là về tim mạch. Ðôi khi chúng ta nghe lời cảnh cá về những nguy cơ do ăn cá sinh ra. Cuối cùng chúng ta không có một kết luận hay lời khuyên một cách chính xác dựa vào khoa học một cách đáng tin cậy. Phần dưới đây là những tài liệu của Food and Drug Administration (FDA) và của Environmental Protection Agency (EPA), nếu không tin tài liệu của hai cơ quan của chánh phủ Mỹ thì biết tin ai đây.

 
thuyngantrongca1

I. Lý Do Ô Nhiễm:

Thưa quí bạn, trong cá cua sò ốc có chứa khá nhiều chất có lợi cũng như có hại cho sức khỏe. Hôm nay tôi chỉ đề cập tới chất có hại được quan tâm nhiều nhất đó là kim loại thủ ngân chứa torng cá bày bán hàng ngày. Thủy ngân là kim loại nặng, mà đa số kim loại nặng hấp vào cơ thể đều gây hại như sắt, kẽm đồng, chì, cadmium, arsenic... Nhớ lúc trước tôi có người quen bị bịnh cho rằng uống thuốc tây "nóng" có hại, nên đi hất thuốc bắc uống vì "dược thảo không hóa chất vô hại". Sau mấy tháng trời sức khỏe người nầy càng ngày càng yếu đi, nước da sậm đen... chịu hết nổi phải vào nhà thương. Sau cùng nhà thương cho biết người nầy bị nhiễm dộc kim loại chì. Truy ra là do một vị thuốc trong các thang thuốc bắc đã uống hàng ngày. Chuyện có thật, tôi ghi ra để cho thấy tin câu quảng cáo "dược thảo không hóa chất vô hại" có khi phải vào nhà thương. Xin đừng hiểu rằng tôi chống đối thuốc bắc, có khi tôi bị bịnh thì ai bày gì cũng uống tuốt.

Một điều đáng ngại là môi trường ngày nay toàn cầu bị ô nhiễm nhiều, hàm lượng thủy ngân có trong cá biển cá hồ cá sông do chất methylmercury gây ra. Chất nầy do loài người đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch (nhất là than đá), khói sinh ra chứa methylmercury, chất nầy theo nước mua rơi xuống làm ô nhiễm nước sông nước biển. Thứ đến là do chất thải từ các nhà máy đổ ra môi trường.

Thủy ngân làm hại bộ thần kinh trẻ con khi còn là bào thai và hài nhi. Ðây là câu nguyên văn "Mercury is most harmful to the developing brains of unborn children and young children, affecting cognitive, motor, and sensory functions".

II.  Lời Khuyên Của FDA:

Ngày nay các loại cá có tên: King Mackerel (cá thu), Shark (cá mập), Swordfish (cá lưỡi kiếm), Tilefish, Tuna (Fresh & Frozen, có chỗ dịch là cá ngừ) là những loại nên tránh hoặc ăn thật ít. Quí bà có thai, cho con bú, và trẻ nít được FDA khuyên không nên ăn. Con tilefish tôi không biết tên Việt Nam, xin xem hình bên cạnh. Ngoài ra FDA cũng khuyên những người kể trên không nên ăn quá 12 ounce (khoảng 360 grams) cá tươi mọi loại trong 1 tuần lể. EPA còn giới hạn lại 8 ounce thôi. Chỉ được ăn 360 grams cá chưa nấu trong một tuần lể e quá ít chăng?

Người lớn thì sao? Vì cái lợi do ăn các lớn hơn cái hại do thủy ngân, người ta không khuyên bỏ hẳn ăn cá mà chuyển qua thứ thực phẩm khác. Câu kết luận của tôi bao giờ cũng áp dụng được là nếu tôi kể ra đây chất nguy hại có trong mỗi loại thực phẩm thì cuối cùng chúng ta nên tuyệt thực cả ăn lẩn uống là an lành nhất. Còn FDA khuyên rằng (xin lập lại) là không nên ăn hoài một món, không nên ăn hoài thực phẩm từ một nguồn sản xuất duy nhất, thí dụ không nên ăn hoài hoài gạo Thái Lan, mà nên thay vào đó gạo Phi, gạo Việt Nam, gạo Mỹ...
III. Bản Phân Tách Lượng Thủy Ngân

Ðây là bản ghi hàm lượng thủy ngân trong cá thường gặp của FDA cập nhật năm 2006. Ðây là cá bắt trong thiên nhiên. Cá câu ở sông hồ thì độ ô nhiễm thủy ngân còn lớn hơn nữa, FDA khuyên không nên ăn cá do chính mình câu được. Quí bạn lưu ý thủy ngân có nhiều nhất trong 4 con cá đầu bản:

SPECIES MERCURY CONCENTRATION (PPM)
MACKEREL cá thu KING 0.730
SHARK 0.988
SWORDFISH cá đao 0.976
TILEFISH cá kình (GULF OF MEXICO) 1.450

Các con cá sau đây có hàm lượng thủy ngân ít hơn:
Species Mercury Concentration (PPM)
Anchovies cá cơm 0.043
Butterfish chim 0.058
Catfish cá da trơn 0.049
Clam * Nghêu Nd
Cod 0.095
Cua Crab 1 0.060
Tôm Crawfish 0.033
Croaker Atlantic (Atlantic) 0.072
Flatfish cá bẹt 2* 0.045
Haddock cá vược (Atlantic) 0.031
Cá thu Hake 0.014
Herring cá trích 0.044
Jacksmelt 0.108
Lobster tôm (Spiny) 0.09
Mackerel cá thu Atlantic (N.Atlantic) 0.050
Mackerel cá thu Chub (Pacific) 0.088
Mullet cá đối 0.046
Oyster 0.013
Perch Ocean * Nd
Pollock 0.041
Salmon cá hồi (Canned) * Nd
Salmon cá hồi (Fresh/Frozen) * 0.014
Cá mồi Sardine 0.016
Scallop ngao 0.050
Shad American 0.065
Tôm Shrimp * Nd
Squid 0.070
Tilapia cá rô phi * 0.010
Trout (Freshwater) 0.072
Tuna cá ngừ (Canned, Light) 0.118
Whitefish cá lạt 0.069
Whiting cá trng Nd

 
 Chì và thủy ngân là 2 kim loại nặng nằm trong danh sách các chất độc cực mạnh và rất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người. Chì được dùng trong sản xuất sơn, pin, đạn, vỏ dây cáp…; thủy ngân được dùng trong sản xuất sơn, nhiệt kế, đèn thủy ngân, trong các linh kiện điện tử…
  • Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Các ứng dụng khác là:
  • Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi).
  • Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm (Thimerosal in vaccines).
  • Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học.
  • Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).
  • Trong một số đèn điện tử.
  • Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ thuộc vào khí nạp vào bóng.
  • Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
  • Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân.
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Clorua thủy ngân (I) clorua thủy ngân (II) là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. "Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ 19 đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau răng. Trong đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa chất bảo quản Thimerosal (một phần là etyl thủy ngân) kể từ những năm 1930. Clorua thủy ngân (II) là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế huyết áp kế chứa thủy ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington Maine trở thành các bang đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân . Năm 2005, các hợp chất thủy ngân được tìm thấy ở một số dược phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt hay xịt mũi. Cục quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) có "dữ liệu không đủ để thiết lập sự thừa nhận chung về tính an toàn và hiệu quả" của thành phần thủy ngân trong các sản phẩm này.


Sự độc hại của chì và thủy ngân đối với sức khỏe
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ… Tiếp xúc với chì thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm độc chì. Các triệu chứng của nhiễm độc chì là ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị “chuột rút”, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại cho não và gây ra bệnh thiếu máu.
Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. Thủy ngân sẽ gây nên cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân là tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận.
Chì và thủy ngân đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới, chúng còn có tác hại đối với thai nhi.
Chì và thủy ngân có tồn tại trong nhà của chúng ta hay không?
Không chỉ có những người làm các công việc có liên quan đến chì và thủy ngân thì mới có nguy cơ nhiễm độc. Mọi người đều có khả năng bị nhiễm chì và thủy ngân từ nước, đất và không khí xung quanh vì chúng đều có nguy cơ nhiễm chì và thủy ngân từ khí thải động cơ và từ các nhà máy. Như vậy nếu chúng ta chỉ ở trong nhà thì chúng ta có được an toàn tuyệt đối hay không?
Câu trả lời là không, ngay khi ở trong nhà chúng ta cũng không hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ này. Nó là một nguy cơ tiềm ẩn mà chúng ta không nhận ra được. Chúng ta có thể nhiễm độc chì và thủy ngân từ: các vẩy hoặc bụi sơn từ tường, cửa và các vật dụng trong gia đình mà được sơn từ các loại sơn có chứa chì và thủy ngân, trong đất và bụi xung quanh nhà, nước nhiễm chì từ hệ thống ống dẫn nước, từ các đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, đồ gốm, các loại pin, máy quay phim, đồ chơi, đài radio, máy tính, nhiệt kế, các loại đèn thủy ngân và kể cả mỹ phẩm. Có nhiều sản phẩm sơn, đặc biệt các loại sơn dành cho gỗ, bê-tông, kim loại, khung cửa đều chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao.
Chúng ta có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn sử dụng chì và thủy ngân. Một mảng tường bị bong tróc, một món đồ chơi của trẻ nhỏ, nguồn nước uống hay đơn thuần chỉ là một lớp bụi trong nhà cũng tiềm ẩn một nguy cơ nhiễm chì và thủy ngân từ sơn. Và đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình lại chính là trẻ em vì trẻ sẽ hít phải bụi, đút tay hoặc bất kỳ thứ gì nhặt được vào miệng mà chúng ta không thể kiểm soát được.
Nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn ở trẻ em vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn. Chúng gây ảnh hướng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Vì những ảnh hưởng đặc biệt nguy hại của chì và thủy ngân đối với sức khỏe nên nhiều quốc gia như Mỹ và các nước châu Âu đã cấm sản phẩm sơn sử dụng chì và thủy ngân từ đầu năm 1990. Xăng pha chì, dù được coi là cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô cũng bị cấm hoàn toàn từ năm 1986 tại Mỹ và từ năm 2001 tại Việt Nam.
Một số biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc chì và thủy ngân tại nhà:
- Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội thất và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân.
- Mua các vật dụng gia đình: đồ pha lê, đồ gốm hoặc đồ chơi cho trẻ em có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất.
- Có chế độ ăn thích hợp có nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì.
- Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn.
- Thường xuyên rửa tay.
- Để nước trong vòi chảy độ 60 giây, trước khi hứng vô chai lọ. Khoảng một tháng một lần, tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn.
 

tnx sưu tầm

Đậu xanh: ăn đúng cách mới có tác dụng

Mùa hè nắng nóng, các loại đậu, đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ được tiêu thụ mạnh bởi người dân mua về nấu cháo, nấu chè ăn giải nhiệt. Theo Đông y, các loại đỗ này còn có tác dụng giải độc, nếu biết kết hợp dùng theo nguyên lý của Đông y thì còn hỗ trợ chữa được bệnh.

https://lh3.googleusercontent.com/-5TbZUkO4m_4/T7Clt-hL9KI/AAAAAAAADx8/lMPMiJr7Eyk/s310/spvl_dauxanh.jpg

Đậu, đỗ mất tác dụng giải độc nếu bỏ vỏ

BS Phạm Thúy Hòa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đứng trên quan điểm dinh dưỡng, mùa nào dùng đậu đỗ cũng tốt bởi đây là thực phẩm giàu đạm và vitamin nhóm B. Chính giá trị dinh dưỡng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng. Đậu đỗ cung cấp kali, natri, bồi phụ các vitamin cho cơ thể. Vào mùa hè, ăn bát chè đậu đỗ có kèm chút muối có tác dụng giải nhiệt (khi nấu chè có kèm vài hạt muối sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải)...

Theo BS Cao Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế ứng dụng Đông y, Hội Đông y Hà Nội, người dân đã sử dụng đậu đỗ như một món ăn nhuận tràng và giải độc. Các loại đậu đỗ nói chung đều tốt. Tùy vào mục đích (giải độc, chữa bệnh ở tạng phủ nào) mà sử dụng loại đậu phù hợp. Ví dụ, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng...
 
Nói một cách cụ thể hơn, người gan nóng sẽ dùng đậu xanh, người đi tiểu nóng hay đi đái rắt, đái buốt, dùng đỗ đen; Người nổi rôm nhiều thì có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng. Dùng sống hoặc nấu canh sẽ có tác dụng tốt hơn. Đặc biệt, trường hợp ngộ độc nóng, người say rượu, dùng đậu ván trắng giã lấy nước cho uống sống rất tốt. Còn nếu trời nắng nóng, người bị chứng khô miệng, dùng đỗ đen, đỗ xanh đều tốt.
 
 Có một điều cần lưu ý, vỏ các loại đậu đỗ mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ (không đãi vỏ). Nếu đậu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như mất. Ngoài việc dùng đậu đỗ nấu chè ăn giải nhiệt, dùng đỗ xanh, đỗ trắng nấu canh với sấu sẽ thành món ăn rất bổ mát (hợp với người can hỏa và tính chất giải độc cao).
 
Trong 100g đậu đỗ cung cấp khoảng 350Kcal năng lượng (tương đương với gạo); Lượng chất béo, nhìn chung là thấp (chỉ khoảng từ 1 - 3g) trừ đậu tương cung cấp 18g; Lượng protein trong đậu đỗ (khoảng từ 20 - 25g), cao gấp 3 lần so với gạo. Đặc biệt, hàm lượng protein trong đậu tương lên tới 34 - 40g. Đậu đỗ giàu vi chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt.

Ngộ độc... dược thảo!

SGTT.VN - Tháng 7.2011, có ba trẻ em ở Dăk Lăk vì ăn quả rừng mà tử vong. Báo chí cũng từng thông tin có du khách lên núi khám phá rừng nguyên sinh đã thử nhấm nháp trái mã tiền vì ngỡ là cam rừng dẫn đến ngộ độc suýt chết.
 
Ở nhiều địa phương nhất là các vùng rừng núi rẻo cao, người dân thường sử dụng một số cây thuốc theo kinh nghiệm riêng, đôi khi không qua kiểm nghiệm hoặc thử độc tính. Có những cây cỏ được xếp vào danh mục thuốc độc, đã bị loại bỏ nhưng chính quyền địa phương không nhắc nhở hoặc cấm sử dụng, để xảy ra những trường hợp tử vong do ăn nhầm cây hoặc trái có độc tính. Ngoài ra, còn một số cây, trái phổ biến khác, vẫn còn được dùng trong các bài thuốc dân gian và đã gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm chết người mà không phải ai cũng biết để cảnh giác. Chúng chính là:


____________________
Cây vòi voi (Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B.), có chứa alcaloid pyrrolizidin trước đây vẫn dùng điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Người ta tình cờ phát hiện độc tính của chúng khi theo dõi tình trạng cừu chết hàng loạt ở Úc sau khi ăn loại lá cây này. Alcaloid huỷ hoại tế bào gan, có thể gây ung thư gan. Cây không được đưa vào danh mục cây thuốc nhưng ở nhiều vùng nông dân vẫn dùng vòi voi chữa đau khớp.


https://lh6.googleusercontent.com/-UmNXNlsgc9M/T7CmUoor9mI/AAAAAAAADyQ/fJ7DLz3gAq4/s310/spvl_voivoi.jpg

 ________________________

Cây sóng rắn (Albizia myriophylla Benth), hoạt chất của nó có thể ức chế hệ thần kinh vị giác và gây tê liệt. Vỏ cây có mùi thơm của cam thảo nên rất dễ nhầm với cam thảo bắc (thường dùng để làm lớp áo cho các loại ô mai). 
  

 
 ______________________________

Hạt thầu dầu (Ricinus communis, họ thầu dầu), dân gian hay dùng làm thuốc tẩy xổ, trong hạt có kèm độc tố ricin rất độc: chỉ cần 5 – 6 hạt là có thể khiến một bé nhỏ tử vong, 9 – 10 hạt đủ giết một người lớn! Cây lại được trồng nhiều ở nơi công cộng, vệ đường, rất vừa tầm tay trẻ con nên cần chú ý quan tâm.

 ____________________________

Cam thảo dây (Abrus precatorius, họ đậu), dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ – đen rất đẹp, dễ thu hút trẻ con, có chứa abrin cũng là độc tố gây chết người dù chỉ nhai vài hạt!

__________________________
Mã tiền (Strychnos nux vomica) có trái trông giống trái cam nhưng trong hạt chứa nhiều alcaloid độc, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

 ________________________

Trúc đào (Nerium oleander), hay được trồng làm cảnh, rất đẹp nhưng trong lá lại chứa một hoạt chất có tác động trên tim. Chất nhựa trong lá trúc đào có thể làm loét giác mạc, kích ứng da, ăn vào sẽ gây nôn mửa, yếu cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly và tử vong.

 _____________________________

Móc gai hay móc hùm (thuộc nhiều loài gồm Capparis versicolor, Capparis tomentosa, Capparis moonnii, họ màn màn), quả hình trứng như quả dâu da, ruột quả cũng có một lớp cơm nhầy bao bọc như quả dâu, trong chứa glycosid có thể gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.


 ____________________________


Lá ngón còn gọi là cây rút ruột (Gelsemium elegans), nếu nhầm với dây đau xương (được dùng làm thuốc bổ gân cốt) thì có thể khiến người bệnh mất mạng.

Nên nhớ không có ranh giới giữa thức ăn, thuốc và chất độc. Sự khác biệt giữa chúng chỉ ở liều lượng và cách dùng. Vì vậy cần cảnh giác người dân địa phương nhắc nhở con em mình không ăn những loại quả lạ để tránh hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp ngộ độc, khi thấy những triệu chứng khó chịu có thể cho uống sữa hoặc nước sắc cam thảo bắc, hoặc những loại nước sắc từ các cây cỏ có nhiều chất chát (tannin) để làm kết tủa chất độc, không cho ngấm vào máu, sau đó tìm cách cho nạn nhân nôn ra để loại độc chất.
DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM.

Thịt heo siêu nạc

https://lh4.googleusercontent.com/-hCjVS75-EIc/T7Cm3pntr5I/AAAAAAAADyk/jgoQPwtYH9A/s500/spvl_Heosieunat.jpg

Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn phù phép cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Từ thông tin người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại để tăng trưởng và tạo nạc cho heo, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương đã lấy mẫu thịt ngẫu nhiên bày bán ở chợ đi kiểm nghiệm và cảnh báo đến người tiêu dùng vì loại hóa chất này gây nguy hiểm cho người sử dụng.

''Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ'' - Ông H., một chủ trại heo ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)

Chẳng biết sau những thông tin cảnh báo đó, cơ quan chức năng chuyên môn vào cuộc như thế nào, ngăn chặn được đến đâu, nhưng thông tin ấy vô hình trung đã “dọn đường” để người nuôi heo sử dụng loại hóa chất đó một cách bí mật hơn, còn người bán bắt đầu cảnh giác và nếu không quen, không có người giới thiệu thì bất cứ ai hỏi cũng nhận được câu trả lời “không biết, không dùng và không bán”.
“Thần dược” tạo nạc
PV Thanh Niên đã có nhiều ngày thâm nhập giới nuôi heo ở các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom…(tỉnh Đồng Nai) - nơi được xem là nguồn cung cấp heo lớn ra thị trường và là nguồn cung cấp chủ yếu cho những lò mổ ở TP.HCM.
Ngay ngày đầu tiên trong vai “người nuôi heo”, đâu đâu chúng tôi cũng đều ghi nhận từ lái heo đến người nuôi heo những lời đồn đại về loại hóa chất siêu tạo nạc, trữ nước cho heo như một loại “thần dược”.
Khi heo nuôi bằng cám ăn thẳng được khoảng 80 kg đến 100 kg là đến lúc họ bắt đầu sử dụng “thần dược” siêu nạc. Loại hóa chất này không hề có nhãn mác, dạng bột màu trắng được các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở địa phương bán lẻ với giá 500.000 đồng/kg. Hóa chất này có tác dụng “biến” một con heo đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn. Đặc biệt, "thần dược" còn có tác dụng “đánh tan” mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da làm các lái heo không thể chê vào đâu được, hớp hồn người tiêu dùng ngay ở quầy thịt heo, tạo sức hút vô hình những tay thợ làm giò chả chuyên nghiệp.

Nuôi heo để ăn dần
Chứng kiến đồng nghiệp nuôi heo bằng hóa chất, ông K. - một người chăn nuôi ở H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết, ông không dám làm chuyện thất đức đó, dù được nhiều người chăn nuôi khác và cả lái heo rủ rê. Trong vườn ông luôn nuôi vài con heo để dành cho gia đình ăn dần, không dám ra chợ mua thịt ăn vì sợ mua nhầm heo “dính” hóa chất.

Việc sử dụng hóa chất (người nuôi heo gọi bằng thuốc tạo nạc, trữ nước) cho heo ăn rất đơn giản, theo công thức truyền tai nhau bằng 3 cách: Nếu cho heo ăn bằng cách hòa loãng với cám ăn thẳng thì mỗi thùng loại 20 lít bỏ vào 1 thìa cà phê. Còn pha với thức ăn khô để cho heo ăn bằng máng tự động thì 1 kg pha với 1 tấn cám. Riêng cách hòa với nước cho heo uống thì 1 thìa cà phê hóa chất pha với 15 lít nước, hoặc 1 kg thuốc pha với 2.000 lít nước.
Những người chăn nuôi “trời ơi” này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng. “Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết, nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…”, T. - người từng nuôi heo bằng loại hóa chất trên, nay chuyển sang làm lái heo, tiết lộ với chúng tôi.
Mỗi ngày tăng 2 kg!
T. ngụ ở huyện Trảng Bom, chuyên đi thu mua heo trang trại và những hộ dân ở một số huyện, như: Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Trảng Bom, rồi vận chuyển về TP.HCM giao cho những lái buôn, sau đó vào các lò mổ.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.
 
Heo đang được cho ăn “thần dược” - Ảnh: Hoài Nam
T. đưa chúng tôi đến một trại heo tư nhân ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nơi có hàng trăm con heo lớn nhỏ và có 30 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng. Trại heo khá rộng, hai công nhân đang tất bật với công việc tắm heo và bê những thùng cám ăn thẳng cho heo đổ vào máng tự động. Trại heo được chia ra nhiều chuồng nhỏ. Mỗi chuồng có khoảng 30 con, lớn nhất khoảng 1 tạ, nhỏ khoảng 20 kg. Ông chủ nuôi heo tên H. dẫn chúng tôi ra xem bầy heo 30 con. Bầy heo nhìn khá bắt mắt, con nào con nấy mông vai căng tròn, mũm mĩm đang nằm ngủ li bì dưới nền chuồng còn vương vãi những hạt cám heo ăn thẳng.
Trước khi lên xe đi xem bầy heo nhà kế bên, ông H. đòi tăng giá bán, nhưng T. không đồng ý vì cho rằng giá heo đang rớt từ sau tết đến nay. Tâm sự với chúng tôi, ông H. than: “Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ”.
Giống như bầy heo trong trang trại nhà ông H., trang trại của ông S. ở Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) cũng chuẩn bị xuất chuồng với khoảng 40 con; con nào mông, vai cũng căng tròn, nằm la liệt. Khi chúng tôi có mặt thì đến giờ cho heo ăn chiều. S. lấy muỗng múc một thìa bột màu trắng ngà đổ vào chiếc thùng đang ngâm cám, rồi lấy cây quậy đều, sau đó đổ vào máng cho cả bầy heo tranh nhau ăn ngon lành. “Bầy này em mới cho ăn thuốc được 7 ngày, đang tính tuần sau bán mà giá xuống thấp quá…”, S. than thở.

Đổ thức ăn thẳng ra trộn với hóa chất trước khi cho heo ăn
 
Những con heo ăn phải hóa chất mông vai căng tròn
 
Không dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động
 
Heo ăn phải hóa chất nằm la liệt

Sức khỏe của quí vị sẽ ra sao? Nếu ăn phải heo nuôi bằng thực phẩm chất hóa học?
Từ Hi Thái Hậu ăn chuột bạch đời thứ ba nuôi bằng sâm hảo hạng thì được sống lâu. Còn quí vị ăn thịt heo nằm la liệt bị sưng lên vì chất hóa học thì như thế nào?

- Ảnh: Hoài Nam

Đố quí bạn chớ người ta dùng chất gì để nuôi heo? Thưa đó là chất: ractopamine
Description: 3-12-2012 7-51-21 PM
Chất tăng trọng Ractopamine

Salbutamol và Clenbuterol là những chất tăng trọng đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Nhưng riêng Ractopamine, việc quản lý không đơn giản. Nước ta cấm dùng chất này, trong khi nhiều nước khác lại cho dùng.

Ractopamine là gì?dilatation
Ractopamine có công thức hóa học là C18H23NO3, không phải là một steriod hay là hormone, mà là β2-adrenergic agonist. Chất này tác động làm cơ nghỉ ngơi (relaxation) và vì vậy gây giản nở các nang phổi, cơ tử cung thư giản và bài tiết insulin. Một số tác dụng phụ đã xuất hiện trên một số bệnh nhân như mất ngủ, lo lắng và rùng mình.
Ractopamine là loại thuốc đã được sử dụng như chất phụ gia trong thức ăn để tăng tỷ lệ nạc khi cho lợn ăn. Pha trộn Ractopamine vào thức ăn làm tăng sự phát triển cơ một cách nhanh chóng, chỉ một lượng nhỏ trong thức ăn có thể làm tăng đáng kể lượng protein và giảm tích lũy mỡ trong cơ thể con vật. Đối với lợn vỗ béo giai đoạn cuối - khoảng sau 50kg, chỉ cần 18.5 g ractopamine thêm vào trong 1 tấn thức ăn (20 ppm) sẽ làm tăng protein lên 24% và giảm mỡ xuống 34%.
Ở Mỹ, chất này được sử dụng dưới dạng ractopamine hydrochloride với tên Paylean do công ty Elanco Animal Health sản xuất tháng 12 năm 1999. Sau đó, hơn 20 nước đưa vào sử dụng như Australia, Brazil, Canada, Mexico và Thailand.  Tuy nhiên đến 2002, nó bị cấm ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
 
Quản lý như thế nào?
Ở Việt Nam việc cấm Ractopamine cũng có nhiều tranh luận. Một số công ty cho rằng việc cấm Ractopamine trong chăn nuôi nhưng không thấy cấm trong thịt nhập khẩu.  Vì vậy, đã tạo ra sự không công bằng vì thịt heo chủ yếu được nhập từ các nước cho phép sử dụng có giá thành rẻ hơn nên chắc chắn sẽ đánh bại nghề chăn nuôi heo trong nước. Tuy nhiên, việc đưa Ractopamine trong thịt nhập khẩu vào danh mục kiểm soát cũng không dễ bởi trước đây nước ta đã từng ký các hiệp định thương mại song phương trong đó có điều khoản là chấp nhận các tiêu chuẩn hàng hóa của nhau.
Theo các tài liệu khoa học, việc sử dụng Ractopamine trong giai đoạn vỗ béo 1 tháng cuối (bắt đầu 80kg) là một tiến bộ kỹ thuật vì nó thúc đẩy tăng trưởng rút ngắn thời gian nuôi từ 4-6 ngày, giảm 12,6 thể tích nước tiểu, 7,9 khối lượng phân (rất có ý nghĩa về môi trường), giảm 14,9% lượng đạm đi theo con đường bài tiết, giảm độ dày mỡ lưng từ 15,5 mm xuống 10,9 mm, tăng tỉ lệ nạc không mỡ từ 55,5 lên 59,1%.
Trong khi Salbutamol và Clenbuterol thường bị tích lũy lâu trong thận, gan và mỡ vật nuôi, thì Ractopamine bị đào thải rất nhanh qua con đường nước tiểu, sau 2 ngày lượng đào thải là 73%, sau 4 ngày đào thải 93% và sau 14 ngày thì bằng các phân tích sắc ký cũng không còn phát hiện ra. Chính vì vậy, các nước chấp nhận cho sử dụng Ractopamine đều có quy trình tuyệt đối không được sử dụng Ractopamine trước khi giết mổ 14 ngày. Vậy là từ việc cấm hay không cấm đã trở thành quản lý đựơc hay không quản lý được. Việt Nam liệu có nên đi theo cách quản lý của các nước?

PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN):
Ractopamine làm rối loạn nhịp tim...
Ractopamine thuộc nhóm hormone dẫn chất của axit amin, tác dụng trên heo là tăng tốc độ tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng mô cơ xương, giảm mô mỡ. Ractopamine tăng hiệu quả sử dụng thức ăn 5-15%, tăng nạc 2-5%, đặc biệt là tỉ lệ thịt đùi tăng đến 10,7%. Những biểu hiện khi ăn thịt siêu nạc có Ractopamine cũng như Salbutamol và Clenbuterol là lo lắng bất an, rối loạn nhịp tim, ù tai, tim đập nhanh, cơ mặt và các chi run rõ rệt, đau cơ, buồn nôn.

Chất độc trong thực phẩm


Không ít căn bệnh, thậm chí cái chết có nguyên nhân từ chính những thực phẩm hằng ngày. Bởi những thực phẩm đó có chứa độc tố mà bạn không hề hay biết.
Dưới đây là 8 thực phẩm thường ngày chứa độc tố có thể… giết chết người.
1. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, …
Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
2. Mộc nhĩ trắng biến chất
https://lh6.googleusercontent.com/-CWLhLU2mAAA/T7CoDZpY44I/AAAAAAAADy8/Qi0hZ5smATI/s430/spvl_chatdoc.jpg

Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, …
3. Rong biển bị đổi màu
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.
4. Giá đỗ không có rễ
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Quá trình sản xuất giá đỗ không có rễ thường sử dụng thuốc diệt cỏ. Trong khi đó, thuốc diệt cỏ lại chứa chất độc gây bệnh ung thư.
5. Chè bị mốc
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Chè bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
6. Dưa muối chưa chín
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Dưa muối chưa chín có thể có chất độc nitrite, rất có hại cho cơ thể.
7. Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh có chứa một lượng lớn thành phần độc solanine.
8. Khoai lang có đốm đen ở vỏ
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Khoai lang có những đốm đen ở trên vỏ là do nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng

 


 

Mời coi thêm