Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Ăn cá nhiều nhớt có thể bị nhiễm độc

Cá có bản năng thích ứng, chống chịu để sống. Chất độc thấm qua mang và đường bên. Khi có chất độc, cá sẽ tạo ra độ nhớt để chống chịu lại.

Ăn cá nhiều nhớt có thể bị nhiễm độc
Cá to nhiễm độc nhiều hơn cá bé

Sinh viên Trần Vân Anh, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã lấy 5 loài cá, mỗi loài 3 mẫu được bán ngẫu nhiên ở chợ Hà Nội để phân tích chất metyl thủy ngân. Kết quả, trừ mẫu cá trắm giòn không phát hiện thấy metyl thủy ngân, còn các mẫu khác đều có chứa metyl nằm trong khoảng 0,01µg/kg - 0,39µg/kg. Lượng metyl thủy ngân trong cá thu là cao nhất: 0,39µg/kg, cá hồi: 0,10µg/kg, cá chỉ vàng 0,03µg/kg, cá cam: 0,02µg/kg.

Từ phân tích trên cho thấy, lượng metyl thủy ngân tích lũy trong cơ thể các loại cá có kích thước và trọng lượng lớn như cá hồi, cá thu... cao hơn các loại cá nhỏ như cá cam, cá chỉ vàng. Đây cũng là cách giải thích về sự tích tụ metyl thủy ngân theo chuỗi thức ăn trong môi trường sống.

Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, người hướng dẫn đề tài này cho hay, metyl thủy ngân là một dạng của thủy ngân. Metyl thủy ngân có trong môi trường nước ngọt và đại dương, trong cơ thể sinh vật.
 
Cá nhỏ ăn sinh vật phù du, cá lớn ăn cá nhỏ... và con người đánh bắt cá làm thức ăn. Theo chu trình này, metyl thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể. "Bản thân metyl thủy ngân là chất độc thần kinh, đặc biệt là phụ nữ có thai. Vì thế, việc biết được các hàm lượng chất độc này trong hải sản sẽ giúp người dân có chế độ ăn uống hợp lý, phòng ngừa các nguy cơ đối với sức khoẻ", PGS.TS Đỗ Quang Huy nhấn mạnh.

Khi phụ nữ có thai ăn phải thức ăn có thủy ngân dẫn đến thiếu hụt năng lượng trong tế bào não và gây ra những rối loạn trong việc truyền kích thích thần kinh của bào thai. Đây là cơ sở để giải thích vì sao các trẻ sơ sinh được sinh ra những bà mẹ nhiễm metyl thủy ngân sẽ có những tổn thương không thể hồi phục được của hệ thần kinh trung ương, bao gồm phân liệt thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và chứng co giật.
 
Thậm chí, các khoa học còn chứng minh khi bào thai tiếp xúc với metyl thủy ngân liều thấp cũng sẽ có ảnh hưởng như điếc, mù, giảm khả năng nhận thức do metyl thủy ngân can thiệp vào sự phân chia tế bào, tổng hợp protein của tế bào thần kinh. Còn ở người đang phát triển và trưởng thành, metyl thủy ngân có thể có tác dụng phụ trên hệ thống tim mạch như mắc bệnh tim và huyết áp.

Loại bỏ cá nhiều nhớt
PGS.TS Trịnh Thị Thanh, chuyên ngành độc học sinh thái, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, bằng mắt thường không nhận biết được cá nhiễm độc kim loại nói chung, metyl thủy ngân nói riêng.

 
Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể nhận biết yếu tố cá nhiễm độc chính là nhớt. "Cá có bản năng thích ứng, chống chịu để sống. Chất độc thấm qua mang và đường bên. Khi có chất độc, cá sẽ tạo ra độ nhớt để chống chịu lại. Nhưng nhớt này vô hình trung lấp luôn đường tiếp xúc giữa nước và cá là mang và đường bên khiến cá bị ngạt. Vì thế, nên chọn cá tươi, không có biểu hiện khác thường, ít nhớt", PGS.TS Trịnh Thị Thanh phân tích.

Theo các nhà nghiên cứu, quy chuẩn Việt Nam, giới hạn mức tồn dư cho phép đối với các loài cá là 0,5mg/kg, cá ăn thịt là 1,0mg/kg. Lượng ăn vào cơ thể con người hằng tuần không gây hại đến sức khoẻ con người là 0,0016mg/kg. Vì thế, đối chiếu các kết quả thí nghiệm của sinh viên Vân Anh cho thấy, các mẫu thí nghiệm tại Hà Nội đều có lượng thủy ngân rất thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép.

Nguồn: bee

Cẩn thận với gỏi bắp chuối và ngó sen

Những sự thực về việc thịt gà nhuộm bột sắt lấy màu vàng, giá đỗ phun thuốc kích mầm, chân gà ngâm trong dung dịch ôxy già để làm trắng, chất phụ gia dùng làm bánh bao trắng, xốp, nở nhờ chất phụ gia nhập lậu từ Trung Quốc đã từng khiến người tiêu dùng kinh hãi thì mới đây, hoa chuối và ngó sen tiếp tục bị "lật tẩy" vì dùng hóa chất cực độc để tẩy trắng.Theo tiết lộ của anh Nguyễn M. H., người từng làm đầu bếp trưởng tại một khách sạn lớn ở Hà Nội, các món có hoa chuối nhìn thì bắt mắt nhưng chớ nên ăn vì đã được ngâm trong chất tẩy đường, một loại chất tẩy cực mạnh và độc. Để xác minh thực hư, PV đã tìm đến một số đầu mối cung cấp hoa chuối cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn theo địa chỉ anh bạn đầu bếp này mách. "Phù phép" thực phẩmTrong vai người mới mở nhà hàng, muốn "đẩy" hai món nộm hoa chuối và nộm ngó sen tai lợn lên thành thương hiệu riêng, chúng tôi tìm đến một địa chỉ chuyên cung cấp hoa chuối, ngó sen trên đường Nguyễn Thiện Thuật, khu vực đối diện chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nhìn quầy hàng rau đơn giản không ai nghĩ đây lại là nơi cung cấp ngó sen, hoa chuối được tẩy trắng với số lượng lớn cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội.Khi nghe chúng tôi băn khoăn việc sau khi chế biến, hoa chuối, ngó sen trở nên thâm đen, lúc chế biến không đẹp mắt lại có vị chát, bà chủ tên Minh khẳng định như đinh đóng cột: "Nếu mua về cho gia đình thì chỉ cần ngâm nước muối là sạch còn đối với nhà hàng, khách sạn cần đẹp mắt và giữ độ tươi lâu thì phải được tẩy trắng".
 
Hoa chuối thái sẵn khi đã được ngâm qua "bột bí ẩn" đã trắng tinh thế này
Cũng theo bà Minh, trước đây bà chỉ cung cấp hoa chuối còn nguyên cho các nhà hàng, quán ăn nhưng được một thời gian thì các mối lấy hàng giảm dần. Lý do là hoa chuối sau khi được phía nhà hàng ngâm nước chanh thì qua nửa ngày đã chuyển màu thâm đen, lại có vị hơi chát. Nếu để đến hôm sau thì mất hẳn độ giòn nên khi chế biến sẽ bị nhũn. Sau một ngày, nhà hàng phải đổ bỏ tất cả số hoa chuối đã thái, không dám mang ra phục vụ khách."Bây giờ, tôi bán hoa chuối đã qua sơ chế tẩy rửa, đảm bảo trắng tinh, giòn dai, không thâm nhựa, không hỏng và tuyệt nhiên không có vị chát" - bà Minh hồ hởi. Lấy cớ xin số điện thoại để liên lạc, chúng tôi tìm đến một đầu mối chuyên cung cấp mặt hàng này tại góc chợ Long Biên. Chủ cửa hàng là bà Mùi tỏ vẻ rất chuyên nghiệp: "Muốn lấy hàng phải điện thoại trước một ngày, sau đó tôi sẽ cho người mang rau chuối, ngó sen đến tận nơi".Khi PV ngỏ ý hỏi về tên gọi, địa điểm bán bột tẩy này để mua về cho đầu bếp tự sơ chế thì bà cau mặt: "Đến tôi còn không pha đúng liều lượng nước nữa là các cô. Có hôm pha quá làm sợi chuối thâm đen, nhão mềm chứ ko giữ được độ dai và giòn".Càng tươi càng độc Qua tìm hiểu, bà Mùi cho biết, giá bán hoa chuối đã được tẩy trắng là 30.000 đồng/kg, lúc cao điểm và không phải vụ giá lên tới 50.000 đồng, giá bán 1 kg ngó sen là 45.000 đồng. Trong khi, giá bán hoa chuối chưa qua tẩy trắng khoảng 15.000 đồng/kg.
Ngày 9/4/2011, Viện Công nghệ Hóa học TP.HCM đã kết luận định tính cho chất bột trắng dùng ngâm măng là hai chất sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3). Đây là hai chất có gốc sulphite, cực mạnh, dùng trong phim ảnh và tẩy trắng vải, len, xử lý mủ cao su và thuộc da. Còn gói bột màu vàng, kết quả định lượng phát hiện kim loại nặng với hàm lượng Cd (cadmium) 0,625mg/kg. Tuy nhiên, khi được hỏi về mức giá của loại bột bí ẩn này, bà Mùi không ngần ngại "dọa" khách: "Giá đắt đấy, từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg. Mà không phải ai cũng mua được đâu nhé". Thấy chúng tôi tỏ vẻ băn khoăn xem loại thuốc này liệu có ảnh hưởng gì không, bà bán hàng đảo mắt một lượt xung quanh rồi ghé tai nói nhỏ: "Làm hàng thôi các cô, cùng là chỗ buôn bán nên tôi nói thật, khách ăn uống cứ thích hoa chuối phải trắng muốt, nhưng càng bắt mắt thì chứng tỏ lượng bột và thuốc tẩy trắng càng nhiều. Nghe đâu chất tẩy trắng ấy là tẩy đường, nếu người nhà ăn thì các cô ngâm riêng ra, đừng cho thứ nước này vào".Nói về công đoạn ngâm tẩm hoa chuối, bà Mùi cho biết, hoa chuối sau khi thái mỏng sẽ ngâm qua khoảng 3 - 4 lần nước pha với bột tẩy trắng, mỗi lần một thìa cà phê pha tương ứng với 1,5 lít nước. Càng nước sau càng nên pha nhiều thuốc tẩy để đẩy độ mạnh lên, giúp hoa chuối trắng đều, đặc biệt có thể để được 10 - 20 ngày mà không bị thối, hỏng. Bà Mùi cũng không quên quảng cáo, nhà hàng muốn mua hoa chuối trắng cỡ nào, tôi làm theo yêu cầu cỡ đó.Đối với mặt hàng ngó sen thì nguồn cung cấp chính ở miền Nam. Do thời gian vận chuyển kéo dài nên phía bên nhà cung cấp trong Sài Gòn vận chuyển kèm cả nước ngâm đã pha sẵn hóa chất để tiện cho việc bảo quản. Ngó sen được bán theo từng bịch (mỗi bịch 1 kg) đã kèm nước ngâm với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg.Theo các nhà cung cấp này, mỗi ngày gia đình bà bán ra đến vài tạ hoa chuối và một lượng lớn ngó sen cho các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp ở Hà Nội. Chỉ cần một lượng nhỏ bột tẩy đường kèm ít phèn chua là có thể hô biến vài chục cân hoa chuối thành trắng muốt trong tức khắc.
Có thể gây tử vong Theo các chuyên gia về sức khỏe, một số loại rau quả như ngó sen, hoa chuối... thường được tẩy trắng bằng chất magnesium sunlfate. Chất này được sử dụng để tẩy vải sợi, rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Các loại bánh, lòng lợn, giá sống lại được làm trắng bằng chloride sodium hydrosufite. Khi bị nhiễm qua đường khí quản, chất này sẽ gây khó thở, nghẹt thở... Nhiều quán ăn còn sử dụng kali sulfite để làm trắng bún, da lợn... Chất này nếu sử dụng liều lượng vượt quá quy định có thể gây viêm da, teo ruột. Còn dừa xiêm đã bóc vỏ mà có màu trắng đẹp thường được ngâm thuốc tẩy javen - loại nước tẩy khi vào trong cơ thể người có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong... (Theo Người đưa tin)

Những lợi ích của gia vị và rau thìa là

Người Việt mình khi nấu ăn, làm bánh, nấu xôi chè thường dùng gia vị. Các loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày không những đem lại vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ mà có thể những người bạn vàng của ông táo chả màn, chả ke đến những ích lợi thực sự của nó; đó là  tai vị (hồi), gấc, lá dứa, lá cà ri (bay leaves), húng quế, thìa là thơm,... ta bỏ vào thôi, hu ke buddy!
Sau đây là những đặc điểm của gia vị về phương diện sức khỏe:
1.. Chống ôxy hoá
Chất chống ôxy hoá trong các loại gia vị giúp trung hoà các gốc tự do, vốn được sản sinh trong suốt quá trình tạo năng lượng cung cấp cho tế bào. Các tổn thương gây ra do quá trình ôxy hoá gồm những bệnh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Cách tốt nhất cung cấp chất chống ôxy hoá cho cơ thể là sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau quả và các loại gia vị. Theo Tạp chí Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Journal of Nutrition), số xuất bản tháng 7, năm 2006 thì các loại gia vị giàu chất chống ôxy hoá nhất là các thực phẩm thuộc nhóm rau quả tươi.
2.. Kháng viêm
Rất nhiều viêm nhiễm của cơ thể xuất hiện dưới dạng bệnh mãn tính gây tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể. Loại viêm nhiễm này gây ra bởi một số yếu tố như: béo phì, nhiễm trùng, các bệnh răng miệng, ngộ độc và các bệnh giảm khả năng miễn dịch. Này nhé bạn vàng chất phyto có trong các loại gia vị có tác dụng kháng viêm mạnh. Những gia vị có khả năng chống viêm nhiễm như lá húng quế, tỏi, gừng, cam thảo, tía tô, kinh giới, húng tây và nghệ.
 
 kinh giới,
3.. Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch khoẻ mạnh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, nhiễm trùng và các bệnh nguy hiểm khác. Việc sử dụng các thực phẩm có chứa các gia vị giàu các thành phần có khả năng miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật và viêm nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh gây ra do hệ miễn dịch suy giảm. Gia vị giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể là ớt, tỏi và hạt tiêu đen.

4. Giải độc
Môi trường ô nhiễm và các chất hoá học có hại có nhiều trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Sự trợ giúp của các gia vị trong bữa ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khoẻ.
Các gia vị có khả năng giúp cơ thể giảm độc tố như mù tạt, quả thuộc họ cam quýt (citrus fruits), nghệ, cam thảo, rau mùi,...
5.. Chống ung thư
Nguyên nhân chính gây ung thư là sự biến đổi AND, đẩy nhanh quá trình lão hoá và gây đảo lộn gene. Có nhiều hợp chất trong các loại gia vị như hồi, rau húng quế, hạt tiêu đen, lá đinh hương, thìa là, tỏi, sả, gừng, trà xanh, hương thảo, mù tạt và nghệ có khả năng bảo vệ gien khỏi ảnh hưởng của các độc tố và các gốc tự do.
  húng quế
6.. Giảm bệnh tiểu đường
Các chất phyto có trong các loại gia vị giúp điều chỉnh cơ chế bệnh lý, giảm bệnh tiểu đường và rối loạn trong trao đổi chất. Quế, lá cà ri, tỏi, sả, gừng, rau mùi là những gia vị rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường và mỡ máu máu. Vô số hợp chất chống ôxy hoá trong các loại gia vị giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình ôxy hoá nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
7.. Ngừa bệnh Alzheimer
Những yếu tố như quá trình ôxy hoá, viêm nhiễm và việc tích tụ các chất độc trong não có liên quan chặt chẽ đến việc phát triển của bệnh Alzheimer. Các loại gia vị như nghệ, đinh hương, gừng và tỏi giúp bảo vệ hiệu quả và giảm ảnh hưởng của bệnh.. Chất chống ôxy hoá, kháng viêm và giảm độc giúp ngừa bệnh Alzheimer hữu hiệu.
8.. Phòng bệnh tim mạch
Các bệnh liên quan đến tim mạch thường đi kèm với lượng cholesterol và triglyceride cao, huyết áp cao, béo phì, hay hút thuốc, tiểu đường và bệnh viêm nhiễm mãn tính. Các loại gia vị giúp chống lại các bệnh về tim mạch như quế, rau mùi, lá cà ri, tỏi, gừng, mù tạt, lá hương thảo, húng tây giúp ngăn các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ. Hihihi... tôi mê các thứ ni vô cùng.
  lá cà ri

9.. Tăng cường thị lực
Các bệnh về mắt đặc biệt hay gặp ở người ngoài 50 tuổi (giảm thị lực). Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn giàu gia vị có khả năng chống lại quá trình ôxy hoá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, và tăng thị lực lên 35%.
10. Chậm lão hoá
Môi trường ô nhiễm, cuộc sống căng thẳng là nguyên nhân gây lão hoá nhanh kéo theo nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác. Sử dụng các đồ ăn có nhiều gia vị chứa nhiều chất chống ôxy hoá và chống viêm nhiễm giúp làm chậm lại tiến trình lão hoá của cơ thể, bảo vệ cơ thể khói tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Nói riêng về rau thìa là loại rau ông giời ban phát cho nhân loại, nhất là các ông bà bạn vàng của ông táo. Ví dụ bạn làm món chả cá Lã Vọng mà thiếu rau thìa là hỏng bét hết, tương tự như món chả bò quốc hồn quốc túy của nước Đại Cồ Việt ta phải có thìa là mới ngon, đúng goût bà lang trọc. Khi tôi nấu canh chua khóm với troutfish hay whitefish thì thường đệm vào tí hương thìa là cho thơm tô canh, cho xanh màu tình ái; Hoặc giả món cháo lươn, cháo frog-legs, cháo hải sản abalone, cháo diệp/scallop, cháo cá basa giải cúm heo, cho gừng, tiêu, dill vô, có thể vi rút cúm lợn sẽ chào thua mà thôi.


Theo DS Lê Kim Phụng cho biết thìa là có những đặc điểm đáng yêu như sau:
Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, Mỹ ngữ gọi là "dill", họ hoa tán. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn và làm thuốc.
Người dân hay dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn rất nên thuốc.

Rau thìa làTheo đông y học, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.
Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, một giọt dầu thìa là trộn với một giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ.
Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: lấy hạt thìa là nướng vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia uống 2-3 lần trong ngày. Đây là thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính.
Chữa bệnh đường hô hấp: khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60 gam hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: thìa là làm giảm đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Dùng 60gam dịch chiết lá thìa là trộn chung với một muỗng nước ép rau mùi tây, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.
Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Thìa là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.
 gấc


 lá dứa



tai vị (hồi)

Rau thìa là vừa ngon, vừa bổ, lại chữa được bệnh

Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, họ hoa tán. Dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn là vị thuốc quý.

Thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng
Theo y học cổ truyền, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, vị tí ti nhân nhẩn, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Thìa là còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.
1-Chữa rối loạn tiêu hóa:
Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, một giọt dầu thìa là trộn với một giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ.
 
Có rau thìa là cá nướng thơm ngon hơn.
2- Chữa tiêu chảy và kiết lỵ:
Lấy hạt thìa là nướng vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia uống 2-3 lần trong ngày. Đây là thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính.
3- Chữa bệnh đường hô hấp:
Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60 gam hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
4- Chữa rối loạn kinh nguyệt:
Thìa là làm giảm đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Dùng 60 gam dịch chiết lá thìa là trộn chung với một muỗng nước ép rau mùi tây, chia ba lần uống trong ngày.
5- Chữa hơi thở hôi:
Nhai hạt thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.



Rau thìa là không thể thiếu trong món chả cá
6- Chữa mụn nhọt và sưng tấy:
Giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
7-Tác dụng với phụ nữ có thai và cho con bú:
Thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Thìa là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.

Ăn hải sản sống

Nhiều người tưởng rằng vắt chanh vào hải sản có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chỉ có nấu chín mới có thể diệt giun, sán.
Từ xưa, con người đã “ăn tươi nuốt sống” các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến... Những loại hải sản này nếu ăn sống quả là có hương vị lạ thường và các chất dinh dưỡng được “bảo toàn” hơn là nấu chín. Tuy nhiên, do môi trường sống ngày càng phức tạp, trong vài thập niên gần đây, nhiều chứng bệnh nghiêm trọng đã xảy ra do cách ăn uống này. Một số trường hợp nghiêm trọng đã tử vong.

Nguy cơ sán lá gan từ cá sống

Cá thường rất có khả năng bị nhiễm một loại ký sinh trùng gọi là sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể “bày binh bố trận” ở các ống dẫn mật trong gan và túi mật. Một khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây viêm nhiễm các đường ống dẫn mật, gây khó khăn cho việc dẫn mật từ gan về túi mật và ruột. Tiến trình gây viêm ống dẫn mật có thể gây đau, vàng da, sốt... Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan.


Trong hàu sống có chứa
rất nhiều nguyên sinh vật
và vi khuẩn[ở My,tiệm ăn My câu khach bằng những món hải sản ăn sông,tiệm
ăn Nhật,hay tiệm grocery My sang là có bán thịt cá tươi,mà chính phủ ko cấm vì ít thấy
có người đến báo vì ăn đồ hải sản tươi bị độc,bât cứ đồ ăn gì ko tươi,ăn vào là biết nhau ngay,nhất là đồ hải sản ko tươi,ăn vào là đi tháo tỏng chạy ko kịp!]

Sự nhiễm sán lá gan sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan không có khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu, không còn chức năng khử độc. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.
Tôm, cua đầy giun sán ký sinh
Những loại thủy sản này là “khách sạn” của vô số các loại giun sán ký sinh. Điển hình nhất là loại giun Paragonimus westermani. Cua, tôm, tôm hùm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh này. Những người ăn sống những loại thực phẩm này sẽ mắc chứng bệnh Paragonimiasis (tạm dịch: chứng ho ra máu địa phương).
Đây là dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán Paragonimus trong phổi. Triệu chứng giống như viêm phế quản, khó thở, ho ra máu. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm ký sinh trùng này. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng “tạm trú” ở tá tràng, rồi đi qua thành ruột vào khoang bụng. Sau đó, sẽ vượt qua thành bụng và cơ hoành để đi vào phổi.
Chúng cũng có thể “chuyển địa bàn” đến não và các cơ sợi và có thể “định cư” tại đây trên 20 năm. Trên đường xâm nhập cơ thể, chúng luôn để lại “hành tung” như gây tổn thương phổi, viêm ruột... Những dấu hiệu cấp thời cần lưu ý là đau bụng, ho, sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosinophilics, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, phì đại gan, lách...
Cẩn thận với hàu sống
Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Trong những tháng hè ấm áp, số ký sinh trùng tá túc trong thịt hàu gia tăng gấp bội. Ký sinh trùng “khét tiếng” trong hàu là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus..., gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da.
Những người bị tiểu đường, ung thư, mắc bệnh về gan, rối loạn miễn dịch, các bệnh về đường tiêu hóa khi bị nhiễm ký sinh trùng trên trong nhiều trường hợp có thể tử vong chỉ sau 2 giờ. Vì vậy, những người bệnh này tuyệt đối không ăn hàu sống.
Có nhiều người tin rằng nếu vắt chanh vào hàu và các hải sản sống (gọi là tái chanh) có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chứ không có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun.
Nên ăn chín hải sản
Để thu thập chất dinh dưỡng, các loại động vật thân mềm đưa vào cơ thể một lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong nước. Chúng có thể tiêu hóa các vi khuẩn gây bệnh dịch tả, các virus gây bệnh viêm gan siêu vi A. Điều đáng chú ý là những loại vi khuẩn và virus này không gây hại cho chúng như đối với con người. Nếu những loại hải sản được ăn sống, không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì con người sẽ bị “dính” nhiều căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nấu chín, những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nói trên sẽ bị tiêu diệt.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
(ĐH Dược Curtin- Ú
c)

Dược thảo độc hại

  Nhiều người bệnh Tiểu Đường lâu năm, thuốc tây dần dần không thể control như ý, nên tìm các thứ dược thảo uống phụ thêm (uống thử khi nghe quá nhiều người khen ngợi).


Thấy cho phép bán trên thị trường, chắc ít ra cũng có sự kiểm tra của bộ y tế mới cho giấy phép bán. Một sản phẩm liên hệ đến sức khoẻ, phải được nghiên cứu kỷ về dược tính và độc hại trước khi cho phép, nhưng chuyện này không như mọi người nghĩ, nên cần phải đề cao cảnh giác hơn nữa.

Tôi đã chỉ uống thử hơn 1/2 ly hơi đậm 1 chút của Trà Đinh (trà Đắng). Đường xuống nhanh thấy rõ, nhưng tức thì sau vài tiếng bổng đi xiểng niểng, nhủi về bên trái, gần té và ngày sau (không uống thêm chút nào), đầu óc 1 thoáng (vài giây) không biết gì cả và mất thăng bằng.
Có nhiều người uống hơi lợt 1 chút không thấy ngay tác dụng độc hại của nó, nên tiếp tục uống để rồi bị ngộ độc tính loại kinh niên, xáo trộn nhiều cơ quan đến sinh tử vong vì nó mà không hay biết như trường hợp bác sĩ VN ở Âu Châu đã có lần báo động.
Hãy ngừng uống Trà Đinh ngay
 
Lá cuộn nhỏ lại như cái đinh, còn gọi là trà đinh
Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel Paris 14, mà chủ đề là bệnh Tiểu đường. Giáo sư Trần Đại Sỹ diễn giảng đề tài về khả năng Y khoa Trung quốc, Việt Nam trong trị tiểu đường có đoạn : « Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng 9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam thì cấp quốc gia có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể bên cạnh còn những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.

Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.

Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.

Xuyên tâm liên
Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.

Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.

Tim sen

Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.

Trà đắng (trà đinh)
Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam, Nam Trung quốc mang sang.

Xin thuật hai y án mới nhất: 1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Đức)
Có một con gái 18 tuổi, đã cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường bị mất ngủ, phong thấp. Tết A^'t Dậu (2005) về thăm quê. Được người nhà khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và phong thấp giảm đau (do tính hàn, chống phong là dương tà). Khi rời Việt Nam về Berlin, mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn tháng :
– Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.
– Trí nhớ giảm thoái,
– Nhịp tim còn 55/ phút,
– Bàn chân, tay lạnh,
– Lưng lạnh,
– Độ kính lão từ 1,5 tăng lên 2,5.
– Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.
Bác sĩ gia đình là người Đức, nên không hề biết gì về Trà đinh, mà cứ cho rằng bà X bị tình trạng lão hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ 5, đang đi đường bị choáng váng, ngã. Đưa vào bệnh viện. Bệnh viện tìm ra :
– 65% tế bào óc không làm việc,
– Tâm lực suy yếu.
– Bao tử, ruột, gần như không làm việc.
– Siêu vi gan B, do độc tố.
Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.

2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.
Vì con dâu bà là học trò của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị cho bà (Médecin traitant) đã 9 năm. Cũng qua liên hệ này tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận tình : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói (sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hư! ơng. Không biết ai khuyến khích, bà bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một ngày, mà lý ra chỉ dùng 5g là đã có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà trình diện, nhìn sắc diện bà, tôi kinh hãi :
– Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay vì muối tiêu,
– Da mặt ủng vàng,
– Tứ chi lạnh,
– Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).
– Tim đập 50/ phút.
– Kiểm soát đường tại chỗ 8,5 g/l.
Vì buổi sáng bà không ăn gì, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :
– Hồng cầu còn 3.5 triệu,
– Créatinine tăng tới 54
– Bà bị Hépatite B+C.
Tôi gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết thì chết, chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng trước balcon đe dọa : Nếu không trả thuốc tiên cho bà thì bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư bà rút lại không nhận tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.
Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi, chứ tôi không còn quyền y sĩ điều trị ».

Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst)
Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg, Germany
Posted Yesterday, 09:52 PM
 
 
Tác hại của Trà Đinh
Một số bác sĩ y khoa tại Hoa kỳ và Âu châu vừa lên tiếng báo dộng về tác hại của việc dùng loại trà dược thảo mang tên "Khổ đinh trà" thường được gọi là trà Đinh hay trà Đắng mà thời gian gần đây được rất nhiều người uống và tin tưởng là có công dụng trị bệnh, đến độ hầu như trở thành một phong trào lan tràn khắp thế giới.

Tại vùng Hoa Thịnh Đốn, Bs.Trần Văn Sáng có hai bệnh nhân của ông chỉ vì uống Trà Đinh mà gặp những phản ứng bất thường rất đáng ngại: Trường hợp thứ nhất bị viêm gan cấp tính do độc chất của loại trà này, trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.

TRÀ ĐINH CÓ NHỮNG PHẢN ỨNG HẠI GAN VÀ CHẾT NGƯỜI
Bác sĩ Trần Văn Sáng.

Tôi vội vã viết bài tài liệu về y học này, sau khi nhận thấy có những phản ứng bất thường xảy ra cho chính những bệnh nhân của tôi đang chữa trị và săn sóc khi họ xử dụng một loại trà có tên là Trà Đinh: Một trường hợp bị viêm gan cấp tính do độc chất từ trà Đinh, một trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.

Gần đây nhất đã có một bài đăng trên mạng lưới internet nói về sự nguy hiểm của loại trà nầy từ Bs Bùi Kim Loan ở bệnh viện Bietighiem tại Đức về trường hợp của một phụ nữ Việt Nam chết do xử dụng loại trà này. Tôi chỉ có ý muốn trình bày về loại trà này theo quan điểm của một thầy thuốc và dựa trên những tài liệu y học tôi có thể tìm được để quý độc giả có thể tìm hiểu thêm trong khi xử dụng loại trà này.

Trà Đinh hay còn gọi là trà Đắng có tên khoa học (Genus) ILEX thuộc họ (family) Aquifoliacae. Trà Đinh có những tên khác nhau tùy vùng đất nào cây được tìm ra và được xử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng ở Trung quốc và Việt Nam, cây mang tên là Ilex Cornula Lindl. Cũng loại cây này trên thế giới có các tên khác như sau : Ilex aquifolium, Chrismast Holly tại Mỹ, cây này dùng để trang trí trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh, English Holly hay European Holly tại Châu âu, Oriental Holly (linh dược) tại Á châu. Ilex Paraguariensis hay trà Paraquay tìm thấy ở các nước như Ba Tây, Paraguay, Uruguay, người thổ dân da đỏ gọi là trà Đen (Indian black drink), ngoài ra còn một số tên nữa như Ilex Asperlla, Ilex cassene, Ilex chinesis, Mate, Maodongquing. Điều này có nghĩa là loại cây này đã được xử dụng tại hầu hết các nơi trên thế giới dưới các mục đích khác nhau.

Sau đây tóm lược các công dụng của loại cây này dựa theo kinh nghiệm từng vùng, hay của một nhóm các nhà xử dụng dược thảo.

Tại Trung Quốc theo tài liệu của hội Dược thảo Trung quốc, trà Đinh được xử dụng để chữa các bệnh về tim và mạch máu như nghẽn mạch tim hay nghẽn các mạch máu trong cơ thể. Một vài tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng để chữa cảm lạnh, đau nhức. Một tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng như một loại thuốc ngừa thai (contraceptive) và cả ngay trong xử dụng trong việc phá thai nữa (theo tài liệu của Li Shin-Chen trong Chinese Medicine herbe).
Riêng tại Việt Nam trà Đinh được quảng cáo trong vấn đề giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, giúp hạ Cholesterol. Riêng cây Ilex aqiufolim hay Holly đã được xử dụng tại Châu Âu từ hơn ngàn năm trong các ngày lễ tôn giáo của các Cơ đốc nhân (Christian) bằng cách trao đổi các cành cây và hoa này trong ngày lễ, và hiện nay chúng ta vẫn còn thấy xử dụng trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây này được dùng từ xưa để làm một loại thuốc xổ và hiện nay không còn thấy xử dụng tại Châu Âu.

Tuy nhiên điều quan trọng mà người xử dụng trà không được biết là phản ứng của nó ra sao, khi dùng lâu ngày thì có gây phản ứng độc hại gì không ? Theo quan niệm thông thường của dân chúng thì chỉ là trà mà thôi thì chắc không có hại gì. Sự thật thì trà Đinh hay phần lớc các loại trà nào khi xử dụng nhiều và lâu dài đều có đưa đến những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Trà Đinh thuộc nhóm dược thảo có chứa chất PYRROLIZIDINE ALKALOIDS, chất này cũng được tìm thấy trong số khoảng 230 loại cây cỏ khác nhau. Chất Pyrrolizidine được tìm thấy là nguyên nhân chính của một số trường hợp gây độc hại cho gan (veno-occlusive liver disaese) đưa đến sự xáo trộn cung cấp máu cho gan, làm sưng gan, vàng da, bụng có nưóc, chân phù và nặng hơn hết là chết do suy gan cấp tính (theo tài liệu của Subhuti Dharmananda. Ph.D, Giám Đốc trung tâm nghiên cứu về y học cổ truyền tại Portland, Oregon trong bài tường trình cho tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) 1988.

Ngoài ra trà Đinh còn có thể gây ra các triệu chứng ói mửa, đau bụng, tiêu chảy do phản ứng phụ của chất Saponin. Chất Saponin cũng có thể gây ra bệnh vỡ các hồng huyết cầu ( hermolysis) gây ra bệnh thiếu máu. Nghiên cứu của DeStefani và các cộng sự viên tại Paraguay cho thấy ở những người xử dụng nhiều trà Mate tea (thuộc nhóm cây Ilex) tỉ lệ ung thư bọng đái cao hơn 7 lần bình thường. Trà Đinh cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim giống như chất Digitalis là một loại thuốc đang được xử dụng để chữa các bệnh xáo trộn nhịp tim. Trà Đinh cũng có tác dụng phụ làm hạ huyết áp theo các thí nghiệm trên thú vật và trên người, vì thế trà có thể gây phản ứng làm giảm áp xuất máu ở những người không triệu chứng cao máu. Trong nhóm trà Ilex này cũng có chứa các chất như caffein 0,56%, theobromine 0,03% và Theophyline 0,02% vì vậy trà cũng được dùng để giúp cho người uống được kích thích và làm cho tỉnh táo nhờ chất caffein (là chất chính trong cà phê); chất Theobromine giúp nở các phế quản làm cho dễ thở nhất là ở người bệnh suyễn. Trà Đinh có chứa chất Ilicin là chất gây ra vị đắng (theo tài liệu của Encyclopedia of herbal medicine của Andrew Chevalier)

Tóm lại với các hiểu biết hiện có về trà Đinh : Trà Đinh có một số dược tính có giá trị trong việc kích thích cơ thể, làm giảm huyết áp, làm dễ thở, tuy nhiên trà Đinh lại được xử dụng cho những trường hợp bệnh lý khác như hạ Cholesterol, hạ cân, ngừa thai mà chưa có những bằng chứng khoa học nào rõ rệt về các tác dụng của nó, bên cạnh đó phản ứng phụ quá nhiều làm hư hoại gan đã được tìm thấy trong quá khứ cũng như trong các trường hợp gần đây kể cả tử vong, làm cho việc xử dụng trà trong việc chữa bệnh trở nên nguy hiểm. Vì vậy xin độc giả phải thật cẩn thận trong việc xử dụng trà Đinh nầy. Các người đang uống nên ngưng và nên được khám bệnh, thử nghiệm máu để xem có dấu hiệu tổn thương gan không, nếu chưa bao giờ uống thì đừng nên thử, đặc biệt những người đã có bệnh gan từ trước.

Quý độc giả nếu có câu hỏi hay đóng góp xin liên lạc với bác sĩ Trần Văn Sáng 6319 Castle Place, Suite 2A, Falls Church . VA 22044. (703) 241-8811

 

VƯƠNG TRÀ

Chè đắng, tiếng dân tộc gọi là Ché Khôm, là cây đặc sản quý hiếm có giá trị của tỉnh Cao Bằng. Đã hơn 2000 năm, tinh hoa của đất trời được kết tinh trong lá chè đắng Cao Bằng. Cây chè đắng là loại cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m, thường có búp màu đỏ sẫm như nhung, lá được cuộn nhỏ lại như cái đinh, nên còn được gọi là chè đinh, sinh trưởng và phát triển tự nhiên trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng.
Chè đắng là cây thân gỗ lớn
 
Đồng bào ta kể lại rằng thấy người Trung Hoa sang rừng phía Việt Nam thu lượm những lá của một loại cây cao cả mấy chục thước, lá dài tới 20 phân. Họ làm công việc rất trang trọng. Hỏi kỹ thì họ cho biết, lá cây này nấu lên uống rất ngon, như nước chè. Dân mình bèn bắt chước pha uống, thấy chè cho một vị đăng đắng, rồi ngòn ngọt, uống vào ngủ được dễ dàng thoải mái. Thế là chè đắng Cao Bằng ra đời. Ở Trung Quốc, chè đắng được trồng nhiều nhất ở Quảng Tây.
Lá cuộn nhỏ lại như cái đinh, còn gọi là chè đinh
 
Ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, còn đại bộ phận các thành phần khác trong chè đắng cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng; chè đắng Cao Bằng có hàm lượng flavoonoid (chất có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư) cao gấp 7 lần chè xanh; trong lá chè đắng tươi có chứa 16 loại axít amin có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và có quan hệ chặt chẽ đến cơ cấu dinh dưỡng của cơ thể. Theo y học cổ truyền Trung Hoa: Khổ đinh trà (chè đắng) có tác dụng tản phong nhiệt, chữa cảm mạo nhức đầu, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, làm dịu chứng rung cơ, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; tăng cường tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ. Theo y học hiện đại: những kết quả nghiên cứu mới đây công bố, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, làm cho cơ thể cân đối (chống béo phì). Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao.
Búp chè đắng thường có màu đỏ nhung
 
Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chè có thể gây ra nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gây yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh. Người ta chỉ dùng 2-3 lá chè khô (đinh) cho nước sôi hãm một ấm chè, uống nhiều lần đến khi hết vị đắng.
Photobucket

Chỉ dùng vài búp chè đắng hãm với nước nóng, không được dùng nhiều
 
Chè đắng đã thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn, một sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao mang lại lợi ích không chỉ cho bà con nông dân các dân tộc Cao Bằng mà tạo ra một sản phẩm độc đáo có giá trị của Việt Nam.
Ươm cây chè đắng
 
Chè đắng được khai thác mạnh mẽ, xuất cảng bán khắp nơi. Giá cả chè đắng có nhiều loại, từ 15.000, 40.000 đồng tới 72.000 hoặc 200.000 đồng một hộp. Chè đắng Cao Bằng đã đạt được nhiều giải thưởng lớn như huy chương Vàng tại Hội chợ An toàn thực phẩm 2004, là một trong 155 sản phẩm, thương hiệu đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt…

Chợ chè Đắng, Cao Bằng
Sản phẩm chè đắng
Chè đắng Cao Bằng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chè đa dạng, được mọi người biết tiếng. Khách lên Cao Bằng hôm nay đã không thể quên mua vài hộp chè đắng về biếu người thân.
Photobucket

Ấm chè đắng túi lọc cho một ngày mới

 
Người dân Cao Bằng hôm nay đã có thể tự hào về những hộp chè màu đỏ tím đặc trưng của cây chè đắng Cao Bằng. Với những ai đã từng thưởng thức ly chè đắng có lẽ sẽ không bao giờ quên được một hương vị đắng đậm ngọt độc đáo của loại chè đặc sản của quê hương Cao Bằng.

Mời coi thêm