Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Hoa quả mác 'ngoại'. hóa kiếp thành hàng "xịn", Hét giá ngất trời




Phơi bày 'đẳng cấp' của hoa quả mác 'ngoại' (kỳ 1)

Hầu hết các loại hoa quả bày bán trên địa bàn Hà Nội đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng qua những lời mời chào của chủ hàng, chúng lập tức biến thành hàng ‘made in Việt Nam’ hoặc nhập từ Mỹ, Australia...để "hét" gấp đôi, gấp ba giá gốc.

Khi cả thành phố yên giấc cũng là thời điểm chợ Long Biên bắt đầu sầm uất. Đây được coi là chợ đầu mối lớn nhất Hà Thành, nguồn cung cấp chính các loại nhu yếu phẩm cho người dân Thủ đô, đặc biệt là các hoa quả.

Kỳ 1: Đột nhập chợ đầu mối, truy vết hoa quả 'nhập ngoại'

Có mặt tại chợ Long Biên lúc 1h sáng 7/5 vừa qua, hiện ra trước mắt chúng tôi là khung cảnh mua bán huyên náo, nhộn nhịp. Hàng trăm chiếc xe có trọng tải lớn đến vài chục tấn chen nhau đỗ san sát trong khu vực giữa chợ, các loại hoa quả như cam, quýt, lê, táo, dưa... được bày bán la liệt. Phu khuân vác lố nhố đứng ngồi chờ đến phiên chở, số khác đang ì ạch kéo, đẩy chiếc xe cải tiến với những thùng hoa quả chất cao ngất ngưởng sang khu vực phía bên kia gầm cầu Long Biên. Tại đây, xe tải đeo biển các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh đang chất hàng để mang về khu vực tiêu thụ. Không chỉ cung cấp nguồn hàng cho Hà Nội, chợ Long Biên còn phục vụ số lượng lớn hoa quả cho các tỉnh này.

Đến khoảng 3 giờ sáng, những chủ hàng tại Hà Nội mới bắt đầu đi xe máy thồ tới khuân hàng.

Bao bì "chi chít" chữ Trung Quốc

Chỉ đến khi "đeo bám" chợ đầu mối này về đêm thì mới có thể "khám phá" hết sự thật về các loại hoa quả mà trên thị trường đang được gọi là "nhập ngoại". Theo quan sát của Đất Việt, hầu hết các loại quả từ lê, táo, nho, cam, dưa vàng... đều được đóng gói trong những thùng giấy cát tông theo trọng lượng 10 kg, 15 kg hoặc 20 kg. Phía ngoài những thùng này chi chít chữ Trung Quốc.

Xe chở hoa quả có trọng tải đến vài chục tấn đang "xả hàng" xuống khu vực chợ Long Biên.

Theo một chủ xe tên Tiến, người có thâm niên “giao thương” hơn 10 năm tại chợ này thì gần như 100% các loại hoa quả đang bán tại Hà Nội đều được lấy từ chợ Long Biên. Người này còn khẳng định, mỗi ngày có hàng trăm tấn hoa quả đổ về đây, nếu vào những ngày rằm, lễ, tết con số này còn lớn hơn nhiều và hầu hết hoa quả đều được nhập về từ Trung Quốc. “Thời buổi bây giờ chỉ buôn hàng Trung Quốc mới có lãi thôi em ạ, hàng miền Nam vừa đắt hơn lại nhanh hỏng, không để được lâu như hàng Tàu”, anh Tiến tiết lộ.

Hầu hết đều là hàng "nhập ngoại" từ Trung Quốc.

Vào vai một người muốn mua hoa quả về bán rong, tôi tiếp cận “làm giá” với một vài chủ hàng mới thấy, các loại hoa quả tại đây có giá khá “mềm”. Dưa vàng được bán phổ biến 22.000 đồng một kg, lê vàng 240.000 đồng một thùng 20 kg. Táo có hai loại, một loại 170.000 một thùng 15 kg và một loại có mẫu mã đẹp hơn đều được các chủ hàng ra giá 310.000 đồng một thùng 9 kg. Chị Thơ, một phu khuân vác tại đây cho biết, giá đó là còn khá cao, vì dịp này đang khan hàng, có nhiều thời điểm giá còn rẻ hơn nhiều.

Khi tôi hỏi những loại hoa quả này có phải được nhập về từ Trung Quốc hay không. Một chủ hàng cười khẩy: “Không hàng Trung Quốc thì hàng gì, cứ mua về mà bán, lúc bán thì nó thành hàng gì là do tài của người bán”.

Hóa kiếp thành hàng "xịn", hét giá ngất trời

Sáng hôm sau, dạo quanh các sạp hoa quả lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, tôi giật mình khi những loại hoa quả Trung Quốc được bày là liệt tại chợ Long Biên tối qua lập tức được những người bán hàng biến thành hàng ‘made in Việt Nam’ hoặc "xịn hơn" là nhập từ Mỹ, Australia...để hét giá cao gấp đôi, gấp ba giá gốc.

Cùng một loại dưa vàng, chủ sạp hàng trên đường Hoàng Văn Thái “quảng cáo’ là dưa Mỹ, còn một chị trên đường Đại La lại một mực khẳng định với người mua là dưa miền Nam, Việt Nam nhưng đều được bán với giá 40.000 đồng một kg.

Loại táo có giá 170.000 đồng một thùng 15 kg (khoảng 11.000 đồng/kg) tại chợ Long Biên, khi ra các sạp hàng được “hét” 35.000 đồng/kg. Còn loại khoảng 32.000 đồng một kg tại chợ Long Biên lập tức trở thành táo “nhập ngoại” từ Mỹ, Úc được bán với giá 60.000 đồng một kg, có nơi 100.000 đồng một kg. Chủ hàng bán giá 60.000 đồng một kg còn kể khổ: “Loại này chị nhập vào đã 55.000 đồng/kg rồi, trời nắng nóng thế này chị mới bán giá đó, chứ bình thường phải 65.000 – 70.000 đồng/kg.

Lời thú nhận 'kinh hoàng' của lái buôn trái cây 'ngoại' (kỳ 2)

Vào vai một người đi lấy buôn trái cây về bán, phóng viên (tôi) hoảng hồn khi biết được tem, mác 'ngoại' mua 30.000 đồng cả 'xấp', còn hoa quả... cả tháng, cả năm vẫn 'tươi roi rói'.

Đúng 2h sáng 12/5, tôi tiếp cận xe tải chất đầy các thùng lê, táo "chi chít" chữ Trung Quốc ở ngay khu vực giữa chợ, thì bắt gặp người đàn ông đang ngồi trên xe hút thuốc, còn người phụ nữ khoảng trên 40 tuổi, nói giọng địa phương ngồi phía dưới, trước vài thùng lê, táo đã mở nắp để “chào hàng”. Trên mỗi loại hoa quả đều đã “niêm yết” giá: lê 240.000 đồng một thùng 20 kg và táo đường “xịn” 310.000 đồng một thùng 9 kg.

Trái cây ngoại... cả năm không thối

Khi tôi đặt vấn đề lấy lượng lớn hoa quả và tỏ băn khoăn về thời gian "ngâm" hàng, người phụ nữ đã nhanh chóng khẳng định: “Để thoải mái, đã có sẵn thuốc bảo quản nên để không bao giờ thối, hỏng”.

Nhiều chủ cửa hàng tiết lộ, có thủ thuật giữ cho các loại quả "tươi roi rói" cả năm.

Theo nữ lái buôn này, hàng hoa quả tại chợ Long Biên thường chia thành ba cấp theo ngôn ngữ của "dân buôn" là: hàng đầu, hàng chọn và hàng vai.

“Hàng đầu” là loại được đóng theo từng thùng bốc trực tiếp từ trên xe tải xuống. Người bán và mua loại này thường đã có sẵn mối quan hệ, người mua chỉ việc mở ra kiểm tra một thùng hàng, sau đó nói lấy số lượng, gọi phu khuôn vác tới chở hàng, người bán ghi sổ, tiền hàng sẽ được thanh toán theo từng đợt. Hàng loại này rẻ nhất nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao nếu gặp phải thùng hàng bị thối.

“Hàng chọn” là loại có mẫu mã đẹp không bị thối hỏng đã được sàng lọc kỹ càng, đương nhiên có giá cao gấp đôi, gấp rưỡi “hàng đầu”. Tiếp đến là "hàng vai" hay còn gọi là hàng loại hai mẫu mã xấu, thường rẻ hơn từ 1 đến 3 giá so với "hàng đầu".

Khoảng 4 h sáng, tôi vào một ki ốt bán lê của một người phụ nữ khác (người này có ki ốt tại chợ nên thường lấy “hàng đầu” của các xe tải về tích trữ và bán lại cho dân buôn đến muộn), giá mỗi thùng lê tại đây cao hơn 20.000 đồng (do đã qua một khâu trung gian). Khi tôi vờ hỏi lê đã có sẵn thuốc chưa, lấy về có phải tưới thuốc bảo quản nhằm để được lâu hay không, tôi kinh hoảng hồn khi chị này cho hay: “Ai mà biết Trung Quốc họ bảo quản thế nào, nhưng lấy về để được nửa tháng là ít nhất, có thùng hàng còn để cả năm trời vẫn tươi roi rói, không bị thối hỏng”.

Tiếp cận thêm bốn, năm chủ hàng tại chợ này, hầu hết đều khẳng định với tôi loại lê và táo Trung Quốc có thể bảo quản ở điều kiện bình thường rất lâu. “Cứ yên tâm, lấy hàng chỗ chị về bán, em có để đến vài tháng vẫn okie”, một chủ hàng nói.

30.000 đồng cả “xấp” tem ngoại

Theo quan sát của Đất Việt, để kiếm được các loại tem, mác Mỹ, Australia, New Zealand hay Thái Lan dán lên trái cây Trung Quốc không hề khó, thậm chí còn dễ như "ăn kẹo" vì các loại tem, mác này thường được “tặng” kèm từ các chủ hàng khi mua hoa quả của họ, hoặc có thể mua riêng lẻ ngay trong chợ.

Để minh chứng, hỏi mua hai thùng dưa vàng, dưa lưới của chủ một ki ốt ngay đối diện lối vào cổng chính chợ Long Biên và đặt vấn đề có tem Mỹ để dán không thì chị chủ niềm nở: “Tem Mỹ, tem Thái, chị đều có cả, nhưng em phải lấy từ 25 kg trở lên chị mới tặng kèm”.

Đi lòng vòng quanh chợ, hỏi thăm một vài chủ hàng khác, tôi cũng dễ dàng tìm được nơi bán tem, mác “ngoại” cho trái cây Trung Quốc, tập trung tại hai ki ốt trong chợ. Ki ốt có tên M.A. nằm trên “đường một” (cách gọi cho từng lối của xe tải chở hoa quả khi vào chợ) của chợ bán vào ban đêm và một ki ốt khác của chủ hàng tên N., chỉ bán ban ngày. Cả hai ki ốt này đều bán các loại tạp hóa như túi nilong, băng keo, kéo…phục vụ cho việc mua bán hoa quả.

Tuy nhiên, khi tôi đến ki ốt M.A. thì chủ ki ốt là một nam thanh niên cho biết, có bán nhưng vừa hết hàng, hẹn mai quay lại. Các loại tem, mác “ngoại” tại đây có giá khá rẻ, chỉ cần 30.000 đồng mua được cả xấp các loại tem Úc, Mỹ, Newzeland…, thừa dán vài tạ hoa quả.



_____________________________


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm