Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Thịt heo siêu nạc

https://lh4.googleusercontent.com/-hCjVS75-EIc/T7Cm3pntr5I/AAAAAAAADyk/jgoQPwtYH9A/s500/spvl_Heosieunat.jpg

Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn phù phép cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Từ thông tin người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại để tăng trưởng và tạo nạc cho heo, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương đã lấy mẫu thịt ngẫu nhiên bày bán ở chợ đi kiểm nghiệm và cảnh báo đến người tiêu dùng vì loại hóa chất này gây nguy hiểm cho người sử dụng.

''Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ'' - Ông H., một chủ trại heo ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)

Chẳng biết sau những thông tin cảnh báo đó, cơ quan chức năng chuyên môn vào cuộc như thế nào, ngăn chặn được đến đâu, nhưng thông tin ấy vô hình trung đã “dọn đường” để người nuôi heo sử dụng loại hóa chất đó một cách bí mật hơn, còn người bán bắt đầu cảnh giác và nếu không quen, không có người giới thiệu thì bất cứ ai hỏi cũng nhận được câu trả lời “không biết, không dùng và không bán”.
“Thần dược” tạo nạc
PV Thanh Niên đã có nhiều ngày thâm nhập giới nuôi heo ở các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom…(tỉnh Đồng Nai) - nơi được xem là nguồn cung cấp heo lớn ra thị trường và là nguồn cung cấp chủ yếu cho những lò mổ ở TP.HCM.
Ngay ngày đầu tiên trong vai “người nuôi heo”, đâu đâu chúng tôi cũng đều ghi nhận từ lái heo đến người nuôi heo những lời đồn đại về loại hóa chất siêu tạo nạc, trữ nước cho heo như một loại “thần dược”.
Khi heo nuôi bằng cám ăn thẳng được khoảng 80 kg đến 100 kg là đến lúc họ bắt đầu sử dụng “thần dược” siêu nạc. Loại hóa chất này không hề có nhãn mác, dạng bột màu trắng được các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở địa phương bán lẻ với giá 500.000 đồng/kg. Hóa chất này có tác dụng “biến” một con heo đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn. Đặc biệt, "thần dược" còn có tác dụng “đánh tan” mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da làm các lái heo không thể chê vào đâu được, hớp hồn người tiêu dùng ngay ở quầy thịt heo, tạo sức hút vô hình những tay thợ làm giò chả chuyên nghiệp.

Nuôi heo để ăn dần
Chứng kiến đồng nghiệp nuôi heo bằng hóa chất, ông K. - một người chăn nuôi ở H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết, ông không dám làm chuyện thất đức đó, dù được nhiều người chăn nuôi khác và cả lái heo rủ rê. Trong vườn ông luôn nuôi vài con heo để dành cho gia đình ăn dần, không dám ra chợ mua thịt ăn vì sợ mua nhầm heo “dính” hóa chất.

Việc sử dụng hóa chất (người nuôi heo gọi bằng thuốc tạo nạc, trữ nước) cho heo ăn rất đơn giản, theo công thức truyền tai nhau bằng 3 cách: Nếu cho heo ăn bằng cách hòa loãng với cám ăn thẳng thì mỗi thùng loại 20 lít bỏ vào 1 thìa cà phê. Còn pha với thức ăn khô để cho heo ăn bằng máng tự động thì 1 kg pha với 1 tấn cám. Riêng cách hòa với nước cho heo uống thì 1 thìa cà phê hóa chất pha với 15 lít nước, hoặc 1 kg thuốc pha với 2.000 lít nước.
Những người chăn nuôi “trời ơi” này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng. “Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết, nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…”, T. - người từng nuôi heo bằng loại hóa chất trên, nay chuyển sang làm lái heo, tiết lộ với chúng tôi.
Mỗi ngày tăng 2 kg!
T. ngụ ở huyện Trảng Bom, chuyên đi thu mua heo trang trại và những hộ dân ở một số huyện, như: Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Trảng Bom, rồi vận chuyển về TP.HCM giao cho những lái buôn, sau đó vào các lò mổ.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.
 
Heo đang được cho ăn “thần dược” - Ảnh: Hoài Nam
T. đưa chúng tôi đến một trại heo tư nhân ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nơi có hàng trăm con heo lớn nhỏ và có 30 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng. Trại heo khá rộng, hai công nhân đang tất bật với công việc tắm heo và bê những thùng cám ăn thẳng cho heo đổ vào máng tự động. Trại heo được chia ra nhiều chuồng nhỏ. Mỗi chuồng có khoảng 30 con, lớn nhất khoảng 1 tạ, nhỏ khoảng 20 kg. Ông chủ nuôi heo tên H. dẫn chúng tôi ra xem bầy heo 30 con. Bầy heo nhìn khá bắt mắt, con nào con nấy mông vai căng tròn, mũm mĩm đang nằm ngủ li bì dưới nền chuồng còn vương vãi những hạt cám heo ăn thẳng.
Trước khi lên xe đi xem bầy heo nhà kế bên, ông H. đòi tăng giá bán, nhưng T. không đồng ý vì cho rằng giá heo đang rớt từ sau tết đến nay. Tâm sự với chúng tôi, ông H. than: “Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ”.
Giống như bầy heo trong trang trại nhà ông H., trang trại của ông S. ở Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) cũng chuẩn bị xuất chuồng với khoảng 40 con; con nào mông, vai cũng căng tròn, nằm la liệt. Khi chúng tôi có mặt thì đến giờ cho heo ăn chiều. S. lấy muỗng múc một thìa bột màu trắng ngà đổ vào chiếc thùng đang ngâm cám, rồi lấy cây quậy đều, sau đó đổ vào máng cho cả bầy heo tranh nhau ăn ngon lành. “Bầy này em mới cho ăn thuốc được 7 ngày, đang tính tuần sau bán mà giá xuống thấp quá…”, S. than thở.

Đổ thức ăn thẳng ra trộn với hóa chất trước khi cho heo ăn
 
Những con heo ăn phải hóa chất mông vai căng tròn
 
Không dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động
 
Heo ăn phải hóa chất nằm la liệt

Sức khỏe của quí vị sẽ ra sao? Nếu ăn phải heo nuôi bằng thực phẩm chất hóa học?
Từ Hi Thái Hậu ăn chuột bạch đời thứ ba nuôi bằng sâm hảo hạng thì được sống lâu. Còn quí vị ăn thịt heo nằm la liệt bị sưng lên vì chất hóa học thì như thế nào?

- Ảnh: Hoài Nam

Đố quí bạn chớ người ta dùng chất gì để nuôi heo? Thưa đó là chất: ractopamine
Description: 3-12-2012 7-51-21 PM
Chất tăng trọng Ractopamine

Salbutamol và Clenbuterol là những chất tăng trọng đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Nhưng riêng Ractopamine, việc quản lý không đơn giản. Nước ta cấm dùng chất này, trong khi nhiều nước khác lại cho dùng.

Ractopamine là gì?dilatation
Ractopamine có công thức hóa học là C18H23NO3, không phải là một steriod hay là hormone, mà là β2-adrenergic agonist. Chất này tác động làm cơ nghỉ ngơi (relaxation) và vì vậy gây giản nở các nang phổi, cơ tử cung thư giản và bài tiết insulin. Một số tác dụng phụ đã xuất hiện trên một số bệnh nhân như mất ngủ, lo lắng và rùng mình.
Ractopamine là loại thuốc đã được sử dụng như chất phụ gia trong thức ăn để tăng tỷ lệ nạc khi cho lợn ăn. Pha trộn Ractopamine vào thức ăn làm tăng sự phát triển cơ một cách nhanh chóng, chỉ một lượng nhỏ trong thức ăn có thể làm tăng đáng kể lượng protein và giảm tích lũy mỡ trong cơ thể con vật. Đối với lợn vỗ béo giai đoạn cuối - khoảng sau 50kg, chỉ cần 18.5 g ractopamine thêm vào trong 1 tấn thức ăn (20 ppm) sẽ làm tăng protein lên 24% và giảm mỡ xuống 34%.
Ở Mỹ, chất này được sử dụng dưới dạng ractopamine hydrochloride với tên Paylean do công ty Elanco Animal Health sản xuất tháng 12 năm 1999. Sau đó, hơn 20 nước đưa vào sử dụng như Australia, Brazil, Canada, Mexico và Thailand.  Tuy nhiên đến 2002, nó bị cấm ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
 
Quản lý như thế nào?
Ở Việt Nam việc cấm Ractopamine cũng có nhiều tranh luận. Một số công ty cho rằng việc cấm Ractopamine trong chăn nuôi nhưng không thấy cấm trong thịt nhập khẩu.  Vì vậy, đã tạo ra sự không công bằng vì thịt heo chủ yếu được nhập từ các nước cho phép sử dụng có giá thành rẻ hơn nên chắc chắn sẽ đánh bại nghề chăn nuôi heo trong nước. Tuy nhiên, việc đưa Ractopamine trong thịt nhập khẩu vào danh mục kiểm soát cũng không dễ bởi trước đây nước ta đã từng ký các hiệp định thương mại song phương trong đó có điều khoản là chấp nhận các tiêu chuẩn hàng hóa của nhau.
Theo các tài liệu khoa học, việc sử dụng Ractopamine trong giai đoạn vỗ béo 1 tháng cuối (bắt đầu 80kg) là một tiến bộ kỹ thuật vì nó thúc đẩy tăng trưởng rút ngắn thời gian nuôi từ 4-6 ngày, giảm 12,6 thể tích nước tiểu, 7,9 khối lượng phân (rất có ý nghĩa về môi trường), giảm 14,9% lượng đạm đi theo con đường bài tiết, giảm độ dày mỡ lưng từ 15,5 mm xuống 10,9 mm, tăng tỉ lệ nạc không mỡ từ 55,5 lên 59,1%.
Trong khi Salbutamol và Clenbuterol thường bị tích lũy lâu trong thận, gan và mỡ vật nuôi, thì Ractopamine bị đào thải rất nhanh qua con đường nước tiểu, sau 2 ngày lượng đào thải là 73%, sau 4 ngày đào thải 93% và sau 14 ngày thì bằng các phân tích sắc ký cũng không còn phát hiện ra. Chính vì vậy, các nước chấp nhận cho sử dụng Ractopamine đều có quy trình tuyệt đối không được sử dụng Ractopamine trước khi giết mổ 14 ngày. Vậy là từ việc cấm hay không cấm đã trở thành quản lý đựơc hay không quản lý được. Việt Nam liệu có nên đi theo cách quản lý của các nước?

PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN):
Ractopamine làm rối loạn nhịp tim...
Ractopamine thuộc nhóm hormone dẫn chất của axit amin, tác dụng trên heo là tăng tốc độ tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng mô cơ xương, giảm mô mỡ. Ractopamine tăng hiệu quả sử dụng thức ăn 5-15%, tăng nạc 2-5%, đặc biệt là tỉ lệ thịt đùi tăng đến 10,7%. Những biểu hiện khi ăn thịt siêu nạc có Ractopamine cũng như Salbutamol và Clenbuterol là lo lắng bất an, rối loạn nhịp tim, ù tai, tim đập nhanh, cơ mặt và các chi run rõ rệt, đau cơ, buồn nôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm