Theo thông
báo ngày 4 tháng11năm 2009 , Cơ quan Y tế Canada cảnh báo dân chúng vể rũi ro
bệnh tật khi ăn giá sống. Muốn tránh rủi ro này dân chúng được khuyên nên luộc
chin giá trườc khi ăn. Thông báo này viết “ Các trẻ em, người già cả, phụ nữ
mang thai là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn
có trong thực phẫm và do đó tuyệt đối không nên ăn giá sống. Mọi người cũng
phải tránh ăn giá chin khi không chằc chắn là giá đã được luộc thật chín “
Cơ quan Y
tế Canada ghi nhận là giá alfalfa và mung bean (đậu xanh) là món ăn bình dân
tại Canada vì có ít calori và là một thành phẩn lành mạnh của nhiểu bữa ăn. Mẩm
non của hành tây (onion), củ cải đỏ (radish ) cải sen(mustard) và cải bông
(broccoli) cũng rất được ưa chuộng (đừng lầm với rau cùng tên)
Nhưng giá và
các loại mẩn non nói trên có thễ nhiễm những vi khuẩn như salmonella và E.coli.
có thễ gây bệnh nặng. Trong trận dịch bệnh liên quan tới giá mới đây nhất (xẩy
ra vào năm 2005 tại Ontario) đã có tổng cộng 648 ca nhiễm khuẩn salmonella.
Những người
khoẻ mạnh muốn ăn giá phải lựa mua giá đã đươc đông lạnh hãy còn “giòn” chứ
đừng mua giá đã đổi mầu thành đen hoặc có mùi mốc. Khi bỏ giá vào túi plastic
phải dùng cái kẹp hoặc đeo bao tay.
Các triệu
chứng bệnh gây ra bởi salmonella thường xẫy ra từ 12 tới 36 tiếng sau khi ăn
phải thức ăn nhiểm khuẩn, còn đối với E.coli thì các triệu chứng xuất hiện trong
vòng 2 hay 10 ngày. Người bị nhiễm các khuẩn này có những triệu chứng như buồn
nôn, tiêu chảy, ói mửa. sốt và đau thắt dạ dày. Khi có các triệu chứng trên bệnh
nhân phải liên lạc với bác sĩ ngay. Trong trường hợp ngặt nghèo, khuẩn E. coli
có thể dẫn đên suy thận cấp tính hoặc tử vong
Cẩn trọng với giá
sống sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng!
 |
Một loại hóa chất tăng trưởng cây giá
bán ở chợ Kim Biên |
TT - Gần đây nhiều người lo ngại trước hiện tượng
người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng (của Trung Quốc) để rút
ngắn thời gian tăng trưởng và giữ cây giá tươi lâu, trắng, căng mọng, giòn...
Càng lo ngại hơn khi các hóa chất
này đang được bày bán tràn lan trên thị trường mà không ai kiểm tra, khuyến cáo
những vấn đề liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hóa chất bán tràn lan
Khi tôi hỏi mua loại hóa chất kích
thích tăng trưởng làm giá đậu xanh, chủ sạp T.H. chợ Kim Biên cho biết có hai
loại. Loại dung dịch đựng trong ống nhỏ giá 550.000 đồng/thùng, mỗi thùng 100
hộp, mỗi hộp gồm 20 ống. Loại thứ hai đựng trong bình nhựa giá 150.000
đồng/bình. Tất cả đều là hàng Trung Quốc.
“Nhãn hiệu khác nhưng công dụng
thì như nhau. Chất này được chiết xuất từ dược thảo. Chỉ cần hòa một ống thuốc
với nước, ngâm 10kg đậu trong khoảng ba tiếng cho đậu mọc mầm. Sau đó vớt đậu ra
để ráo rồi ngâm thêm một lần thuốc nữa. Sử dụng thuốc này, giá sẽ lớn nhanh như
thổi. Sau hơn một ngày có thể đem giá ra chợ bán. Thời gian được rút ngắn và lời
hơn kiểu làm xưa nay gấp mấy lần”. Chị chủ sạp T.H. thao thao quảng cáo như vậy,
nhưng khi tôi đề nghị xem thử nhãn hiệu và bao bì thì chị không đồng ý.
Khi tôi bảo chịu giá chị mới “alô”
cho người mang đến 10 hộp nhỏ. Trên vỏ hộp chằng chịt chữ Trung Quốc. Hỏi về tên
hóa chất, người bán ú ớ nói là không biết tiếng Trung Quốc nhưng “đảm bảo giá
không nhanh ra, không đẹp thì ra đây tui trả tiền lại”.
Một vòng qua gần chục sạp bán hóa
chất lẻ tại chợ Kim Biên, tôi cũng mua được những loại hóa chất kích thích tăng
trưởng với giá cả và những lời quảng cáo tương tự.
Trước tình trạng hóa chất không rõ
nguồn gốc bán tràn lan, giá sống tại chợ lại do các chủ làm thủ công rồi chở
thẳng đến bỏ mối, hầu như không qua bất cứ khâu kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm nào, điều này làm không ít người tiêu dùng tỏ ra lo ngại.
Tác hại ra sao?
Để biết đó là loại chất gì, tác
hại ra sao, chúng tôi đã mang hộp hóa chất làm giá mua tại chợ Kim Biên nhờ phân
chất tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và công nghệ
TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy hóa chất tên thương mại Wugendouyajisu xuất
xứ từ Trung Quốc. Mẫu có chứa p-chlorophexyacetate sodium (thuộc họ Auxins) và
6-benzy laminopurine (thuộc họ Cytokinins). Đây là loại hóa chất tổng hợp, có
tác dụng điều hòa sinh trưởng cho thực vật.
Trao đổi với Tuổi Trẻ,
PGS.TS Trịnh Xuân Vũ - nguyên phó hiệu trưởng Đại học Nông lâm
TP.HCM - cho biết: “Các chất sinh trưởng hiện nay được sử dụng trong nông nghiệp
làm biến đổi gen giúp cây tăng tỉ lệ nẩy mầm, đổi màu hoa, tạo trái không hạt,
kích thích cây mọc khỏe và nhanh… Hầu hết đều là tác động gián tiếp và thông qua
quá trình chuyển hóa dài ngày. Tuy nhiên, hiện nay ở châu Âu người ta đã tẩy
chay các loại trái cây có sử dụng hóa chất tăng trưởng. Riêng ngành chăn nuôi từ
lâu đã nghiêm cấm sử dụng các chất sinh trưởng”.
Ông Vũ nhấn mạnh thêm: “Nói chung
chất kích thích tăng trưởng gây ra những biến đổi không bình thường cho cơ thể.
Trong chừng mực nào đó có thể sử dụng gián tiếp trong nông nghiệp. Tuy nhiên giá
sống là một thực phẩm sinh trưởng ngắn ngày, có thể ăn sống, tác động trực tiếp
như ngâm, phun chất sinh trưởng lên giá là rất không nên. Đặc biệt các chất sinh
trưởng có vòng benzene (như loại hóa chất làm giá đã kiểm nghiệm trên) thì càng
đặc biệt quan tâm vì đây là tác nhân gây ung thư”.
Bí quyết chọn giá đỗ không bị
độc
Giá đỗ là món ăn phổ biến, tốt cho
sức khỏe và nhất là đối với chị em. Tuy nhiên, việc chọn giá sạch, an toàn và
giàu chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
ThS
Phan Hướng Dương, Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, trong quá trình nảy
mầm hạt đỗ, hàm lượng vitamin E tăng cao, protein, đường, canxi, phốt
pho, sắt, caroten, vitamin K, beta caroten, vitamin C, các vitamin nhóm
B cũng tăng theo, gia tăng sự sinh tổng hợp enzym SOD là chất chống oxy
hóa mạnh nhất hiện nay.
Đỗ tương
sau khi ngâm thành giá đỗ không những giữ nguyên được toàn bộ giá trị
dinh dưỡng vốn có mà còn làm tăng thêm lượng vitamin C và amino axit, có
tác dụng tốt trong việc ngăn chặn bệnh tim mạch. Giá đậu có những enzym
có thể kháng lại carcinogens (các tác nhân gây ung thư).
Khi mua giá đỗ nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều
rễ.
Nếu bổ sung
giá đỗ tương trong khẩu phần ăn hằng ngày còn có tác dụng phòng chống
hiệu quả bệnh ung thư trực tràng và một số bệnh ung thư khác do trong
thành phần của giá đỗ tương có chứa lục diệp tố.
Đặc biệt, ở
độ tuổi 12 - 13, cơ thể nữ giới tiết ra nhiều nội tiết tố estradiol để
hoàn thiện quá trình dậy thì, còn ở phụ nữ trung niên cơ thể giảm tiết
estradiol. Vì vậy, việc dùng loại thực phẩm này sẽ giúp chị em làm tăng
các hormon nữ như estradiol, genistein và daidzein, cân bằng nội tiết để
thấy mình nữ tính hơn.
PGS.TS Nguyễn Duy
Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa
Hà Nội chia sẻ, khi mua giá đỗ nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ
và về nhà vặt bớt rễ để không độc. Nếu giá nhạt, dài và ít rễ, trắng thì
chắc chắn dùng thuốc ngâm.
Hiện nay, giá đỗ
có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 - 35oC, đây là
môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá
sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.
Vì vậy, khi dùng
giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Mặt
khác, giá đỗ rất bổ, mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày.
Không xào gan lợn với giá vì vitamin C trong giá sẽ bị oxy hóa gây mất
chất bổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét