Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Cẩn thận với ớt chợ

Mới đây, tại nhiều khu chợ của tỉnh Hồ Nam và Nam Kinh, Trung Quốc xuất hiện nhiều loại ớt nhuộm màu gây ung thư. Được biết, những loại ớt này được nhuộm Rhodamine B một chất phụ gia cấm.
Những loại ớt gây ung thu được bán trên thị trường rất khó phân biệt được bằng mắt thường. Theo những lái buôn, chắc chắn ở các khu chợ có bán loại ớt này, một vài tiệm ăn nhỏ hoặc các cửa hàng cơm thậm chí còn đặt hàng loại ớt này vì muốn món ăn nấu ra đẹp mắt, dễ bán.

Chất Rhodamine B có thể tích tụ ở các mô dưới da gây ra bệnh ung thư. Rhodamine B trong dung dịch có chứa huỳnh quang rất mạnh, được sử dụng làm chất tạo màu tế bào huỳnh quang trong các phòng thí nghiệm, tạo màu thủy tinh, đặc biệt dùng nhiều trong sản xuất pháo hoa. Trước đây, Rhodamine B được sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm nhưng đến nay chất này đã bị cấm vì gây hại cho sức khỏe con người.

Công khai bí quyết nhuộm Rhodamine B

Ớt đỏ và ớt khô là nguồn hàng thiết yếu. Tuy nhiên, chúng khá khác so với một vài sản phẩm đã qua "làm đẹp", nhưng vẫn có một vài loại ớt vốn rất đỏ, bằng mắt thường rất khó phát hiện đã qua tẩm nhuộm hay chưa.
Ớt nhuộm màu gây ung thư được phát hiện thấy ở nhiều khu chợ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
"Chúng tôi tự nghiền ra đấy, đảm bảo thơm mà lại đủ độ cay", một chủ cửa hàng bán ớt và tiêu cho biết. Nhìn đống hàng của anh ta có màu sắc rất tươi. Anh này cho biết, ớt tẩm Rhodamine B đều bán cho các cửa hàng ăn uống. Mục đích để cho thức ăn khi nấu chín có màu đỏ đẹp mắt, dễ bắt mắt.

Cách phân biệt ớt thường và ớt tẩm màu

Các chuyên gia giám sát chất lượng cho biết, loại ớt có màu đỏ bóng, sáng và dễ bị phai màu thì không nên mua. Hơn nữa, những loại ớt này thường được chất đống bên đường, người tiêu dùng nên cẩn thận khi mua.
Ớt gây ung thư có màu đỏ rất tươi dù phơi dưới nắng
Ớt, tương ớt hay bột ớt thông thường có màu sắc tự nhiên, màu đỏ hoặc vàng, không nấm mốc, không có tạp chất, không vón cục, và không bị phai màu ra tay. Người mua có thể dễ dàng nhận thấy mùi rất hăng từ các loại này. Với các sản phẩm đã qua tẩm nhuộm, màu sắc sẽ rất tươi, đỏ nhưng không tự nhiên và mùi vị không còn đậm như bình thường.

Màu đỏ của ớt là một loại sắc tố mang tính thực vật, không tồn tại lâu nên màu sắc dần dần nhạt đi, thâm hơn. Với những loại đã qua tẩm nhuộm, dù phơi ngoài nắng vẫn rất đỏ. Ngoài ra, khi trộn một ít dầu ăn vào ớt, sau một thời gian dầu có màu đỏ thì có thể đó là ớt đã tẩm Rhodamine B.

Ăn canh như thế nào tốt nhất

Không nên chan canh chung với cơm vì sẽ hạn chế quá trình tiết nước bọt, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Ăn canh vào buổi trưa để tránh béo phì vì cơ thể hấp thu calo thời điểm này thấp nhất.

Trong bữa ăn của người Việt, canh là một trong những món không thể thiếu. Tuy nhiên, ăn canh không đơn giản. Cần phải biết ăn canh như thế nào và ăn vào thời điểm nào để tốt nhất cho sức khỏe. Nhiều người có thói quen chan canh vào ăn chung với cơm vì dễ ăn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học, những người thường chan cơm ăn với canh hoặc ăn canh sau khi ăn cơm có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa rất cao.
Dưới đây là một số cách giúp bạn ăn canh đúng cách, ngon miệng và có lợi nhất cho sức khỏe.

1. Không nên ăn canh ngay khi vừa nấu

Ăn canh đúng cách vừa ngon miệng vừa có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Ngoisao.net.
Nhiều người có thói quen thích ăn canh ngay khi chúng vừa nấu xong. Tuy nhiên, khi đó nhiệt độ của canh đang rất cao, trong khi vòm họng, thực quản và niêm mạc dạ dày của chúng ta chỉ có thể chịu được độ nóng vào khoảng 60 độ. Khi độ nóng vượt quá mức cho phép sẽ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày hoặc hệ thống đường tiêu hóa. Vì vậy, thích hợp nhất là bạn nên ăn canh khi chúng thấp hơn 50 độ là tốt nhất.

2. Chan canh ăn chung với cơm

Trong quá trình ăn cơm, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm mềm thức ăn, giúp quá trình nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, enzyme có trong nước bọt rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn cơm chung với canh khiến cơm mềm đi sẽ làm hạn chế quá trình tiết nước bọt. Thức ăn không được hấp thụ nước bọt khi nuốt xuống dạ dày sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, điều này kéo dài sẽ gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

3. Ăn canh thời gian nào trong ngày là tốt nhất

Theo nghiên cứu của khoa học, ăn canh vào bữa trưa cơ thể sẽ hấp thụ calo thấp nhất. Để tránh bị béo phì, bạn nên ăn nhiều canh vào thời điểm này. Ngược lại, bạn không nên ăn quá nhiều canh vào bữa tối, những dinh dưỡng có trong canh được tích tụ lại làm cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vì vậy, muốn ăn canh trong thời điểm này, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm ít calo để nấu canh, như các loại rau cải, bí đỏ, thịt gà mái già...
Bí đỏ là một trong những thực phẩm ít calo có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Ngoisao.net.

4. Ăn canh chậm vừa ngon miệng vừa tránh tăng cân

Ăn cơm càng dài, càng tận hưởng được mùi vị thơm ngon của món ăn. Ăn canh cũng vậy, khi bạn ăn từ từ, cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Khi cơ thể cảm thấy no tức là đã đến mức vừa phải. Ngược lại, nếu ăn quá nhanh, đến khi bạn cảm thấy no là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng canh quá mức cần thiết, làm nặng bụng rất khó chịu và ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.

5. Một bát canh trước khi ăn cơm tốt cho sức khỏe

"Ăn canh trước khi ăn cơm, dáng người vừa đẹp vừa khỏe mạnh. Sau khi ăn cơm mới ăn canh, càng ăn càng béo", điều này đã được khoa học chứng minh. Trước khi ăn cơm, ăn một chén canh giúp niêm mạc của đường tiêu hóa tránh được các kích thích của những thức ăn khô và cứng, có lợi cho việc hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, khi ăn canh làm cho các thức ăn bám vào thành dạ dày, đem lại cảm giác no bụng làm chúng ta không muốn ăn nhiều. Theo nghiên cứu khoa học, ăn canh trước khi ăn cơm giúp chúng ta hấp thu ít hơn từ 100 đến 190 calo. Ngược lại, sau khi ăn cơm mới ăn canh, hoặc là ăn canh vào cuối bữa làm cho những thức ăn trộn lẫn với dịch trợ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và không có lợi cho sức khỏe.
Khánh Hòa

Phát hiện lưu huỳnh trong đũa dùng một lần

Kết quả kiểm nghiệm đũa sử dụng một lần do PV lấy mẫu cho thấy, nước ngâm chiếc đũa có chứa hàm lượng lưu huỳnh với nồng độ 60mg/lít.

Các chuyên gia cho rằng, kết quả này chứng tỏ lưu huỳnh được sử dụng vào mục đích thương mại, cụ thể là chống mốc. Tuy nhiên, mức độ độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người còn nhiều điều đáng bàn.
Nước vàng, mùi hắc và lưu huỳnh
Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được phản ánh của nhiều độc giả bày tỏ lo lắng về đũa dùng một lần có thể chứa hóa chất gây tác động đến thực phẩm và sức khoẻ người dân. Loại hóa chất nhiều người đồn đoán được sử dụng trong quá trình bảo quản đũa là lưu huỳnh. Với cách làm việc khách quan, khoa học, ngày 12/9, phóng viên đã mua túi đũa dùng một lần gồm 50 đôi đũa bán tại tiệm tạp hóa ở chợ Pháo Đài Láng (Hà Nội) để đưa đi xét nghiệm.

Túi đũa được đóng trong bao bì bằng nilon mỏng theo từng đôi. Ngoài tên T.A cùng một vài hoa văn đơn giản, trên bao bì không có bất kỳ thông tin gì về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng... Khi bóc bao bì, bằng cảm quan, phóng viên nhận thấy đũa màu trắng vàng, ngửi có mùi tre non lẫn mùi hắc nhẹ.

Thân đũa không có dấu hiệu mốc, bẩn. Quy trình làm mẫu xét nghiệm tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam được thực hiện như sau: Lấy 15 đôi đũa ngâm cùng 1,5 lít nước cất trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ thường. Mẫu nước chiết có màu vàng nhạt, thoảng mùi tre ngâm.

Dịch chiết được chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích thuộc Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Chỉ tiêu xét nghiệm là lưu huỳnh tổng, tức bao gồm đồng thời 3 dạng lưu huỳnh là sunfit (SO32-), sunfat (SO42-) và sunfua (S2-). Chỉ tiêu này nhằm xác nhận sự có mặt của các hợp chất lưu huỳnh trong đũa ăn.
Do tiện lợi, nhiều quán ăn cho khách sử dụng đũa ăn một lần
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lưu huỳnh tổng trong nước ngâm chiết đũa là 60mg/lít, tương đương 60ppm. Điều này khẳng định: Lưu huỳnh đã được sử dụng trong qui trình sản xuất loại đũa ăn dùng một lần này.

Không gây độc


Phân tích về lý do sử dụng lưu huỳnh nhằm mục đích chống nấm mốc, ThS Trần Quốc Tuấn, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nấm mốc phát triển từ các bào tử nấm trên đũa trong môi trường ẩm (do đũa làm từ tre non). Các bào tử nấm mốc có mặt trên đũa thông qua hai con đường là có sẵn trong tre hoặc xâm nhập từ không khí bên ngoài.

Nếu trong quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, không diệt hết bào tử hay bao bì bảo quản không tốt sẽ tạo điều kiện cho các bào tử phát triển nhanh, đồng nghĩa với việc đũa sẽ bị mốc nhanh hơn. Để loại trừ bào tử nấm mốc, người sản xuất có thể sử dụng nhiều cách như sấy khô tre đũa, sử dụng hóa chất... Trong đó, phương pháp sấy khô tre rất ít được áp dụng với sản phẩm rẻ tiền như đũa ăn dùng một lần với giá khoảng 100 - 300đ/đôi.

Bởi tre non khá ẩm làm cho quá trình sấy sẽ diễn ra rất lâu, khi sấy tre bị cong, vênh; chi phí mua lò sấy và tiền nhiên liệu cao... Nhằm tiết kiệm chi phí, sản xuất nhanh người ta thường áp dụng cách sử dụng hóa chất. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Kết quả mẫu đũa do phóng viên xét nghiệm tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam
Sử dụng lưu huỳnh để diệt bào tử nấm mốc dựa trên nguyên lý: Đốt lưu huỳnh trong không khí (S + O2 = SO2) tạo thành khí sunfuarơ, dùng khí sunfuarơ để khử khuẩn. Tuy nhiên, khi xông hơi đốt lưu huỳnh, quá trình diệt bào tử nấm mốc chỉ có tác dụng trên bề mặt, không đi sâu vào thớ tre nên sau một thời gian dài đũa vẫn có thể xuất hiện nấm mốc.

Trước lo lắng về việc tồn dư lưu huỳnh trên đũa có thể gây độc cho người sử dụng, các chuyên gia viện Hóa học công nghiệp Việt Nam khẳng định, việc đốt lưu huỳnh xông khói diệt bào tử nấm mốc không có hại cho người dùng. Bởi sau khi xông lưu huỳnh, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng SO32- hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường. Có thể phát hiện ra mùi đặc trưng của đũa sau khi xông hơi đốt lưu huỳnh là mùi hắc nhẹ.

"Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên lựa chọn đũa ăn một lần như sau: Bao bì bảo quản đũa không rách thủng, đũa có màu trắng ngà, không đốm đen, có mùi nhẹ. Đặc biệt, chỉ mua đũa 1 tuần trước khi ăn", ThS Trần Quốc Tuấn

Canh bún nấu với Vẹc Ni màu riêu tôm...đặc sản quê hương.

Cùng các bạn
Những món ăn VN trông hấp dẫn, màu sắc bắt mắt, kích thích khẩu vị: coi chừng ăn nó, sớm theo ông bà ông vải.
PKN
 
Thân mời quý vị xơi, canh bún nấu với Vẹc Ni màu riêu tôm...đặc sản quê hương.

Cha mẹ ơi, nấu ăn thế này ư!
 
Image
 

Vừa dừng chân trước sạp hàng ngay góc đường Vạn Tượng của chợ Kim Biên (quận 5), chúng tôi hoa cả mắt bởi vô vàn lọ, bình, bịch ni lông đựng đầy các loại hóa chất, nào hàn the, formon, chất tẩy trắng, phẩm màu, chất tạo bọt cà phê…

Một cô bán hàng dáng đẫy đà chào mời: “Mấy anh mua phụ gia gì, chỗ em đây có đủ. Muốn dùng trong công nghiệp hay thực phẩm, bao nhiêu cũng có”. Vẻ ngơ ngác vì lần đầu mở quán nhậu và muốn tìm một số phụ gia làm giòn, dai cho thịt gà, dê và các loại lòng động vật, cô bán hàng đưa ra một can nhựa trắng 5 lít, đon đả: “Đây, chỉ cần cho một muỗng vào là giòn hết”.

Cầm cái can lên quan sát, chúng tôi chỉ thấy một màu đục nhờ nhờ và mỗi mảnh giấy bé bằng nửa bàn tay được viết nguệch ngoạc dán bên ngoài: “Chất làm giòn, dai”. Mở nắp ra và ngửi, một mùi hăng hắc xộc xuống cổ họng khiến buồn nôn. Lấy cớ mới mở quán ăn nên thử nghiệm, chúng tôi mua 100ml và được tính tới 50.000 đồng.

 
Hương liệu hóa chất được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5.
Ghé qua một sạp hàng khác kế bên, hàng đống hóa chất được bày la liệt dưới nền đất và hàng dài lọ, bình hương liệu đựng trên kệ. Bảng hiệu của cửa hàng là chuyên phụ gia công nghiệp nhưng bày bán rất nhiều hương liệu thực phẩm như hương sôcôla, hương thịt bò, hương thịt heo... Than thở vì mở quán bún bò mấy tháng nay mà ế ẩm khách, bà chủ cửa hàng nói chắc nịch: “Chắc mấy chú chưa biết nấu rồi. Người ta nấu xương bò thì ít mà cho phụ gia thì nhiều. Cả phở cũng vậy chú ơi. Có thế mới dậy mùi bò, thơm mà ngọt miệng”.

Nói rồi, bà ta xách ra một bình nhựa chừng 1 lít có ghi 3 chữ “Hương thịt bò” và tỉ tê: “Nói thiệt, mỗi tuần tui bán không dưới 50 lít hương vị này. Mấy quán bún bò, phở tới đây mua nhiều lắm. Khách quen, nếu cần, tui cho người mang đến tận nơi”.Với 250.000 đồng/chai 1 lít, bà chủ cho biết sẽ nấu được 100 nồi bún bò hoặc phở to tướng. Tính ra, mỗi nồi bún, phở bò chỉ cần nêm nếm chừng 2.000 đồng hóa chất phụ gia hương vị là thơm phức. Lợi gấp bộn lần mua vài ký xương bò về hầm!
 
Dầu đánh bàn ghế thành... gạch cua
Qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri, lẩu... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có.

Tại sạp C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông khoảng 15-20gram buộc bằng dây thun. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở K.N. với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là vị nấu súp phở của hãng N.A. cũng với các thành phần tương tự nói trên. Tuy nhiên, khi mở gói gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày và trông rất mất vệ sinh...

Đặc biệt, trước dư luận lo lắng về sa tế nấu lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ung thư, chúng tôi hỏi mua thì các chủ sạp đều nháy mắt nhau bảo “hết hàng”. Tuy nhiên, những loại sa tế, phụ gia nấu lẩu như lẩu thái, lẩu chua có xuất xứ Việt Nam với “3 không”: không nhãn mác, không nguồn gốc, không thành phần chất lượng thì nhan nhản.

Nghe mấy cô bán bún riêu kháo nhau về gạch cua được nấu bằng phụ gia, trong vai người nội trợ, chúng tôi lại lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho, anh ta cười giả lả: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu như sạp Ngã Năm, sạp Xuyến, Châu Phát, Cô Tám, Vạn Lợi...

Tại sạp C.P., bà chủ sạp liến thoáng giới thiệu: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một bình nhựa khoảng 250ml đề xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Ở quầy đối diện, một thanh niên đang chiết xuất một loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5gram. Khi được hỏi là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...

“Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Nhiều người mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000-400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.

Tại sạp C.T. ở chợ Bình Tây, cô bán hàng cũng đưa ra nhiều bịch bột màu đỏ và giới thiệu gia vị nấu bún riêu được rất nhiều hàng bán bún riêu, bún bò sử dụng. Theo cô bán hàng này, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. “Ở chợ này còn nhiều loại gia vị lắm, loại gì cũng có. Mấy chú cần gì cứ đến tìm tui”, cô ta nói.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NT5 NDLe

 

7 lý do nói 'không' với nước ngọt có ga

Gây béo phì
Nước ngọt có ga (soda) là loại đồ uống quen thuộc và ưa thích của rất nhiều người, tuy nhiên loại đồ uống này cũng có một số tác hại đến vóc dáng và sức khỏe. Điều đầu tiên, soda khiến bạn béo phì. Theo nghiên cứu, những người uống soda trong các bữa ăn đã tăng vòng bụng hơn 70% so với những người không uống.
Đây có thể là yếu tố chính khiến bạn bị tăng cân không kiểm soát vì một cốc soda có thể chứa đến 150 calo. Hơn thế, trong soda chứa 42-55% đường fructose, một loại đường sau khi vào cơ thể được chuyển hóa thành chất béo vào máu dưới dạng triglycerides. Vì vậy, nếu bạn không muốn công sức tập luyện giữ vóc dáng thon đẹp của mình đổ xuống sông xuống bể thì nên hạn chế tối đa uống nước ngọt có ga.
Giá trị dinh dưỡng thấp
Hầu hết các loại nước ngọt, ngoài đường và caphein thì chúng chẳng chứa bất cứ loại khoáng chất và dưỡng chất nào có lợi cho cơ thể. Thành phần của chúng chủ yếu làm từ chất ngọt nhân tạo nên dễ gây béo phì, tiểu đường và một số bệnh khác.
Gây tổn hại cho xương
Theo nghiên cứu vào năm 2001 của Trung tâm nghiên cứu loãng xương thuộc Đại học Creighton, những người thường xuyên sử dụng soda có nguy cơ yếu xương nhiều hơn rất nhiều. Những chất hóa học trong soda có thể làm giảm lượng canxi trong xương. Mặt khác, việc bạn thường xuyên uống soda sẽ làm giảm việc bạn uống các thứ nước giàu canxi khác như sữa.
Quá nhiều caphein
Đối với nhiều người, caphein giúp tỉnh táo và trở thành chất không thể thiếu hàng ngày. Tuy nhiên, caphein có thể gây ra một số vấn đề về lo âu, mất ngủ, khó tiêu, nhịp tim và hô hấp không đều...
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Những người có thói quen uống nước ngọt mỗi ngày sẽ có nguy cơ đối mặt với các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường nhiều hơn 44% so với những người không uống. Bên cạnh đó, nước ngọt còn làm giảm lượng oxy trong cơ thể, gây tăng khả năng ung thư.
Sâu răng
Nồng độ đường trong các loại nước ngọt có ga rất cao. Với sự tác động của vi khuẩn trong miệng sẽ khiến những chất đường được lên men và chuyển đổi thành axit, gây mềm men răng và khiến răng bị mài mòn. Điều này dẫn tới nguy cơ sâu răng rất cao. Ngoài ra, trong bản thân soda cũng chứa một số axit như phosphoric, malic, citric...
Gây nghiện
Đường và caphein có trong soda là những chất rất dễ gây nghiện. Điều này lý giải vì sao sau khi ngưng uống các loại nước ngọt thường có cảm giác them thuồng, đau đầu, stress, bồn chồn...
Vì vậy, thay vì chọn các loại nước ngọt làm đồ uống ưa thích cho mình, các bạn nên chuyển sang "kết bạn" với nước lọc tinh khiết. Uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày không những thanh lọc cơ thể mà còn đem lại cho bạn một vóc dáng cân đối, làn da khỏe mạnh và mái tóc mượt mà.

Linh Hoa

Làm sao tránh độc tố trong nha đam?

Người nhà tôi hay dùng cây, cành nha đam tươi, rửa sạch, để nguyên vỏ xay lấy nước uống. Tôi không biết cách dùng như vậy liệu có gây ngộ độc cho người uống? Bởi theo tôi biết thì mủ nha đam có độc.

Trương Văn Trà (truongtraqn@...)

Ảnh: Thuỳ Vân
DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM:
Nha đam có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ và Nhật đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm, chứng minh được lợi ích của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn. Ngoài các nhóm hoạt chất có tác dụng tốt cho cơ thể, nha đam còn chứa nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón.
Nhựa cây nha đam nguyên là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể gây tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Ăn một lượng lớn nha đam có thể bị co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Phụ nữ đang cho con bú càng phải cẩn thận vì trẻ dễ bị ngộ độc khi bú mẹ. Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ và gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.
Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc bằng cách gọt vỏ, sau đó rửa sạch dưới vòi nước cho đến khi bớt nhớt, cắt nhỏ, ăn sống, xay nước hoặc nấu chè đều dễ ăn. Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ 10 – 20g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, nên ăn ngay (không để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). Dùng lâu dài với liều lượng thấp thì không có hại.

Cánh gà giả

Tại Trung Quốc, bạn có thể tìm thấy hàng giả của bất kỳ món đồ nào, thậm chí cả thực phẩm như trứng gà. Và mới đây, người ta lại bàng hoàng khi phát hiện ra loại cánh gà giả cực kì nguy hiểm trôi nổi trên thị trường.
Báo chí Trung Quốc những ngày gần đây đồng loạt đưa tin về loại cánh gà giả được bày bán trong các khu chợ tạm. Màu sắc, thớ thịt và hình dáng của cánh già giả giống một cách hoàn hảo so với hàng thật. Và nếu như không là một chuyên gia về thực phẩm, bạn khó mà phát hiện ra đâu là cánh gà thật và đâu là hàng nhái.

Khi chưa chế biến, nhìn cánh gà giả rất giống cánh gà thật 
Một người tiêu dùng ở Trung Quốc cho biết đã mua 500gram cánh gà giả ở siêu thị, thuộc Quảng Châu, với giá 20 nhân dân tệ (khoảng gần 70K). Ông ấy biết cánh gà này được sản xuất ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Tây và giá bán rẻ hơn so với thường lệ.
Người đàn ông này đem về và chế biến trong khoảng 20 phút, màu sắc và thớ thịt của chúng hoàn toàn không thay đổi. Thịt gà trong suốt và dính sền sệt. Sau khi quan sát, ông ấy quyết định ăn thử món cánh gà và thấy nó quá dai. Nghĩ rằng thịt chưa đủ chín, ông quyết định nấu thêm 10 phút nữa.
Kết quả là thịt gà vẫn dai không thể nuốt trôi. Người đàn ông này bắt đầu nghi ngờ về thứ thịt mà ông đã mua. Ông liên hệ với công ty bán lẻ, nhưng nhân viên trực điện thoại khẳng định họ không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhà sản xuất ở Duy Phường và phủ nhận hoàn toàn về thịt gà giả.
Khi chế biến xong, cánh gà giả nhìn trong veo và ăn rất dai 
Báo giới Trung Quốc đã đưa ra một số kết luận ban đầu về thịt gà giả. Trước tiên, việc làm cánh gà giả yêu cầu kỹ thuật cao và hiểu biết sâu sắc về sinh học mới có thể tạo nên độ chính xác cao đến vậy. 
Hơn nữa, họ phải tìm biện pháp sao cho thịt dính chặt với xương. Việc này khó khăn hơn rất nhiều so với quá trình làm trứng giả.
Thậm chí, chi phí để làm ra cánh gà giả cao tương đương với việc mua sản phẩm thật. Báo chí phỏng đoán có thể cánh gà thật được tiêm một số loại keo dính có thể ăn được, nước, một lượng chất hóa học chưa được biết đến để giúp chúng trông ngon hơn, nặng hơn nhằm bán ra thị trường với giá cao.
Hiện các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang tiến hành điều tra cánh gà giả ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng và tìm các biện pháp ngăn chặn. Các nước lân cận Trung Quốc cũng đang lo ngại loại thịt gà giả này sẽ không dừng lại ở thị trường trong nước mà phát tán đi khắp nơi.

Theo Ione

Độc tố từ rau, quả nhập lậu

Thêm 4 mẫu nho, mận và lựu Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta vừa bị phát hiện chứa dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật rất cao, có thể gây các bệnh về tim, gan, thận và thần kinh…

Thông tin này được ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh (ATVS) nông sản và vật tư nông nghiệp diễn ra sáng qua, tại Hà Nội.
 
Trái cây Trung Quốc ở chợ đầu mối TPHCM - Ảnh: Minh Nam
Gấp nhiều lần cho phép
Theo ông Hồng, từ ngày 10.8 đến 10.9, qua lấy mẫu giám sát tại các cửa khẩu, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Cục đã phát hiện 4 mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ  Trung Quốc vi phạm quy định về ATVS thực phẩm của Việt Nam. “Một mẫu mận tươi nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn chứa dư lượng carbendazim. 2 mẫu nho tươi nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng difenoconazole và một quả lựu chứa tubeconazole và carbendazim. Mức dư lượng phát hiện được đều vượt mức dư lượng tối đa cho phép theo quy định của Việt Nam từ 1,5 - 5 lần. Chúng tôi đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và đang tăng cường kiểm soát chất lượng rau, củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc”, ông Hồng nói.

 
 
  Đây là các hoạt chất có tác dụng trừ nấm, trừ bệnh cho cây trồng… Các chất này, theo thức ăn vào cơ thể con người, tích lũy đến một ngưỡng nào đó sẽ khiến các chứng bệnh về tim, gan, thận, hệ thần kinh bộc phát  
 
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
 

Trước đó, từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, Cục Bảo vệ thực vật lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác để phân tích và đã phát hiện 3 mẫu nho và khoai tây nhập khẩu của Trung Quốc có dư lượng difenoconazole và chlorpyrifos ethyl vượt 3 - 5 lần tiêu chuẩn về ATVS thực phẩm của nước ta.
“Đây là các hoạt chất có tác dụng trừ nấm, trừ bệnh cho cây trồng, dư lượng của chúng trong rau, củ, quả gây nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, chức năng của các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận… Các chất này, theo thức ăn vào cơ thể con người, tích lũy đến một ngưỡng nào đó sẽ khiến các chứng bệnh về tim, gan, thận, hệ thần kinh bộc phát”, ông Hồng nói.
Kiểm soát nghiêm ngặt
Theo ông Hồng, tất cả những lô hàng mận, lựu, nho, khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép đều đã buộc phải tái xuất ngay tại cửa khẩu. Tuy vậy, từ thực tế nêu trên, Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu lấy mẫu trên 30% đối với khoai tây, lựu, mận nhập khẩu từ Trung Quốc, thay vì chỉ lấy mẫu kiểm tra 10% các lô hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào nội địa như trước nay. Riêng nho nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai phải lấy mẫu kiểm tra 100% các lô hàng. "Các đơn vị xuất khẩu phía Trung Quốc đã chủ động lấy nho, khoai tây từ các vùng chưa có lô hàng bị cơ quan kiểm dịch Việt Nam phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu vào nước ta. Chúng tôi cũng đang thực hiện việc truy xuất nguồn gốc các loại rau củ quả của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức quy định. Thậm chí, sẽ phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sang tận vùng sản xuất và chế biến tại nước xuất khẩu để kiểm tra chất lượng hàng hóa”, ông Hồng cho biết.
Ngoài việc kiểm tra ở cửa khẩu, ông Hồng cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu các loại rau, củ quả của Trung Quốc và các nước khác đang bày bán trên thị trường trong nước để xác định các mối nguy và thông báo công khai cho người dân biết để có ứng xử phù hợp.

Khó phân biệt
Hiện trên thị trường bày bán nhiều loại rau, quả Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được đâu là nho, khoai tây… nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là khi người bán cố tình lập lờ về nguồn gốc. Tuy nhiên, có thể nhận dạng là mận Trung Quốc thường có hình thức bắt mắt hơn mận Việt Nam, còn lựu nhập vào nước ta chủ yếu là lựu của Trung Quốc…


Bộ trưởng nổi cáu vì các khoản phí
Tại cuộc họp nói trên 17.9, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã rất bức xúc khi đại diện Vụ Tài chính báo cáo về tình hình “lạm thu” các loại phí khiến nông dân chịu thiệt, điển hình vụ việc “1 quả trứng phải gánh 5 lần phí”… một cách chung chung, lý thuyết. “Tôi đã chỉ đạo từ tháng trước. Bộ trưởng chỉ đạo trực tiếp mà vẫn không chịu làm. Thế thì tôi họp với các anh, các chị làm gì. Các đồng chí phải đóng giả làm người đi buôn trứng thì mới ra vấn đề. Đây là việc của quốc gia, không phải việc của riêng nhà ai cả, chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc. Chúng ta kiểm tra việc thu phí là để chống lạm thu và phát hiện bất cập để điều chỉnh”, ông Phát nói.
Đại diện Thanh tra Bộ đứng dậy báo cáo về việc thanh tra thực thi công vụ của lực lượng thú y sau khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về việc cán bộ thú y bán khống giấy kiểm dịch, đưa dấu cho chủ lò mổ đóng dấu kiểm dịch… cũng bị ông Phát phê bình: “Các đồng chí đi kiểm tra về, nghe báo cáo mà tôi không thể rút ra được gì để chỉ đạo cả. Các đồng chí chỉ nói một số việc chưa tốt, nói thế là chưa đủ”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các cục, vụ, viện trực thuộc tiếp tục cố gắng xây dựng các văn bản pháp quy theo kế hoạch đã đề ra, lưu ý phải làm thật kỹ, đảm bảo chất lượng, rút kinh nghiệm không để xảy ra những sai sót như trong việc soạn thảo, ban hành thông tư 33 trong đó có quy định cấm bán thịt sống sau 8 giờ giết mổ, được cho là bất hợp lý, không thể triển khai thực hiện trên thực tế. “Bộ đã dừng việc thi hành các thông tư này nhưng không phải chỉ có vậy là xong. Đơn vị, cá nhân có liên quan phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm theo đúng mức độ. Đây là trách nhiệm thi hành công vụ, đơn vị và cá nhân nào sai đến đâu sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp”, ông Phát nói.
Q.D

Quang Duẩn

Độc chất trong tương ớt giá rẻ

Ghê rợn độc chất trong tương ớt giá rẻ
Những chai tương ớt giá rẻ, không nhãn mác có rất nhiều trên thị trường.

Ghê rợn độc chất trong tương ớt giá rẻ

(Tin tuc) - Để sản xuất tương ớt giá rẻ, người ta thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp như chất tạo độ sệt, phẩm màu, chất bảo quản và đường hóa học…
Trong vai người cần mua tương ớt sỉ để bỏ mối lẻ cho khách hàng, chúng tôi đến một số khu vực chợ đầu mối và một số cơ sở sản xuất tương ớt tại TPHCM để lấy hàng. Qua tìm hiểu mới biết nhiều loại tương ớt giá rẻ rất nguy hại vì được pha chế từ những loại độc chất. Tương ớt 4.000 đồng/lít
Chợ Bình Tây (quận 6) nổi tiếng là khu chợ sỉ của các loại gia vị. Ghé một sạp nằm khuất gần cuối chợ để tìm nguồn hàng, chúng tôi được chị chủ sạp giới thiệu ngay một số loại tương ớt “đang bán chạy”.

Chị ta khẳng định: Nếu hàng ngon và có thương hiệu thì giá bán 285.000 đồng/thùng 6 chai (mỗi chai 1,5 lít, tính ra khoảng 30.000 đồng/lít - PV). Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít. “Loại càng rẻ càng pha nhiều nên sẽ không ngon. Tốt nhất nên chọn loại 55.000 đồng/thùng (thương hiệu N.) vừa cay vừa ít pha sẽ dễ bán hơn” - chị bán hàng tư vấn.

Tôi thắc mắc không biết tương được pha thêm những gì thì người bán giải thích: “Chỉ đơn giản là bột năng”. Tuy vậy, khi chúng tôi đề nghị mua ngay một thùng loại rẻ nhất để làm mẫu thì chị ta cho biết phải đợi gọi chỗ khác mang tới và cho số điện thoại để tôi tiện liên lạc. Quan sát tiếp một vài cửa hàng gia vị, tương ớt khác trong khu chợ, thấy hầu hết đều có bán các loại tương ớt giá rẻ.


Ra ngoài khu vực chợ, chúng tôi gặp một người đàn ông đang chất lên xe máy nhiều thùng tương ớt, đựng trong thùng nhựa màu trắng đục trông rất dơ. Ông ta nhiệt tình cho biết đến chợ lấy sỉ để về bỏ mối lẻ lại cho các quán ăn, tiệm phở trong TP. Biết chúng tôi cũng có ý định lấy sỉ tương ớt về bán lẻ, ông đã nhiệt tình giới thiệu chỗ mua.
Những chai tương ớt giá rẻ, không nhãn mác có rất nhiều trên thị trường.
Bất ngờ là cơ sở này có giá bán còn rẻ hơn nhiều so với các sạp hàng chúng tôi tham khảo trước đó. Qua điện thoại, người của cơ sở cho biết loại cao giá nhất chỉ 30.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ nhất chỉ 21.000 đồng/thùng 5 lít. Như vậy, 1 lít tương ớt chỉ hơn 4.000 đồng. “Nếu các chị mang hàng về tỉnh, chúng tôi sẽ giao đến nơi với điều kiện phải mua 30 thùng trở lên” - người này quả quyết.

Vì sao người ta có thể sản xuất được các loại tương ớt giá “bèo” như vậy trong khi nếu theo đúng thành phần mà cơ sở này ghi trên nhãn mác (ớt 30%) thì riêng tiền ớt cũng đã hơn 50% giá vốn, chưa kể nhiều chất khác và chi phí vận chuyển, sản xuất…?

Toàn hóa chất độc hại
Theo địa chỉ được giới thiệu, chúng tôi tìm đến một cơ sở sản xuất tương ớt nằm trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Triệu Luật (quận Bình Tân). Đó là một ngôi nhà bình thường, không có vẻ gì là nơi sản xuất tương ớt với quy mô lớn, có thể bỏ sỉ ở các khu vực chợ đầu mối cũng như đưa hàng về tận các tỉnh...
Anh Tuấn (một người từng làm tương ớt bỏ mối lâu năm ở nhiều nơi, nay đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác) cho biết: Mặc dù trên bao bì, các cơ sở sản xuất đều ghi thành phần gồm ớt, tỏi, đường, muối, tinh bột, chất điều vị, màu thực phẩm cho phép... nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu là các loại hóa chất, phẩm màu công nghiệp giá rẻ và đường hóa học.
Tìm đến một người quen từng bán hóa chất ở đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), chúng tôi được biết tương ớt rẻ tiền chủ yếu làm từ nhiều loại hóa chất và phụ gia khác nhau, trong đó có các loại có nguy cơ độc hại rất cao như chất tạo độ sệt, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản và đường hóa học. Chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC, cũng là chất mà nhiều người thường dùng để pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong thực phẩm thì rất đắt tiền, còn CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg nhưng chỉ cần 100 g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước…
Theo BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Vinafosa), CMC dùng trong thực phẩm có độ tinh khiết rất cao trong khi CMC dùng trong công nghiệp thì chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả kim loại như kẽm, chì và nhiều chất khác rất độc hại. Tuy nhiên, khi đã cho CMC công nghiệp vào pha trộn thành tương ớt thì không thể phân biệt đó là CMC gì.
Mới đây, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã phát hiện trong tương ớt của một cơ sở sản xuất có chứa hàm lượng Rhodamine B rất cao. Đây là loại màu công nghiệp dùng để nhuộm vải, có giá bán rất rẻ và rất độc hại.
Có thể gây ung thư
Theo các nhà chuyên môn, tương ớt làm tự nhiên sẽ khó bảo quản lâu và có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói nhưng có vị không đậm đà như tương ớt được pha nhiều bột và hóa chất. BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người có cơ thể nhạy cảm, khi ăn những loại tương ớt chứa nhiều hóa chất độc hại thì sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng; nếu ăn thường xuyên và nhiều sẽ ảnh hưởng đến thần kinh; khi tích trữ lâu dài trong cơ thể sẽ có nguy cơ bị ung thư hay mắc các bệnh lý khác, tùy theo chất sinh ra trong cơ thể.

Món bún cá

 Cá ế, cá chết đã ươn thối được các lái buôn lọc lấy thịt giao bán cho các cửa hàng bún cá. Sau khi được tẩm ướp, rán giòn trong chảo dầu đã chuyển màu rộm mắt. 


 
Những người buôn cá đã tận dụng những loại cá nhỏ đã ươn thối thế này để lọc lấy thịt giao cho những của hàng bán bún cá. (Ảnh GDVN chụp trong khu chợ ở Cầu Giấy, Hà Nội)


Chị Nguyễn Thị H, bán cá lâu năm ở chợ cho biết: Những loại cá này người mua về ăn rất ít, đa số là công nhân... (Ảnh: GDVN)


nên chỗ cá còn lại chị phải lọc lấy thịt bán cho các của hàng bún cá với giá rẻ mạt với hy vọng gỡ gạc lại đồng vốn.(Ảnh: GDVN)

 
Cá được lọc ở chợ khi người mua hàng đã vãn.(Ảnh: GDVN)

 
Khi đã lọc xong, tất cả cá được rửa qua loa trong chậu nước này.(Ảnh: GDVN)


Hiện trường bãi lọc cá khi chưa thu dọn xong. Thịt cá đã được lọc để lẫn lộn với phân và ruột cá.(Ảnh: GDVN)

 
Tại cửa hàng bún, thịt cá được tẩm ướp kỹ với gia vị và được rán giòn trong chảo dầu, mỡ dầu mỡ đã chuyển màu đặc sánh thế này.(Ảnh: GDVN)

 
Còn đây là cá đã được rán giòn


Bát bún cá ngon lành , nóng hổi và thơm phức khiến thực khách tấm tắc khen ngon mà không hề biết các công đoạn chế biến khác.

ĂN CƠM MỚI, NÓI CHUYỆN CŨ ( MÀ MỚI)


Vũ Quí Đài,
Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Y Khoa Sài Gòn
Có gì mới trong vấn đề ăn uống sao cho lành mạnh ? Trong vòng một vài chục năm trở lại đây, có nhiều điều mới không giống những kiến thức ta có từ trước.
Sau đây là những tóm lược của khoa dinh dưỡng thuộc Viện Đại Học Berkeley.
Bơ và margarine
Chuyện cũ: Có một thời người ta ca tụng margarine, vì margarine có nguồn gốc thực vật nên không có cholesterol và ít chất béo bão hòa hơn là bơ. Sau đó lại thấy là cũng phải coi chừng margarine vì chất dầu trong margarine có nhiều thứ chất béo gọi là “trans” (transfat), cũng có hại cho tim mạch như chất béo bão hòa.
Chuyện mới: Có một số margarine mới được tung ra thị trường gần đây, không có chất béo trans. Thí dụ : như margarine làm bằng dầu canola. Hoặc là những thứ margarine lỏng, margarine “diet” trong đó chất béo trans được giảm đi nhiều. Ngoài ra cũng có những margarine mới, như Benecol, Take Control ăn vào có thể giảm cholesterol phần nào. Nếu chỉ lâu lâu dùng chút đỉnh, thì thật ra cũng không cần chọn lựa gì nhiều, bơ hay margarine đều được cả.
Vấn đề muối
Chuyện cũ:
Ăn mặn thì sẽ bị cao huyết áp.
Chuyện mới: Không phải cứ ăn mặn thì huyết áp bị cao. Chỉ có những người do yếu tố di truyền hay nguyên do nào khác mà nhạy cảm với muối, thì mới cần kiêng mặn.
Tuy nhiên, về thực tế, không biết được ai là người nhạy cảm, ai không, và huyết áp có cao lên thì cũng bị từ từ không thấy được ngay, cho nên tốt hơn hết là đừng nên ăn mặn quá. Ngoài những món mặn, như đồ ăn kho, những thực phẩm bán sẵn như đồ hộp, xúc xích, chips... thường có rất nhiều muối. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng có thể làm cho xương bị xốp.
Đậu nành
Chuyện cũ: Đậu nành là một thứ ngũ cốc không có gì đặc sắc.
Chuyện mới: Đậu nành và những chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, sữa đậu nành không những làm cho cholesterol giảm bớt, mà còn có thể làm đỡ bị ung thư. Nếu bạn ăn uống theo chế độ, ít cholesterol, ít chất béọ lại thêm chừng 25 grams chất đạm từ đậu nành thì sẽ giảm thiểu được rủi ro bị bệnh nghẹt động mạch vành sinh, đứng tim.
Tuy nhiên, đậu nành, cũng như những rau cỏ khác (và tất cả thực phẩm khác), là một hợp thể phức tạp của nhiều chất. Cho nên ăn có chừng mực vẫn là điều quan trọng.
Ăn bắp
Chuyện cũ: Ăn bắp không tốt bằng ăn cơm hay bánh mì.
Chuyện mới: Bắp là một thứ ngũ cốc cũng tốt không kém gì các loại gọi là “whole grain” khác. Bắp vàng có chứa nhiều chất tiền phẩm của sinh tố A, nhóm carotenoid, làm cho “sáng mắt.” Tuy nhiên cũng nên nhớ là sinh tố A nhiều quá mức lại có hại. Bắp màu trắng thì không được tốt như bắp vàng.
Cà chua
Chuyện cũ: Cà chua có nhiều sinh tố C, nhưng phải là cà chua tươi mới được.
Chuyện mới: Đúng là cà chua có nhiều sinh tố C, và càng tươi thì sinh tố càng nhiều. Nhưng ngoài sinh tố C, cà chua còn có một chất gọi là lycopene. Chất này có thể phòng ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Có điều đặc biệt là cà chua đã chế biến (như xốt cà) thì chất lycopene lại dễ hấp thụ vào cơ thể hơn.
Tôm, cua, mực ...
Chuyện cũ: Tôm có nhiều cholesterol, không nên ăn.
Chuyện mới: Đúng là tôm và mực có nhiều cholesterol nhất so với nghêu, sò, hến. Một nửa pound tôm có khoảng 300 mg cholesterol, là mức tối đa cho một ngày. Nhưng tôm lại rất ít chất béo bão hòa, là thứ làm hại tim nhiều hơn là cholesterol. Ngoài ra, tôm cũng có chất béo omega-3 là thứ chất béo giúp cho đỡ bị nghẹt tim. Như vậy thì ăn vừa phải là tốt hơn cả.
Cũng nên ghi thêm là tôm, cua (kể cả tôm hùm), scallop, nghêu, sò, chem chép... có ít cholesterol hơn là thịt bò.
Cà phê và trà
Chuyện cũ: Uống cà phê có hại. Có người nói uống trà bị xốp xương.
Chuyện mới: Cà phê là thứ đồ uống được nghiên cứu kỹ càng nhất trên thế giới. Các kết quả cho thấy là cà phê, cũng như chất caffeine trong các thực phẩm khác, không làm hại tim, không sinh ung thư, không làm loét bao tử.
Có một số người uống nhiều quá thì cảm thấy bứt rứt, nhưng nói chung thì uống vừa phải không có hại gì nếu không sẵn có bệnh như bệnh loạn nhịp tim. Nếu đang uống cà phê nhiều đều đều mà muốn thôi, thì đừng ngưng ngang, mà phải bớt từ từ trong nhiều ngày để tránh khỏi bị nhức đầu.
Trà có chất “kháng oxyt hóa” (antioxidant), nên có thể giảm thiểu rủi ro bị ung thư. Ngoài ra, trà cũng làm cho đỡ nghẹt mạch máu vì cholesterol. Trà không làm xốp xương. Dĩ nhiên là những thứ lá lẻo linh tinh gọi là “herb tea” vì không phải là trà, nên không kể .
Tin vui cho người mê sô- cô-la
Chuyện cũ: Sô cô la có hại, nhiều ca lo ri lắm, đừng ăn.
Chuyện mới: Đúng là sô cô la có nhiều ca lo ri. Nhưng sô cô la cũng như trà, có nhiều chất kháng oxyt hóa.
Ngoài ra có một cuộc khảo sát đại quy mô, cho thấy là trong số những người bình thường có hoạt động thể dục thể thao, thì nhóm người có ăn mỗi tháng vài phong sô cô la sống lâu hơn nhóm người không ăn sô cô la. Lý do thì không hiểu tại sao. Cuộc khảo sát chưa kết thúc.
Cam, chanh, bưởi
Chuyện cũ: Các trái cây này có nhiều sinh tố C.
Chuyện mới: Vẫn đúng vậy. Nhưng ngoài ra, cam, chanh, bưởi còn có nhiều chất giúp cho đỡ bị ung thư và trúng gió.
Màu sắc của rau quả


Chuyện cũ:
Không để ý đến màu sắc.
Chuyện mới: Những loại rau và trái cây đậm màu, thường có nhiều sinh tố và chất khoáng hơn. Thí dụ như nho đỏ, dâu, mận “Đà Lạt,” cam, cà rốt, rau dền, rau cải xanh, củ cải đỏ, v.v. Ngoài ra, chất màu của thực vật còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh kinh niên, kể cả ung thư, vì có nhiều chất kháng oxyt hóa.
Trái Bơ
Chuyện cũ: Ngày xưa người ta, cả giới y khoa, cũng cho là trái bơ nó nhiều chất béo lắm, nên nó còn có nickname là "butter pear" nữa. Một trái trung bình có 30 grs chất béo, tương đương với một cái hambuger to), và vì thế các vị "chuyên môn" thường khuyên mình nên hạn chế ăn uống thứ trái cây này.
Chuyện mới: Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, hầu hết chất béo từ trái bơ thuộc loại "monounsaturated", lại là tốt cho mình. Tốt vì nó có thể làm giảm mức độ cholesterol. Vì thế chính phủ Mỹ khuyên nên ăn trái này ( bơ ) . Em mừng hết lớn.
Cụ thể hơn, trong một cuộc thử nghiệm năm 1996, 45 người đã ăn trái bơ mỗi ngày trong một tuần. Kết quả là họ đã thấy cholesterol ở những người này giảm trung bình khoảng 17%. Tưởng cũng nên nói thêm một tí rằng cholesterol của mình nó gồm :
- LDL (low density lipoprotein, hoặc "bad fat") và triglycerides, có thể gây hoặc làm trầm trọng hơn những chứng bịnh tim
- HDL (high density lipoprotein, hay "good fat" levels), có thể làm giảm bớt nguy cơ bệnh tim
Số 45 người kia thì sau một tuần "thí nghiệm", số LDL của họ xuống và HDL lên.
Họ tìm thấy trái bơ có nhiều beta-sitosterol, một chất natural có thể làm giảm nhiều số lượng cholesterol trong máu.
Nói vậy, nhưng người ta cũng khuyên mình nên ăn có chừng mực, vì nó nhiều calories hơn nhiều trái cây khác.

Tóm lại :
Về vấn đề dinh dưỡng, nếu đọc càng nhiều càng thấy mù mờ hơn, càng thấy bị " rối ", có khi bị " tẩu hỏa nhập ma " nữa ... vì những chuyện
" nên "," không nên " ; hoặc là không thể nào nhớ nổi các chi tiết lẻ tẻ, thì có lẽ nên theo nguyên tắc là ăn uống gì cũng chừng mực, trừ phi là mình có bệnh thì phải theo chế độ của bác sĩ chỉ dẫn.

CÁC MÓN ĂN VN NGON

Cùng các bạn,
Vào các link bên dưới để biết các mói ăn ngon của VN. Nên thào ăn mà chia se chút ít cho bạn bè.
PKN
 
CÁC MÓN ĂN VN NGON
Kính thưa các bác.
Hôm nay em xin gởi đến các bác một số nhỏ món ăn Sài Gòn và Hà Nội.
Vì quá nhiều các bác thích món nào mời ăn món đó, tuy rằng em
chỉ “chộp” một số nhỏ.
Chỉ cần ăn một món thôi em tin các bác sẽ giảm thọ hết một năm.

Nếu các bác thấy mấy cái video nầy hợp khẩu vị thì nên
chia cho bà con, ăn hết một mình em lại tốn tiền đi điếu.
Tất cả video ở đây đều nói tiếng Việt.

Rau muống Hà Nội:
http://www.youtube.com/watch?v=La9nFXHlkx4

http://www.youtube.com/watch?v=NtbTwBAg03A


Rau muống Saigon
http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As


Chế biến mứt đầy ruồi và dòi ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=tDGXEnUjbXU


Trà sữa trân châu plastic (các bạn ở hải ngoại nên coi chừng con em mình)

http://www.youtube.com/watch?v=4Sj_d3IBZKs


Hành phi mỡ thúi (Ha Noi)
http://www.youtube.com/watch?v=cIK-w72F_JQ


Thịt thúi mang lên bàn nhậu:
http://www.youtube.com/watch?v=RCanaP0cWog


Cách sản xuất miến thấy hết dám ăn
http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE


Làm nước đá bằng nước dơ ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=zWG239qjYpk


Đầu nậu chế biến mỡ dầu phế thải bán lại
http://www.youtube.com/watch?v=DiFeRRuDLaQ


Rửa rau bằng nước cống công khai xong đem ra chợ bán (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QPBHYLV7Ajo


Chế biến bì lợn ghê người (Miền Bắc)
http://www.youtube.com/watch?v=IfmbcfBqKUU


Tẩy trắng trứng:
http://www.youtube.com/watch?v=_X4uJpZE27g


Đầu độc nhau qua thực phẩm, phóng sự tại Hà Nội
 http://www.youtube.com/watch?v=viUttXN5WPM

Sống bồng bềnh trên nước cống (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QJHkCrbpyBc

Chân gà, cánh gà thấy ghê 

http://www.youtube.com/watch?v=qHKEcepzwUg

 

 

 

Mời coi thêm