Sinh viên Trần Vân Anh, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã lấy 5 loài cá, mỗi loài 3 mẫu được bán ngẫu nhiên ở chợ Hà Nội để phân tích chất metyl thủy ngân. Kết quả, trừ mẫu cá trắm giòn không phát hiện thấy metyl thủy ngân, còn các mẫu khác đều có chứa metyl nằm trong khoảng 0,01µg/kg - 0,39µg/kg. Lượng metyl thủy ngân trong cá thu là cao nhất: 0,39µg/kg, cá hồi: 0,10µg/kg, cá chỉ vàng 0,03µg/kg, cá cam: 0,02µg/kg.
Từ phân tích trên cho thấy, lượng metyl thủy ngân tích lũy trong cơ thể các loại cá có kích thước và trọng lượng lớn như cá hồi, cá thu... cao hơn các loại cá nhỏ như cá cam, cá chỉ vàng. Đây cũng là cách giải thích về sự tích tụ metyl thủy ngân theo chuỗi thức ăn trong môi trường sống.
Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, người hướng dẫn đề tài này cho hay, metyl thủy ngân là một dạng của thủy ngân. Metyl thủy ngân có trong môi trường nước ngọt và đại dương, trong cơ thể sinh vật.
Khi phụ nữ có thai ăn phải thức ăn có thủy ngân dẫn đến thiếu hụt năng lượng trong tế bào não và gây ra những rối loạn trong việc truyền kích thích thần kinh của bào thai. Đây là cơ sở để giải thích vì sao các trẻ sơ sinh được sinh ra những bà mẹ nhiễm metyl thủy ngân sẽ có những tổn thương không thể hồi phục được của hệ thần kinh trung ương, bao gồm phân liệt thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và chứng co giật.
Loại bỏ cá nhiều nhớt
PGS.TS Trịnh Thị Thanh, chuyên ngành độc học sinh thái, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, bằng mắt thường không nhận biết được cá nhiễm độc kim loại nói chung, metyl thủy ngân nói riêng.
Theo các nhà nghiên cứu, quy chuẩn Việt Nam, giới hạn mức tồn dư cho phép đối với các loài cá là 0,5mg/kg, cá ăn thịt là 1,0mg/kg. Lượng ăn vào cơ thể con người hằng tuần không gây hại đến sức khoẻ con người là 0,0016mg/kg. Vì thế, đối chiếu các kết quả thí nghiệm của sinh viên Vân Anh cho thấy, các mẫu thí nghiệm tại Hà Nội đều có lượng thủy ngân rất thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét