Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường…
Đậu nành + hóa chất
Xem video clip |
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
Quy trình sản xuất mất vệ sinh - Ảnh: Đàm Huy |
|
Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.
|
Lạnh người!
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ. (Còn tiếp)
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê” Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang - Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy |
Để hiểu công nghệ biến đậu nành thành “cà phê đặc biệt”, đầu tháng 7.2012, tôi theo chân T. đi mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Đến đây, ghé 4 cửa hàng, T. mua được 15 loại hóa chất là các hương liệu mùi cà phê, chất tạo bọt cho xà bông, bột màu công nghiệp và chất làm sánh (tạo đậm đặc) cà phê CMC...
Nửa ngày và 1 tấn “cà phê đặc biệt”
Sáng hôm sau, tôi cùng T. vận chuyển các loại hóa chất cùng 1 tấn đậu nành tới lò rang gia công cách nhà T. 2 cây số. Công nhân của lò chia số đậu nành của T. ra làm 5 mẻ (mỗi mẻ 200 kg) rồi lần lượt đổ vào lò rang (giống kiểu máy trộn bê tông). Sau 45 phút, ước chừng đậu nành đến độ, công nhân cúp cầu dao để xả đậu nành xuống nền đất, chuyển sang công đoạn tẩm 30 kg màu caramel và 5 lít rượu trắng, lập tức những hạt đậu nành chuyển sang màu cà phê đóng thành từng bánh; công nhân phải dùng cào, cào mỏng ra nền đất cho nguội. Tiếp đến là công đoạn “tẩm” hóa chất. “Công đoạn này quan trọng nhất, vì nó sẽ biến hạt đậu nành thành cà phê” - T. bật mí.
T. thuần thục lấy từng loại hóa chất: 2 lạng đường hóa học; 5 kg bơ; 2 lạng tinh cà phê Đông Đức; 1 lạng tinh cà phê Pháp; 2 lạng tinh sữa bột; 1 lạng vanilla; 3 lạng béo dừa; 2 lạng tinh hôi (T. giải thích tinh này để nguyên chất sẽ rất hôi, nhưng pha loãng ra lại cực kỳ thơm); 1 lạng bột béo; 2 lạng sô cô la; 2 lạng ca cao đắng; 1 lạng tinh sữa đục; nửa lạng chất tạo bọt, 2 lạng CMC; 1 lạng bột màu công nghiệp... muối ăn và nước mắm. Tất cả những thứ này T. cho hết vào một chiếc chậu lớn, dùng máy quậy đều. Khi chậu hóa chất hỗn hợp được pha xong thì đậu nành cũng được công nhân đổ vào máy đánh tơi.
Khoảng 30 phút sau, T. tắt máy để công nhân xả đậu nành ra từng bao 50 kg. Cứ như vậy, sau nửa ngày làm việc vất vả, tôi chứng kiến 1 tấn đậu nành được T. biến thành 1 tấn “cà phê đặc biệt”.
“Ít ai đặt cà phê thật 100%”
T. cho biết, muốn tạo mùi cà phê hương chồn, chỉ việc lên chợ Kim Biên mua tinh hương chồn về trộn cùng với bơ, màu caramel, bột béo, muối và mắm ăn, đường hóa học... để “tẩm” vào đậu nành là thành cà phê “hương chồn đặc biệt”. Hoặc nếu khách hàng thích và đặt hàng cà phê Moca thì mua tinh Moca về “tẩm”…
Cũng theo T., cà phê có hàng trăm mùi vị khác nhau, vì vậy để tạo phong cách riêng của mỗi thương hiệu, các ông chủ chỉ việc mua các loại hóa chất về để “tẩm” vào đậu nành. Đặc biệt, trong quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận trong 15 loại hóa chất có 3 loại hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng là hóa chất tạo bọt, hóa chất làm sánh cà phê (tức CMC chuyên dùng làm hồ vải) và bột màu công nghiệp. Tỷ lệ pha là 2 lạng CMC và nửa lạng chất tạo bọt và 1 lạng màu cho 200 kg đậu nành.
“Vậy nếu là cà phê thật thì có cần hóa chất?” - tôi hỏi. T. nói: “Nếu cà phê hạt thì cần gì hóa chất, chỉ cần trộn 4 kg đường trắng (trộn trong lúc hạt cà phê rang nóng 200 độ) và 5 lạng muối, 1 lít nước mắm là xong. Nhưng nếu rang cà phê thật thì phải bán với giá trên 200.000 đồng/kg. Vì vậy, ít ai đặt cà phê thật 100%, người ta hay pha trộn theo tỷ lệ 8 đậu 2 cà, hoặc 7 đậu 3 cà (7 đậu nành + 3 cà phê) hoặc tùy theo chủ quán đặt hàng để bán với giá từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Nhưng cũng có khi tôi giao giá 120.000 đồng/kg mà chẳng có hạt cà phê nào”.
Ngày hôm sau, tôi chứng kiến T. xay đậu nành để đóng gói vào 2 loại bịch 1 kg và 1/2 kg, bên ngoài có ghi: "98% cà phê hạt Buôn Mê đặc biệt"... sau đó mang đi bỏ mối cho các quán là bạn hàng chuyên nghiệp, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, T. còn đóng thêm 10 bao (mỗi bao 10 kg) để công nhân chở ra Bến xe An Sương gửi xe đò lên Bảo Lộc.
"Ông thấy không, mỗi ngày tôi giao cho khách ruột ở TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu và một hãng cà phê nổi tiếng ở Bảo Lộc 1 tấn đậu nành cà phê. Chứng tỏ công nghệ sản xuất cà phê bột của tôi cũng không thua kém những thương hiệu cà phê nổi tiếng chứ", T. nói vẻ tự hào.
Đi mua hóa chất
Đổ hóa chất ra
chậu để “tẩm” vào đậu nành
Đậu nành vừa
mới đổ và trộn màu caramel
Trộn xong màu,
đậu nành được đổ ra nền đất - Ảnh: Hoài Nam
|
Khám xét “lò” cà phê
dỏm Xuân Hoành
Ngày 17.7, Công an Q.12 phát hiện và tạm giữ xe ô tô biển số
50D-001.42 đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất
thành cà phê. Lái xe khai số hàng trên là của cơ sở cà phê Xuân Hoành
(P.Trung Mỹ Tây, Q.12) vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho Công
ty Hoàng Phong ở TP.Quảng Ngãi. Lập tức, tổ công tác làm thủ tục khám
xét cơ sở Xuân Hoành. Tại đây, tổ công tác lập biên bản 8,5 tấn đậu nành
chưa rang; 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất; 950 kg bắp
chưa rang; 900 kg vỏ cà phê dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cà phê
loại 1 (trọng lượng 1 kg/bịch); 410 kg cà phê loại 2 đều thành phẩm đã
được đóng gói mang nhãn hiệu cà phê Xuân Hoành, chuẩn bị đi bỏ mối cho
các quán; 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cà phê. Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg/mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm... Vụ việc đang được Công an Q.12 làm rõ.
Hoài Nam
|
Sử dụng đường độc hại
Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm
tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, thì phát hiện tại đây sử
dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm, và cả đường
không rõ nguồn gốc. Cụ thể có đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao
bì có chữ Trung Quốc), đây là loại đường Bộ Y tế nghiêm cấm cho vào thực
phẩm bởi nó gây hại cho sức khỏe; và một loại đường hóa học khác rất lạ,
chỉ toàn tiếng Trung Quốc (loại bao 0,5 kg), ngay cả thành viên đoàn
thanh tra cũng không thể biết đường gì; 7,5 kg chất bột trắng (không có
nhãn mác); nhiều can nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác;
chất CMC để tạo đặc sánh cho cà phê... Không chỉ gia công “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách, cơ sở ông Thông còn sản xuất “cà phê” thương hiệu “cà phê” Sọi.
|
Vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi ngồi uống cà phê gần một phòng vé đi các tỉnh miền Trung ở Q.Tân Phú, nghe nhóm tài xế xe khách ngồi bàn tán rôm rả về chuyện xe của họ chở cà phê về Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng nhưng thực chất là đậu nành rang tẩm hóa chất. Từ nguồn tin này, chúng tôi bí mật theo dõi xác minh thì phát hiện ra cơ sở rang - xay cà phê Thông Phát ở Q.Tân Phú.
Bao bì của các cơ sở mua đậu nành rang của cơ sở Thông Phát về để chế biến “cà phê” - Ảnh: Thanh Tùng - Đàm Huy |
Chúng tôi còn phát hiện nhiều cơ sở mua đậu nành tẩm hóa chất của Thông Phát về xay, vào bao in nhãn hiệu đàng hoàng, rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Liên lạc với một người tên B., chủ nhãn hiệu cà phê Q.B ở H.Bình Chánh (một trong những khách hàng của Thông Phát), người này cho biết chuyên bỏ mối cho một số quán cà phê lớn ở khu vực Q.Bình Tân, Q.6, Q.7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Riêng khu vực trung tâm là do một đứa cháu đi bỏ. Người này còn khoe đang bỏ mối cho một quán cà phê sân vườn sang trọng ở Q.6. Còn chủ nhãn hiệu cà phê T.N ở H.Bình Chánh (cũng lấy cà phê của Thông Phát) bỏ hàng cho nhiều quán cà phê trên đường Hải Triều (gần khu vực tòa nhà 64 tầng), đường Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng (Q.1). Giá cà phê từ 60.000 - 120.000 đồng/kg. Chúng tôi liên lạc với ông chủ cà phê S.G thì ông này “nổ”, công ty cung cấp cà phê “xịn” 100% cho khắp cả nước; đặc biệt cho các quận trung tâm TP.HCM. Công ty có đến 19 loại cà phê khác nhau với giá từ 65.000 - 265.000 đồng/kg.
Vừa chế biến vừa gia công
Có 5 công ty ở vùng ven được liệt vào hàng “đại gia”, mỗi ngày, mỗi công ty tung ra thị trường ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước... khoảng trên dưới 10 tấn đậu nành dưới vỏ bọc “cà phê đặc biệt”. Các công ty này bỏ mối hai loại hàng: loại đậu nành và bắp đã tẩm xong hóa chất và loại cà phê bột “đểu”. Theo một “trùm” rang cà phê thâm niên 10 năm ở Hóc Môn, chỉ tính 5 công ty kể trên, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê đểu đóng gói trong những bao bì sang trọng. Còn các cơ sở nhỏ lẻ ở khắp các phường xã thì cũng cung cấp từ 1 đến 3 tấn/ngày.
Cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành ở P.Trung Mỹ Tây (Q.12), mặc dù chưa có tiếng tăm, nhưng có 2 lò rang gia công đậu nành với công suất 120 kg/mẻ; không chỉ chế biến cà phê đậu nành hạt, còn đóng gói “Cà phê đặc biệt Xuân Hoành” đi bỏ mối cho các quán lớn nhỏ. Cơ sở này cứ 1 tháng cung cấp cho một công ty cà phê có tiếng ở Quảng Ngãi 1 tấn đậu nành đã tẩm thành cà phê... Sau khi có đủ thông tin, PV Thanh Niên phối hợp với Đội CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ Công an Q.12 tiến hành khám xét. Khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ phát hiện cơ sở Xuân Hoành cung cấp cho nhiều công ty cà phê ở nhiều tỉnh thành từ Quảng Ngãi trở vào. Một cán bộ Công an Q.12 bất ngờ vì phát hiện cơ sở cà phê Xuân Hoành bỏ mối cho hàng chục quán cà phê lớn nhỏ ở quận 12, trong đó có cả những quán cà phê vị này "ghiền" uống. 12 loại hóa chất bị lập biên bản, trong đó có loại đường sodium cyclamate của Trung Quốc bị nghiêm cấm sử dụng cho vào thực phẩm vì nó gây hại cho sức khỏe con người.
Mặc dù chuyên chế biến cà phê bằng đậu nành và hóa chất, cà phê Xuân Hoành vẫn được Sở Y tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phép lưu hành...”.
“Thay đổi nguồn gốc”
Ông H.T - một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất, phụ gia ở TP.HCM -
cho hay: 100% các cơ sở sản xuất cà phê mà không làm từ hạt cà phê thật
đều mua hóa chất, phụ gia, phẩm màu tại chợ Kim Biên, Q.5. Một số đầu
nậu sau khi nhận thành phẩm cà phê “đểu” từ các cơ sở gia công (chẳng
hạn như cơ sở Thông Phát), sẽ phân phối lại cho các điểm bán sỉ lớn,
nhỏ, hoặc trực tiếp cho “đội quân” của mình phân phối đến các quán cà
phê, quán nước từ TP đến các tỉnh thành; hoặc đưa về các tỉnh có trồng
cà phê để “thay đổi nguồn gốc” rồi đưa lại bán ngay tại TP - nơi mà
chính cà phê “đểu” ra lò. Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú), các thành viên trong đoàn thanh tra không khỏi ngạc nhiên khi nơi đây để hàng trăm bao hạt đậu nành, bắp (nguyên liệu có, đã rang rồi có) trong một khuôn viên rất rộng lớn nằm ngay mặt tiền đường. Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông cũng rất “tự nhiên” khi cho phóng viên, đoàn thanh tra biết là cơ sở ông chủ yếu nhận gia công rang “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách từ TP.HCM đến các tỉnh miền Trung.
Thanh Tùng
|
Người đàn ông chở đậu nành rang về đến nhà ở H.Bình Chánh Các cơ sở nhỏ lẻ mua đậu nành rang về chế biến thành “cà phê” mang đi bỏ Đậu nành rang “cà phê” được đưa về H.Thăng Bình, Quảng Nam tiêu thụ |
Hỗn hợp các hóa chất sau khi trộn - Ảnh: Thanh Tùng |
|
“Đậu nành rang cháy đã có màu giống cà phê thật rồi, cần gì phải cho màu nữa?”, chúng tôi đặt câu hỏi thì ông chủ cơ sở Thông Phát đáp tỉnh rụi: “Cho màu để đẹp hơn. Với 100 kg đậu nành chỉ cần cho từ 50-100 gr phẩm màu”.
Hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận...
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất. Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. “Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng”.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được. Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm. “Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...”, bác sĩ Ký nói rõ.
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP.HCM từng chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê”. Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xay cà phê “đểu” đều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê, nhưng phần lớn là dùng đậu nành vì giá rẻ.
Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê “đểu”, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền. “Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư”, ông T.H nhấn mạnh.
Lọt lưới kiểm tra
PV Thanh Niên phát hiện, chỉ mới đây (ngày 29.6) một đoàn
kiểm tra của Ban Thanh tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm Q.Tân
Phú (gồm Phòng Y tế quận; Y tế dự phòng; Công an; Thú y) đã đến kiểm tra
cơ sở Thông Phát. Nhưng biên bản làm việc thể hiện các nội dung “quá
tốt”. Cụ thể: vệ sinh cá nhân đạt; nhà vệ sinh đạt; thao tác công nhân
trong sản xuất, chế biến: đạt...Trong khi tất cả những tiêu chí này, ngay sau đó, đoàn Thanh tra Sở Y tế TP qua kiểm tra (vào ngày 16.7) kết luận đều sai phạm. |
Các thùng đựng phụ gia rất dơ bẩn Đậu nành rang cháy đen sẽ sinh ra độc chất gây hại Đường hóa học cấm sử dụng trong thực phẩm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét