Kết quả phân tích bước đầu phát hiện 2 hoạt chất điều hòa sinh trưởng trong dung dịch mà người dân sử dụng để ủ giá ăn, gồm hoạt chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28.
Đó là kết quả kiểm tra mẫu giá và dung dịch mà người ủ giá ăn ở H.Hóc Môn, TP.HCM sử dụng (Báo Thanh Niên đã phản ánh qua loạt bài Sản xuất giá ăn bằng hóa chất), vừa được đoàn kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) báo cáo Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát.Ngoài ra, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết các phòng thí nghiệm của 2 cục nêu trên vẫn đang tiến hành phân tích mẫu, truy tìm các hoạt chất khác trong dung dịch thu thập được. “Chúng tôi e ngại trong dung dịch có thể còn chứa các chất khác, có thể có độc cho sức khỏe người tiêu dùng nên tiến hành phân tích thêm”, ông Tiệp nói.
Ủ giá ăn bằng hóa chất ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Thùy |
Cả 6-benzylaminopurine và gibberelin A282 mà người dân H.Hóc Môn sử dụng để ủ giá đỗ chưa được phép sử dụng ở VN. Các hoạt chất này chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm ở VN nên được xem là không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chúng là vi phạm các quy định hiện hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, người dân không được sử dụng các hoạt chất này để làm giá ăn. Nếu ai sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Ông Tiệp cho biết thêm, đoàn kiểm tra đã không thu được mẫu Soda ASH Light (Na2CO3) mà PV Thanh Niên thu thập được từ những người ủ giá ăn. “Đây là chất tẩy trắng. Người ủ giá sử dụng chất này để làm trắng giá cho đẹp. Nếu Soda ASH Light sử dụng trong công nghệ thực phẩm, tinh khiết thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu là Soda ASH Light công nghiệp thì chắc là sẽ có chứa thêm các thành phần độc hại khác”, ông Tiệp nói.
Bất chấp sức khỏe người dùng
Hóa chất không những khiến cho giá ăn đẹp, bắt mắt mà còn làm tăng sản lượng đáng kể. Người sản xuất được lợi còn sức khỏe người dùng bị làm ngơ.
Thực nghiệm so sánhNghe tôi nói đến những phương pháp làm giá truyền thống không cần dùng hóa chất nhưng giá vẫn đẹp, chị M. (chủ cơ sở làm giá ở Hóc Môn, TP.HCM) trợn mắt: “Làm thử rồi sẽ biết, em sẽ thấy làm kiểu đó giá dài nhằng, xấu xí, nhìn hết muốn ăn”. Để chứng minh điều vừa nói, chị M. muốn tôi cá cược làm thực để so sánh. Chị và tôi cùng làm 2 lu giá, một có hóa chất và một không có. Nếu cùng một điều kiện mà loại giá không dùng hóa chất xấu giống như lời chị miêu tả thì tôi sẽ phải trả cho chị tiền của số kg giá được làm ra bằng giá bán lẻ ở các chợ.
Sự khác biệt rõ rệt giữa giá được làm bằng hóa chất (phải) và không hóa chất (trái) - Ảnh: Thanh Thùy |
Giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh | ||
Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), người làm giá theo phương pháp truyền thống | ||
Trong khi đó, việc lấy giá trong lu có dùng hóa chất lại khó khăn hơn nhiều vì giá phình mập, chen chặt trong lu. Chúng tôi phải dùng tay, lay rất nhiều lần mới lấy ra được từng nắm giá. Lấy giá ra được 1/3 lu, chúng tôi úp lu trút xuống, giá vẫn dính chặt, không "chịu" ra ngoài. Người làm phải tiếp tục dùng tay lôi từng nắm giá trắng muốt ra ngoài.
Hóa chất cho lợi nhuận cao
Người sản xuất giá cho rằng, hóa chất mà họ dùng không làm lượng giá tăng hơn bao nhiêu, nó không phải chất kích thích tăng trưởng hay tẩy trắng. Tuy nhiên, khi mang bao bì gói hóa chất loại 20 ống nhựa màu trắng dịch sang tiếng Việt, chúng tôi được biết loại hóa chất này (không ghi rõ công thức hóa học hay thành phần) có tác dụng kích thích giá tăng trưởng, không ra rễ, làm thân giá mập, tẩy trắng và làm giá đẹp hơn. Loại bột trắng dùng xử lý nước cũng có tác dụng tẩy trắng giá.
2 loại hóa chất xử lý nước ngâm giá - Ảnh: Thanh Thùy |
PV Thanh Niên tìm gặp người từng làm giá theo phương pháp truyền thống, không sử dụng hóa chất để tìm hiểu về quy trình làm. Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình) cho biết không dùng hóa chất vẫn có thể làm được loại giá ngắn, mập. Người làm có thể điều chỉnh được độ dài, độ tròn của giá theo ý mình nhưng rất cực và khó. Trong khi các chủ sản xuất giá bằng hóa chất chú trọng khâu pha hóa chất và thời gian ngâm hóa chất vào giá thì những người làm giá theo kinh nghiệm dân gian chú trọng khâu ràng giá và lắng nước thật kỹ.
Bà Ng. nói: “Người làm phải kỹ lưỡng khâu tưới nước, ràng giá. Để cọng giá ngắn vừa, người làm phải ràng chặt miệng lu hết mức có thể. Riêng nước tưới giá, tôi cũng dùng nước giếng nhưng phải lắng lâu và kỹ. Nhưng dù giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh”.
Theo kinh nghiệm và cách làm không dùng thuốc của bà Ng. thì bình quân mỗi ký đậu sẽ làm được từ 7 - 8 kg giá. Có trường hợp 1 kg đậu cho ra 9 kg giá nhưng rất hiếm. Trên thực tế, các cơ sở làm giá ở Hóc Môn sản xuất mỗi lu trung bình 1,5 kg đậu cho ra 15 kg giá thành phẩm. Như vậy, bình quân mỗi kg đậu sẽ cho ra từ 10 kg giá trở lên. Như vậy, rõ ràng loại có dùng hóa chất cho số lượng nhiều hơn từ 2 - 3 kg giá/kg đậu so với loại không dùng hóa chất; một lu giá có dùng hóa chất nhiều hơn ít nhất 3 kg so với lu không dùng hóa chất. Mỗi ngày, một cơ sở cho ra vài chục đến hàng trăm lu giá. Nếu tính lợi nhuận, thì người làm giá dùng hóa chất sẽ được lợi lên đến con số hàng trăm ký mỗi ngày so với người làm không dùng hóa chất. Con số này sẽ càng lớn nếu quy mô sản xuất lớn.
Bộ trưởng yêu cầu kiểm tra
Sáng 6.8, ngay sau khi Báo Thanh
Niên đăng tải bài viết Sản xuất giá ăn bằng hóa
chất, phản ánh về thực trạng nhiều người dân tại H.Hóc
Môn (TP.HCM) dùng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc để sản
xuất giá cho tăng trưởng nhanh, trắng, mập..., Bộ trưởng Bộ
NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực
vật kiểm tra nội dung báo nêu. Các cục liên quan nêu trên
phải báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 9.8.2012.
Quang Duẩn
|
Cơ sở làm giá bằng hóa chất mọc như nấm Nhiều ngày làm việc tại cơ sở sản xuất giá bằng hóa chất của ông H., PV Thanh Niên được biết không chỉ riêng ông H. làm nghề này mà còn nhiều họ hàng bên vợ, bên nội, bên ngoại của ông cũng đến học kinh nghiệm và giờ đây họ đã mở những cơ sở sản xuất giá độc lập. Nguồn nguyên liệu và thuốc mà họ dùng là lấy từ một đầu mối cùng ngụ tại địa phương. Cách vài ba ngày, họ lại đến nhà nhau để chia sẻ kinh nghiệm. Vợ ông H. cho biết: “Từ chỗ này mà không biết mấy chục người vô làm công rồi ra làm riêng hết”. Anh Q., người làm công chỗ ông H. cho biết, 2 tháng nữa anh sẽ mở cơ sở làm giá độc lập ở Củ Chi sau hơn 1 năm làm công học nghề, tìm hiểu nơi mua nguyên liệu và hóa chất. |
Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...
Tình trạng dùng chất kích thích, hóa chất không rõ nguồn gốc để “kích” giá phát triển nhanh, mập và đẹp là điều các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe người sử dụng.
Gây bệnh âm thầmNgoài dùng vôi để ngâm hạt đậu xanh, thì hai loại hóa chất “trụ cột” mà những cơ sở sản xuất giá ở TP.HCM sử dụng xuyên suốt mà PV Thanh Niên thu thập được trong quá trình điều tra: một hóa chất dạng bột màu trắng đựng trong bao 50 kg có tên Soda ASH Light, loại dung dịch đựng trong ống nhựa nhỏ 20 ml, cả hai toàn chữ Trung Quốc.
|
Còn theo một chuyên gia của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (TP.HCM), Soda ASH Light dạng công nghiệp được sử dụng trong cả sản phẩm thuộc da - ngâm để làm mềm da trước khi làm giày, dép, và nó rất độc hại nếu con người sử dụng.
Với dung dịch kích thích cho thân giá mập, tròn và đẹp, trên đó có ghi một số thành phần của các kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Mn…, theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, sẽ gây những hậu quả khó lường cho người sử dụng. “Hậu quả đó diễn ra từ từ, âm thầm, mà người ta không thể biết được. Cụ thể, các kim loại nặng tích tụ lâu ngày sẽ tàn phá tế bào cơ thể, gây bệnh mãn tính, bệnh thần kinh, suy thận, tác hại lên tim mạch, gan; và ung thư là hậu quả sau cùng đáng lo ngại”, bác sĩ Ký nói.
Chuyên gia y tế cũng... sợ
|
Lý giải về hiện tượng nước luộc giá có màu đục, ông Hữu Toàn cho biết: “Trong quá trình các hộ sản xuất giá như Báo Thanh Niên mô tả, người ta có dùng vôi - Ca (OH)2 để ngâm đậu xanh trong 6 giờ, rồi sau đó cho hóa chất Soda ASH Light (Na2CO3) vào.
Hai hóa chất này phản ứng với nhau sẽ cho ra CaCO3 - bản chất CaCO3 kết tủa nên khiến nước luộc giá có màu đục là như thế. Như vậy, với giá được sản xuất từ hóa chất, chất kích thích, ngoài thân giá mập, ngắn và trắng, ít rễ, thì nước luộc giá có màu vẩn đục”.
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế), bác sĩ Vũ Trọng Thiện nói: “Từ nay hết dám dùng loại giá thân mập, ngắn. Đáng sợ khi ngày càng nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, nhất là các hóa chất Trung Quốc”.
Theo bác sĩ Thiện, kinh phí nhà nước hằng năm cấp cho Viện thực hiện giám sát, kiểm nghiệm về ATVSTP có hạn, nên Viện chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm, chưa thể giám sát hết các loại thực phẩm trong đó có mặt hàng giá. “Qua phản ánh của Báo Thanh Niên về thực trạng sản xuất giá, tới đây Viện sẽ lưu ý giám sát mặt hàng này”, ông Thiện nói.
Siêu thị bán toàn giá mập, ngắn
Mặc dù lấy hàng từ những nơi cung cấp khác nhau, nhưng giá ăn bán tại các siêu thị khá giống nhau và không khác so với giá làm từ thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất: thân ngắn, mập, tròn, ít rễ. Nhân viên quản lý mặt hàng rau quả của siêu thị Maximark Cộng Hòa (Q.Tân Bình) cho biết siêu thị lấy giá từ một công ty trung gian (không phải nhà sản xuất). Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.op Mart, cho biết: “Mỗi ngày toàn hệ thống Coop.Mart ở TP tiêu thụ 200 - 300 kg giá, do 3 đơn vị cung cấp. Khi nhận hàng, siêu thị chỉ yêu cầu các công ty phải có giấy đảm bảo ATVSTP, hay VietGAP”. Siêu thị Big C cũng lấy giá từ một công ty, còn siêu thị Sài Gòn tiêu thụ bình quân 20 - 30 kg giá mỗi ngày và lấy từ chợ đầu mối Bình Điền. Hầu hết các siêu thị lấy giá qua các công ty trung gian và giao phó việc đảm bảo chất lượng giá cho các công ty này chịu trách nhiệm. Chỉ cần các công ty cung cấp trưng ra tờ giấy đảm bảo ATVSTP, hay đạt tiêu chuẩn VietGAP là được, chứ các siêu thị không biết giá được các nhà cung cấp lấy từ đâu, và nó được sản xuất trong điều kiện như thế nào. Ngoài các siêu thị, dạo quanh các chợ ở TP.HCM, từ chợ lớn, đến các chợ nhỏ, chúng tôi ghi nhận hầu hết giá đậu xanh được bày bán ở chợ cũng là loại giá thân ngắn, mập, ít rễ giống y loại giá được sản xuất từ chất kích thích, hóa chất Trung Quốc mà trong quá trình điều tra chúng tôi ghi nhận.
Thanh Tùng - Thanh Thùy
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét