Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Nhận biết cua gạch bơm phoóc môn thế nào?

So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30 - 50 nghìn đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn.

Nhận biết cua gạch bơm phoóc môn thế nào?
Gạch cua thật phải đỏ au, ăn bùi. Gạch "dởm" có màu xanh, đỏ nhạt 
Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30 - 50 nghìn đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn.


Tiếc thay, trên nhiều thị trường hải sản bây giờ, nhan nhản cua gạch dởm!

Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết.

Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”.

Vậy thì thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.

Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay!

Tuy nhiên, cua gạch “bơm” không dễ qua mặt các bà nội trợ khá giả và sành sỏi. Mỗi người đều có cách phân biệt riêng để tránh bị lừa.

Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long - mách nhỏ: “Trong ba loại cua gạch thường thấy trên các chợ đô thị vùng biển hiện nay gồm cua phía nam, cua phía bắc và cua Trung Quốc.

Loại trừ chuyện đắt rẻ, cần phân biệt cua phía nam màu đồng hun. Cua phía bắc và cua Trung Quốc màu xanh xám.

Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi thiên xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”.

Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa như bỡn. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch.

Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ. Một khi đã là món cua gạch (thật), trong đám cỗ vùng biển trước kia, chủ nhà thường đưa ra sau cùng, tránh cho người ăn khỏi cảm giác đầy và ngán.

Nhưng bây giờ, quả thật con cua gạch đang bị đánh lộn sòng thành thứ thực phẩm bất lương. Ông N - thợ mỏ hưu trí của Hà Lầm - than phiền: “Cả năm được một ngày hầu vợ ốm, ra chợ rước ngay phải cân cua gạch “dởm”, về bửa ra còn bị bà lão mắng cho. Vừa đau vừa nhục mà không biết kêu ai!”.

Mua cua, cũng còn phải để ý cả cái dây trói nữa. Thói thường, người mua mải ngắm cua mà quên cái dây trói. Con cua to ngót 1kg nhưng tháo dây ra có khi chỉ còn 5 lạng. Phát khiếp về mấy thứ dây trói như tàu chuối khô, cói bện, thừng vải, loại nào cũng ngâm cho sũng nước để tăng cân. Thành ngữ mới: “Gian như trói cua” là để chỉ các ông bà này vậy!
 

Đằng sau 'rau bẩn' là cái chết thầm lặng

(VTC News) - Đi chợ tìm đỏ mắt cũng không thấy rau sạch. Còn rau bẩn nhiễm độc thì cứ gọi là nhan nhản. Ăn rau này dễ gây ngộ độc, ung thư… Tử vong vì rau cũng không ngoại lệ.
Rau đẹp, mượt mà được “chăm sóc” như thế nào?
Với đôi mắt của người tiêu dùng,chỉ có thể nhận biết được rau bị dập nát, úa mùa chứ khó có thể phân biệt đượccác loại rau, củ, quả tươi xanh có bị nhiễm chất kích thích độc hại hay không.
Hầu hết rau được đổ đống bán tại các chợ đầu mối như chợ Long Biên, Mai Dịch, chợ Dịch Vọng…. là những loại rau được “chăm sóc” trong thời gian “siêu ngắn” bằng các “thần dược” độc hại để lớn vọt. Không thì cũng xanh non mơn mởn bởi được phun thuốc trừ sâu liên tục.
 Các hóa chất dùng cho rau vương vãi khắp nơi (Nguồn: Báo Người lao động) 

Thậm chí cho đến khi thu hoạch để bán, rau vẫn còn “dấu tích” của hóa chất chưa phân hủy hết. Chị Nương (một người trồng rau tại Tây Tựu, Từ Liêm) cho biết: “Ngoại trừ trồng rau cho nhà ăn thì các hộ nông dân trồng rau bán hầu hết đều cần đến các loại thuốc trừ sâu, chất biến đổi gen di truyền cho rau màu như Ga3 (Giberelin), “viên sủi”... Như thế sẽ nhanh chóng được thu hoạch mà nhìn rất ngon rau.
Với thuốc trừ sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Có khi thuốc vẫn dính trên sản phẩm lúc bán nếu thu hoạch trước ngày ghi trên bao bì.
Riêng thuốc kích thích không tác động đến sâu bệnh mà tác động trực tiếp lên cây trồng nhằm kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, vươn dài lóng cây, làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng. Còn với hạt, củ thì nó sẽ kích thích nảy mầm, phá tình trạng ngủ nghỉ của hạt giống”.
Anh Phú, một nông dân trồng rau ở Dương Nội, Hoài Đức chia sẻ: “Thuốc trừ sâu dùng cho rau chủ yếu là loại thuốc bột, đóng gói để pha với nước và tưới trực tiếp lên rau. Còn loại được gọi là “viên sủi” có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuốc được phun 1 lần với nồng độ đặc.
Các rau đã được kích thích tăng trưởng với “viên sủi” sẽ rất dễ nhiễm độc. Bởi trong khoảng 3- 5 ngày kể từ lúc mọc mầm thì các loại như rau muống, xà lách, cải cúc, ngải cứu… đã có thể thu hoạch bán. Hoặc đậu quả rất có thể dùng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu cận ngày thu hoạch.
Như vậy, chưa đủ thời gian để nó phân hủy hết chất độc hại, các sản phẩm rau củ này đã được bán cho người tiêu dùng. Cũng vì thế mà mấy năm trở lại đây, ngộ độc thực phẩm trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều người, nhiều bác sĩ.
Miệng nôn trôn tháo vì rau
Chị Tâm -  nạn nhân của vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty TNHH Hong Fu, Thanh Hóa cho hay: “Ăn xong thấy bụng đau quằn quại, rồi thì “miệng nôn trôn tháo” tưởng như kiệt sức. Khi biết đã bị ngộ độc thực phẩm thì hầu hết chị em công nhân khẳng định do đã ăn phải rau cải bắp chứa hóa chất độc hại. Giờ nghĩ lại vẫn thấy ớn lạnh và ghê sợ rau công ty”.
Tương tự, Thương – một sinh viên ĐH FPT đã từng ngộ độc thức ăn kể lại: “Từ đầu chỉ đau bụng bình thường, càng về sau càng “phát tác”, đến lúc thấy chóng mặt lại thêm buồn nôn nữa mới tá hỏa nhờ bạn đưa vào bệnh viện E. Đến viện bác sĩ chuẩn đoán là bị ngộ độc vì ăn phải dưa chuột có chứa chất kích thích chưa kịp phân hủy hết. Giờ thì “cạch dưa chuột đến già”.
Không chỉ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà cả nguồn nước dùng tưới rau quả ở nhiều nơi tại Hà Nội cũng rất độc hại. Thứ “nước tử thần” ấy được gánh lên từ những con mương đen xì, lẫn rác rưởi và xác các hóa chất.
Đằng sau 'rau bẩn' là cái chết thầm lặng
Nước cống đen ngòm này là nguồn tưới chủ yếu cho rau. 
Dường như việc lạm dụng nước cống rãnh, nước thải, nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch, Kim Ngưu (Hoàng Mai)…để tưới rau xanh đã quá quen thuộc với các hộ nông dân trồng rau ở Thanh Trì, Tây Tựu…. Đâu biết rằng chính nguồn nước tưới rau này lại là một nhân tố làm cho các loại rau tiêu thụ trong thành phố bị nhiễm khuẩn nặng nề. Chủ yếu là vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác.
Tác hại lâu dài: Ung thư, suy thận
Rau bẩn vẫn là đề tài An toàn VSTP  sốt xình xịch và chưa biết khi nào mới có thể lắng xuống? Hầu hết các cơ quan như: Cục bảo vệ thực vật, Trung tâm kiểm nghiệm VS ATTP hay Viện nghiên cứu Rau quả…. đều nhanh chóng vào cuộc để điều tra, kiểm nghiệm.
Và hầu hết đều đã đưa ra những kết luận tương tự nhau về tác hại mà người tiêu dùng dễ mắc phải khi ăn các loại rau xanh có chứa độc tố, chất kích thích chưa phân hủy hết.
Hoạt chất có trong thuốc kích thích sinh trưởng dùng cho các loại rau, củ quả khi vào cơ thể thì tác hại nhãn tiền là gây ngộ độc, và khi các hóa chất độc hại này ngấm dần vào cơ thể người ăn có thể dẫn đến các bệnh nan y như ung thư…Ngoài ra, còn đe dọa đến tính mạng con người “dễ như chơi”. Hậu quả của rau bẩn gây ra là vô cùng to lớn.
Theo quan điểm của BS Trần Văn Ký (phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội khoa học – Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN) thì các chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu đều độc hại tương tự nhau vì chất độc sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô, tế bào, không thể xử lý triệt để được.
Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận.
Và chính trong nội bộ những người nông dân trồng rau cũng đã ý thức được cái độc hại từ rau không an toàn. Họ rỉ tai nhau rằng đằng sau rau tươi quả đẹp chính là những “cái chết thầm lặng”.

Tỏi tây bị phun hóa chất gây suy thận để giữ độ tươi

(VTC News) – Theo tờ Nhật Báo Thượng  Hải, tỏi tây được phun đồng sunfat vừa được phát hiện ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Đồng sunfat là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều.


Tỏi tây bị phun đồng sunfat – loại hóa chất có thể gây suy thận vừa được tìm thấy ở Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô – Trung Quốc). Điều này đã dấy lên sự lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm.
Một cư dân địa phương tên Li cho hay, cô mua tỏi tây từ một người buôn rong trên phố hôm đầu tuần. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cô nhận thấy ngón tay chuyển sang màu xanh sau khi chọn tỏi tây. Cô đã quay lại tìm người bán, nhưng chủ hàng đã đi bán chỗ khác.
 (Ảnh minh họa)
Một chủ đại lý bán rau ở chợ Huiminqiao cho hay, một số người phun đồng sunfat để giúp tỏi tây tươi lâu. Nếu không làm thế thì tỏi tây khi đóng gói sẽ dễ nát chỉ trong 1 ngày.
Theo người bán này, đồng sunfat khá phổ biến và giá rẻ. Một kg tỏi tây chỉ cần mua một ít hóa chất để giữ độ tươi.
Tờ Shanghai Daily dẫn lời các nhà nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, nếu lượng đồng sunfat quá nhiều sẽ gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tư vong. Dù người sử dụng rau rửa nhiều lần cũng khó có thể loại bỏ dư lượng đồng sunfat bên trong.
Đây là vụ bê bối mới nhất sau khi cải thảo ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bị phát hiện bị phun formandehyde để giữ tươi lâu.
Anh Minh (theo Nhật Báo Thượng Hải)

Rau, củ, quả tốt cho cơ thể nhưng sai lầm trong cách ăn sẽ có hại cho sức khỏe.

Rau, củ, quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin rất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu mắc sai lầm khi ăn uống rau, củ, quả sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ăn cà chua trước bữa ăn?
 Ăn cà chua trước bữa ăn sẽ dễ gây ra chứng đau dạ dày (Ảnh minh họa)
Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu… Vì vậy, cà chua nên ăn sau bữa ăn mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày.

Trộn lẫn củ cải với cà rốt
Không nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.


 Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu
Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.




Tiêu thụ quá nhiều caroten
Mặc dù caroten rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều caroten (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm…

Ăn mướp đắng sống
Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, không nên ăn mướp đắng sống mà trước khi ăn nên trần mướp đắng trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
Mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm (Ảnh minh họa)

Ăn quá nhiều rau cải bó xôi
 
Cải bó xôi chứa một lượng lớn axit oxalic vì vậy không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalat, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.

Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín
Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrat trong đó sẽ biến thành nitrit, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.

Nấu rau xanh quá lâu
Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrit, bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất nhiều dinh dưỡng.

KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI

Cùng các bạn,
Xin chuyển tài liệu dưới đây để các bạn đọc, tham khảo và tùy nghi. Đôi khi phước chủ may thầy...
PKN
TB: Đây cũng là lý do hội cung cấp thực phẩm cho người cao niên ở Mỹ luôn cho ăn bắp cải và tôi luôn dùng nó đế chế đũ thứ thức ăn, nhứt là món cải bắc thảo phơi khô để dành ăn quanh năm thay thế bột nêm cho soup.
 
 
Dr. Christopher’s School of Natural Healing

KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI
Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI với sự trân trọng và sự hiểu biết về đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật không ngờ của bắp cải.

Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.”

Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4000 năm. Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học.

Hai báo cáo y học khác sử dụng bắp cải đáng chú ý:

Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay đau nhức nhiều trong một năm khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi nền móng, muốn rụng ra. Đắp lá bắp cải cho anh hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã giúp giảm đau, vì dòng nước trong được rút vào trong thuốc lớp đắp. Tiếp tục đắp như vậy trong hai tháng, anh được khỏi hẳn.

Năm 1875, một ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải. Da đã đen lại và phía trước bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp chung quanh chân, da chân đã đổi từ màu đen sang màu nâu rối màu đỏ, sau cùng trở về màu khỏe mạnh tự nhiên. Ba tuần sau, bác sĩ Blanc viết trong hồ sơ là anh đã tiến triển đáng kể.

Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy. Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp.

Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác nhau, từ những thương tích đơn giản đến phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh mặt, nhức đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại bệnh khác nhau.

Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối.
Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt.
Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của bắp cải.
Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc. Thầy thuốc phải đi nơi khác để sinh sống.
Người La Mã sùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của họ.

Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong quyển 'History of Plants - Lịch sử các loài thực vật' như sau:

Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ. Nó làm sạch và chữa trị những vết loét cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong là xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi nấu chín đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers), làm dịu và chữa lành chúng, và hỗ trợ trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương.

Các bác sĩ ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia Medica): "Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán."

Một bác sĩ trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày. Ông đề nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải đỏ, 3 g nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.

Tiến sĩ Blanc viết: "Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.”

Việc chuẩn bị bắp cải như sau:
Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa.
Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc đắp trong vài giờ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ được.

Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa lành.

Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra giữa các lớp.

Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc đắp được chuẩn bị như sau: nấu sôi 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. (Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại).

Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có 62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ dùng sữa.

Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ
​​bắp cải một chất mà ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày.

Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, có sạn, và viêm khớp.

Chúng tôi liệt kê một số bệnh mà bắp cải được sử dụng để chữa trị:
Mụn trứng cá : Thoa lên mụn nước ép bắp cải trước nếu muốn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu.

Nghiện rượu: Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải.

Thiếu máu: Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải mỗi ngày.

Phỏng: Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị phỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa lành.

Xơ gan: Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín.

Viêm đại tràng: Đáp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng mỗi buổi tối băng lại để không rớt qua đêm. Đồng thời uống nước ép giữa các bữa ăn.

Táo bón: Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày.

Tiêu chảy: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, đắp tiếp lớp mới băn đêm và uống nước bắp cải luộc.

Nhức đầu: Đắp lá bắp cải lên trán và sau gáy của em, để qua đêm. Đáp trên vùng gan cũng có thể là cần thiết.

Côn trùng cắn: Xoa một lá bắp cải nghiền trên vết cắn.

Bệnh thận: Đắp lá bắp cải trên vùng thận suốt đêm và vài giờ trong ngày.

Đau bụng kinh nguyệt: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.

Bong gân: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.
Lần tới khi bạn thấy cây bắp cải tầm thường, hãy nhớ rằng nhiều người qua nhiều thế kỷ đã dùng nó để được chữa lành các loại bệnh thể lý.

Cách bảo quản rau xanh và 6 điều cấm kỵ

Dưới đây là một số những điều cấm kỵ đối với 6 loại rau thông thường, mà chúng ta nên chú ý.
Rau quả là thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn không đúng cách thì không chỉ không hấp thụ dinh dưỡng của các loại rau mà còn có thể gây tổn hại đến sức khỏe.
Dưới đây là một số những điều cấm kỵ đối với sáu loại rau thông thường, mà chúng ta nên chú ý:

1-Ăn cà chua trước bữa ăn
Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu khác. Vì vậy bạn nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn, do đó, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giảm, nó sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.

2-Uống nước ép cà rốt và rượu vang cùng một lúc
Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện ra rằng, nước ép cà rốt chứa rất nhiều carotene và rượu nạp vào cơ thể cùng một lúc, nó có thể sản xuất độc tố trong gan, và điều này sẽ tiếp tục dẫn đến các bệnh về gan. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên uống rượu ngay sau khi uống nước ép cà rốt hoặc nước ép cà rốt uống ngay lập tức sau khi uống rượu.

3-Ngâm nấm trong nước quá lâu
Nấm giàu ergosterol, sẽ biến thành vitamin D sau khi nhận được ánh sáng mặt trời. Nếu bạn ngâm nấm trong nước quá lâu hoặc làm sạch chúng quá mức, sẽ làm mất đi một lượng lớn của ergosterol và các chất dinh dưỡng khác.

4-Ăn giá đỗ không được nấu chín
Giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng, nhưng bạn nên đảm bảo rằng chúng được nấu chín trước khi ăn. Nếu không, giá đỗ có chứa một số chất độc hại như các chất ức chế trypsin, nó có thể gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các phản ứng bất lợi khác.

5-Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Mướp đắng có chứa axit oxalic, có thể cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi xào mướp đắng, bạn nên luộc qua trong nước nóng để có được loại bỏ axit oxalic.

6-Lưu trữ các loại rau lá xanh quá lâu
Nếu thức ăn thừa (đặc biệt là rau lá xanh như tỏi tây) được lưu trữ quá lâu, nó sẽ sản xuất một số lượng lớn nitrit, nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là đối với những người cơ thể yếu và nhạy cảm. Do vậy, không lưu trữ các loại rau lá xanh quá lâu sau khi được nấu chín.


 
Rau quả là thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không ăn đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mỗi người.
 

Cách bảo quản rau xanh

Rau quả không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Làm thế nào để rau quả luôn tươi và đủ dinh dưỡng:

Với cải bắp, súp lơ, bạn không nên rửa trước khi bảo quản mát bởi hơi nước sẽ làm chúng nhanh hỏng. Những loại rau, quả không nên cho vào tủ lạnh là: quả bơ, mơ, chuối, tỏi, kiwi, dưa leo, hành tây, lê, đào, mận, dứa và cà chua. Hãy bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng trừ khi thời tiết quả nóng.

Hành tây bảo quản trong tất da chân có thể sử dụng được tới 8 tháng.
Bảo quản hành lá trong chai nhựa sẽ làm cho hành khô ráo hơn.
Bọc rau củ với túi nilon trước khi cho vào tủ lạnh và bó chặt phía dưới giúp rau tươi lâu hơn.

Hành bảo quản chung với khoai tây là một sai lầm lớn bởi chúng sẽ hỏng nhanh hơn nhiều lần.

Bảo quản khoai tây chung với táo sẽ chậm mọc mầm hơn.

Măng tây cắm vào lọ có nước rồi phủ lên trên một lớp nilon và cho vào tủ lạnh, chúng sẽ tươi lâu hơn nhiều.

Bọc giấy bạc phần núm của nải chuối sẽ kéo dài “tuổi thọ” của chuối từ 3 – 5 ngày so với bình thường.

Bọc cần tây và súp lơ xanh trong giấy bạc trước khi cho vào tủ lạnh và chúng ta có thể bảo quản các thực phẩm này tới 4 tuần.

Gừng nên bảo quản trong tủ lạnh, gừng sẽ tươi lâu hơn, dễ bóc vỏ và thái nhỏ hơn.

Bảo quản nấm trong túi giấy thay vì túi nilon bởi túi giấy có khả năng hút ẩm tốt hơn.

Cà chua không nên bảo quản trong túi nilong, vì nó khiến chúng chín nhanh hơn. Muốn cà chua không bị chín nẫu nhanh, hãy bảo quản chúng chung với hoa quả.

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên là một thói quen tốt, tạo môi trường thuận lợi cho rau quả.

Ăn trái cây như thế nào.

Đúng hay sai với trái cây?

Còn rất nhiều quan niệm sai lầm khác khi bạn dùng trái cây. Vậy ăn trái cây thế nào mới đúng để đảm bảo sức khỏe.
Ăn trái cây không phải cứ thật nhiều là tốt. Không phải ai cũng nắm được kiến thức nên dùng loại nào, cách ăn, thời điểm ăn… Những thói quen thường thấy khi dùng trái cây dưới đây chưa chắc tất cả đều đúng. Hãy xem các chuyên gia dinh dưỡng nhận định như thế nào:
Ăn trái cây ngay sau bữa cơm có tác dụng tốt cho tiêu hóa: Sai
Cách tráng miệng bằng trái cây vẫn được nhiều gia đình và nhà hàng áp dụng. Trên thực tế, điều đó không đúng khoa học. Sau bữa cơm, nếu bạn lập tức dùng tiếp hoa quả thì chúng sẽ lưu lại trong dạ dày bên cạnh những thức ăn đã ăn trước đó, gây ra triệu chứng đầy bụng, táo bón, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Lúc này, dạ dày gánh vác thêm áp lực về tiêu hóa. Bạn cần nhanh chóng thay đổi thói quen này.
Ăn trái cây để trong tủ lạnh vào mùa hè để hạ nhiệt: Sai
Ăn trái cây mát luôn cho ta cảm giác thích thú và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, trái cây quá lạnh sẽ gây kích thích dạ dày và làm dạ dày co giãn chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.Vì vậy, bạn cần lưu ý đến thời gian làm lạnh trái cây.
Ví dụ: các loại hoa quả như vải, hồng, lê chỉ nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong vòng hai giờ, không nên trữ đến ngày thứ hai. Ngoài ra, một số loại hoa quả như dưa lưới, đào, mơ… sẽ không còn ngon sau khi cất trong tủ lạnh bởi đã mất vị ngọt ban đầu. Đó là hiện tượng giảm độ ngọt của các loại đường có trong hoa quả khi cất giữ ở nơi có nhiệt độ thấp.
Trái cây có nhiều chất dinh dưỡng nên ăn càng nhiều sẽ càng tốt: Sai
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, bạn chỉ ăn từ 100 – 200 gam trái cây là đủ, không nên quá 500 gam. Rất nhiều hoa quả có hàm lượng đường lớn hơn nếu ăn quá nhiều không chỉ gây ra nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tiểu đường mà còn làm gia tăng tốc độ đường hóa trong cơ thể, đồng thời làm tăng tốc độ lão hóa da.
Ăn trái cây vào bữa sáng gây đau bao tử: Đúng
Khi vừa ngủ dậy lúc sáng sớm, bao tử của bạn bị rỗng. Lúc này, nếu sử dụng ngay những thực phẩm có tính axit cao sẽ gây ra triệu chứng đau bao tử, trong đó có một vài loại trái cây như cam, chanh, khế…
Tóm lại, thời điểm dùng trái cây tốt nhất là trước bữa cơm một giờ và cách hai giờ sau bữa cơm. Ngoài ra, ăn trái cây vào buổi tối lại chỉ đạt hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vì thế, thay vì uống nước ép trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên uống sữa.
Ăn trái cây không bằng uống nước ép. Nước ép vừa dễ uống lại vừa ngon, thành phần dinh dưỡng vẫn giữ nguyên: Sai
 
Thành phần dinh dưỡng chính có trong trái cây là vitamin. Thế nhưng, bên trong từng tế bào của thịt hoa quả tồn tại hàm lượng lớn enzyme hoạt tính. Khi trái chín, enzyme sẽ tồn tại bên trong tế bào, không bị thoát ra ngoài nên không phá hủy hoạt tính của các chất dinh dưỡng.
Khi ép hoa quả thành nước, vỏ tế bào bị phá hủy, lượng enzyme này sẽ bị thoát ra ngoài và khiến thành phần dinh dưỡng bị mất đi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trước khi ép hoa quả, bạn có thể giội nước sôi qua chúng khoảng 1 phút. Việc này có thể làm enzyme trong tế bào trái cây mất đi hoạt tính và tăng khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của trái cây khi ép thành nước.


Ăn trái cây đúng cách để đảm bảo sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Đừng nghĩ rằng không thích ăn rau thì thay thế bằng ăn trái cây. Trái cây có hàm lượng khoáng chất và vitamin thấp hơn rau xanh. Nếu chỉ hoàn toàn ăn hoa quả, cơ thể bạn sẽ không đủ dinh dưỡng.
Ví dụ: cải thảo, củ cải đều có hàm lượng vitamin C cao gấp 10 lần táo, lê hay đào; vitamin C trong ớt chuông xanh hoặc súp lơ xanh cao gấp 2 – 3 lần so với dâu tây hay quýt.
Lượng đường trong trái cây
Thông thường, khi ăn trái cây, hễ loại nào thấy ngọt thì bạn nghĩ rằng lượng đường cao, hơi chua thì vội cho rằng lượng đường thấp. Do đó, chúng ta thường lo lắng rằng nếu trái cây quá ngọt sẽ dễ làm dư đường, tăng cân. Đó là kết luận chủ quan vì trên thực tế, mỗi người có vị giác khác nhau khi cảm nhận độ ngọt hay chua.
Theo phương pháp thực nghiệm khoa học xác định tổng lượng đường từ trái cây tươi cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chúng ta nên sử dụng hoa quả có hương vị đậm đà, màu sắc chín đậm và ăn theo mùa, không nên chỉ lựa chọn dựa vào độ ngọt hoặc quan tâm quá nhiều tới lượng đường cao thấp trong loại quả đó.
Các thử nghiệm đáng tin cậy đã cho thấy độ ngọt của trái cây và hàm lượng đường không tỷ lệ thuận với nhau.

Bảng xếp hạng dưới đây cho thấy lượng đường trong các loại trái cây phổ biến theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Hoa quả     
 
Lượng đường (g/100g)
Xoài   16,37
Chuối      14,23
Thanh long    13,57
Anh đào     12,82
Quýt   11,89
Lê          9,8
Kiwi                 8,99
Đào          7,39
Dưa hấu  6,2
Dâu tây        4,89

Công nghệ cà phê Việt Nam

Hãi hùng cà phê “đểu”

Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường…

Đậu nành + hóa chất

Xem video clip
Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
cà phê Thông Phát
Quy trình sản xuất mất vệ sinh - Ảnh: Đàm Huy

 
 
Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào
 
Một công nhân ở cơ sở rang xay cà phê Thông Phát
 

Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.

 
 
Không thể phân biệt thật giảKhi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành “cà phê”, nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn; ông Thông mở nắp thùng nhựa màu xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu “thượng đế” nào không tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là “cà phê” đậu nành.
 

Lạnh người!
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở  rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ. (Còn tiếp)
 cà phê Thông Phát
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang
cà phê Thông Phát
Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong
cà phê Thông Phát
Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê”
cà phê Thông Phát
Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang - Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy
Người đó là T., ở xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn, TP.HCM). T. nói mình từng là học trò của ông chủ cà phê T.Q có tiếng ở Q.12 nhiều năm. Sau khi có kinh nghiệm, T. ra riêng, tự chế biến cà phê đi bỏ mối. 
Để hiểu công nghệ biến đậu nành thành “cà phê đặc biệt”, đầu tháng 7.2012, tôi theo chân T. đi mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Đến đây, ghé 4 cửa hàng, T. mua được 15 loại hóa chất là các hương liệu mùi cà phê, chất tạo bọt cho xà bông, bột màu công nghiệp và chất làm sánh (tạo đậm đặc) cà phê CMC...
Nửa ngày và 1 tấn “cà phê đặc biệt”
Sáng hôm sau, tôi cùng T. vận chuyển các loại hóa chất cùng 1 tấn đậu nành tới lò rang gia công cách nhà T. 2 cây số. Công nhân của lò chia số đậu nành của T. ra làm 5 mẻ (mỗi mẻ 200 kg) rồi lần lượt đổ vào lò rang (giống kiểu máy trộn bê tông). Sau 45 phút, ước chừng đậu nành đến độ, công nhân cúp cầu dao để xả đậu nành xuống nền đất, chuyển sang công đoạn tẩm 30 kg màu caramel và 5 lít rượu trắng, lập tức những hạt đậu nành chuyển sang màu cà phê đóng thành từng bánh; công nhân phải dùng cào, cào mỏng ra nền đất cho nguội. Tiếp đến là công đoạn “tẩm” hóa chất. “Công đoạn này quan trọng nhất, vì nó sẽ biến hạt đậu nành thành cà phê” - T. bật mí.
T. thuần thục lấy từng loại hóa chất: 2 lạng đường hóa học; 5 kg bơ; 2 lạng tinh cà phê Đông Đức; 1 lạng tinh cà phê Pháp;  2 lạng tinh sữa bột; 1 lạng vanilla; 3 lạng béo dừa; 2 lạng tinh hôi (T. giải thích tinh này để nguyên chất sẽ rất hôi, nhưng pha loãng ra lại cực kỳ thơm); 1 lạng bột béo; 2 lạng sô cô la; 2 lạng ca cao đắng; 1 lạng tinh sữa đục; nửa lạng chất tạo bọt, 2 lạng CMC; 1 lạng bột màu công nghiệp... muối ăn và nước mắm. Tất cả những thứ này T. cho hết vào một chiếc chậu lớn, dùng máy quậy đều. Khi chậu hóa chất hỗn hợp được pha xong thì đậu nành cũng được công nhân đổ vào máy đánh tơi.
Khoảng 30 phút sau, T. tắt máy để công nhân xả đậu nành ra từng bao 50 kg. Cứ như vậy, sau nửa ngày làm việc vất vả, tôi chứng kiến 1 tấn đậu nành được T. biến thành 1 tấn “cà phê đặc biệt”.
“Ít ai đặt cà phê thật 100%”
T. cho biết, muốn tạo mùi cà phê hương chồn, chỉ việc lên chợ Kim Biên mua tinh hương chồn về trộn cùng với bơ, màu caramel, bột béo, muối và mắm ăn, đường hóa học... để “tẩm” vào đậu nành là thành cà phê “hương chồn đặc biệt”. Hoặc nếu khách hàng thích và đặt hàng cà phê Moca thì mua tinh Moca về “tẩm”…
Cũng theo T., cà phê có hàng trăm mùi vị khác nhau, vì vậy để tạo phong cách riêng của mỗi thương hiệu, các ông chủ chỉ việc mua các loại hóa chất về để “tẩm” vào đậu nành. Đặc biệt, trong quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận trong 15 loại hóa chất có 3 loại hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng là hóa chất tạo bọt, hóa chất làm sánh cà phê (tức CMC chuyên dùng làm hồ vải) và bột màu công nghiệp. Tỷ lệ  pha là 2 lạng CMC và nửa lạng chất tạo bọt và 1 lạng màu cho 200 kg đậu nành.
“Vậy nếu là cà phê thật thì có cần hóa chất?” - tôi hỏi. T. nói: “Nếu cà phê hạt thì cần gì hóa chất, chỉ cần trộn 4 kg đường trắng (trộn trong lúc hạt cà phê rang nóng 200 độ) và 5 lạng muối, 1 lít nước mắm là xong. Nhưng nếu rang cà phê thật thì phải bán với giá trên 200.000 đồng/kg. Vì vậy, ít ai đặt cà phê thật 100%, người ta hay pha trộn theo tỷ lệ 8 đậu 2 cà, hoặc 7 đậu 3 cà (7 đậu nành + 3 cà phê) hoặc tùy theo chủ quán đặt hàng để bán với giá từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Nhưng cũng có khi tôi giao giá 120.000 đồng/kg mà chẳng có hạt cà phê nào”.
Ngày hôm sau, tôi chứng kiến T. xay đậu nành để đóng gói vào 2 loại  bịch 1 kg và 1/2 kg, bên ngoài có ghi: "98% cà phê hạt Buôn Mê đặc biệt"... sau đó mang đi bỏ mối cho các quán là bạn hàng chuyên nghiệp, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, T. còn đóng thêm 10 bao (mỗi bao 10 kg) để công nhân chở ra Bến xe An Sương gửi xe đò lên Bảo Lộc.
"Ông thấy không, mỗi ngày tôi giao cho khách ruột ở TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu và một hãng cà phê nổi tiếng ở Bảo Lộc 1 tấn đậu nành cà phê. Chứng tỏ công nghệ sản xuất cà phê bột của tôi cũng không thua kém những thương hiệu cà phê nổi tiếng chứ", T. nói vẻ tự hào.

Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê

Đi mua hóa chất
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Đổ hóa chất ra chậu để “tẩm” vào đậu nành
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Đậu nành vừa mới đổ và trộn màu caramel
Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Trộn xong màu, đậu nành được đổ ra nền đất - Ảnh: Hoài Nam


Khám xét “lò” cà phê dỏm Xuân Hoành Ngày 17.7, Công an Q.12 phát hiện và tạm giữ xe ô tô biển số 50D-001.42 đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất thành cà phê. Lái xe khai số hàng trên là của cơ sở cà phê Xuân Hoành (P.Trung Mỹ Tây, Q.12) vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho Công ty Hoàng Phong ở TP.Quảng Ngãi. Lập tức, tổ công tác làm thủ tục khám xét cơ sở Xuân Hoành. Tại đây, tổ công tác lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang; 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất; 950 kg bắp chưa rang; 900 kg vỏ cà phê dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cà phê loại 1 (trọng lượng 1 kg/bịch); 410 kg cà phê loại 2 đều thành phẩm đã được đóng gói mang nhãn hiệu cà phê Xuân Hoành, chuẩn bị đi bỏ mối cho các quán; 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cà phê.
Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg/mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm... Vụ việc đang được Công an Q.12 làm rõ.

 Hãi hùng cà phê "đểu": Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Những thùng hóa chất ngổn ngang tại cơ sở Xuân Hoành - Ảnh: Hoài Nam


Hoài Nam


Sử dụng đường độc hại Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, thì phát hiện tại đây sử dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm, và cả đường không rõ nguồn gốc. Cụ thể có đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao bì có chữ Trung Quốc), đây là loại đường Bộ Y tế nghiêm cấm cho vào thực phẩm bởi nó gây hại cho sức khỏe; và một loại đường hóa học khác rất lạ, chỉ toàn tiếng Trung Quốc (loại bao 0,5 kg), ngay cả thành viên đoàn thanh tra cũng không thể biết đường gì; 7,5 kg chất bột trắng (không có nhãn mác); nhiều can nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác; chất CMC để tạo đặc sánh cho cà phê...
Không chỉ gia công “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách, cơ sở ông Thông còn sản xuất “cà phê” thương hiệu “cà phê” Sọi. 

Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
Nhãn hiệu “cà phê” Sọi của cơ sở Thông Phát - Ảnh: Thanh Tùng


Tỏa khắp các tỉnh thành
Vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi ngồi uống cà phê gần một phòng vé đi các tỉnh miền Trung ở Q.Tân Phú, nghe nhóm tài xế xe khách ngồi bàn tán rôm rả về chuyện xe của họ chở cà phê về Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng nhưng thực chất là đậu nành rang tẩm hóa chất. Từ nguồn tin này, chúng tôi bí mật theo dõi xác minh thì phát hiện ra cơ sở rang - xay cà phê Thông Phát ở Q.Tân Phú.
 cà phê đểu
Bao bì của các cơ sở mua đậu nành rang của cơ sở Thông Phát về để chế biến “cà phê” - Ảnh: Thanh Tùng - Đàm Huy
 
Theo chúng tôi tìm hiểu, hằng tuần, cơ sở này đều chuyển một lượng lớn đậu nành rang tẩm hóa chất bằng xe khách về miền Trung, miền Tây; nơi tập kết hàng là một số phòng vé ở Q.Tân Phú, Q.Tân Bình và bến xe miền Tây. Khoảng 9 giờ 30 ngày 11.7, chúng tôi phát hiện công nhân của cơ sở Thông Phát chở 5 bao tải lớn đậu nành rang thơm mùi cà phê đến một phòng vé ở Q.Tân Phú; sau đó 5 bao tải này được chất vào hầm xe khách 45 chỗ ngồi đi về miền Trung. “Trước đây, tôi thường chở về H.Núi Thành nhiều bao tải thơm mùi cà phê và gần đây nhất là chở về H.Thăng Bình (Quảng Nam). Sau này, tôi mới phát hiện các bao tải thơm mùi cà phê thực chất toàn là đậu nành rang tẩm hóa chất. Từ đó, tôi thấy cà phê là sợ, không dám uống nữa”, một chủ xe tiết lộ.
Chúng tôi còn phát hiện nhiều cơ sở mua đậu nành tẩm  hóa chất của Thông Phát về xay, vào bao in nhãn hiệu đàng hoàng, rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Liên lạc với một người tên B., chủ nhãn hiệu cà phê Q.B ở H.Bình Chánh (một trong những khách hàng của Thông Phát), người này cho biết chuyên bỏ mối cho một số quán cà phê lớn ở khu vực Q.Bình Tân, Q.6, Q.7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Riêng khu vực trung tâm là do một đứa cháu đi bỏ. Người này còn khoe đang bỏ mối cho một quán cà phê sân vườn sang trọng ở Q.6. Còn chủ nhãn hiệu cà phê T.N ở H.Bình Chánh (cũng lấy cà phê của Thông Phát) bỏ hàng cho nhiều quán cà phê trên đường Hải Triều (gần khu vực tòa nhà 64 tầng), đường Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng (Q.1). Giá cà phê từ 60.000 - 120.000 đồng/kg. Chúng tôi liên lạc với ông chủ cà phê S.G thì ông này “nổ”, công ty cung cấp cà phê “xịn” 100% cho khắp cả nước; đặc biệt cho các quận trung tâm TP.HCM. Công ty có đến 19 loại cà phê khác nhau với giá từ 65.000 -  265.000 đồng/kg.
Vừa chế biến vừa gia công
Có 5 công ty ở vùng ven được liệt vào hàng “đại gia”, mỗi ngày, mỗi công ty tung ra thị trường ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước... khoảng trên dưới 10 tấn đậu nành dưới vỏ bọc “cà phê đặc biệt”. Các công ty này bỏ mối hai loại hàng: loại đậu nành và bắp đã tẩm xong hóa chất và loại cà phê bột “đểu”. Theo một “trùm” rang cà phê thâm niên 10 năm ở Hóc Môn, chỉ tính 5 công ty kể trên, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê đểu đóng gói trong những bao bì sang trọng. Còn các cơ sở nhỏ lẻ ở khắp các phường xã thì cũng cung cấp từ 1 đến 3 tấn/ngày.
Cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành ở P.Trung Mỹ Tây (Q.12), mặc dù chưa có tiếng tăm, nhưng có 2 lò rang gia công đậu nành với công suất 120 kg/mẻ; không chỉ chế biến cà phê đậu nành hạt, còn đóng gói “Cà phê đặc biệt Xuân Hoành” đi bỏ mối cho các quán lớn nhỏ. Cơ sở này cứ 1 tháng cung cấp cho một công ty cà phê có tiếng ở Quảng Ngãi 1 tấn đậu nành đã tẩm thành cà phê... Sau khi có đủ thông tin, PV Thanh Niên phối hợp với Đội CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ Công an Q.12 tiến hành khám xét. Khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ phát hiện cơ sở Xuân Hoành cung cấp cho nhiều công ty cà phê ở nhiều tỉnh thành từ Quảng Ngãi trở vào. Một cán bộ Công an Q.12 bất ngờ vì phát hiện cơ sở cà phê Xuân Hoành bỏ mối cho hàng chục quán cà phê lớn nhỏ ở quận 12, trong đó có cả những quán cà phê vị này "ghiền" uống. 12 loại hóa chất bị lập biên bản, trong đó có loại đường sodium cyclamate của Trung Quốc bị nghiêm cấm sử dụng cho vào thực phẩm vì nó gây hại cho sức khỏe con người.
Mặc dù chuyên chế biến cà phê bằng đậu nành và hóa chất, cà phê Xuân Hoành vẫn được Sở Y tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận “Phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phép lưu hành...”.

“Thay đổi nguồn gốc”
Ông H.T - một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất, phụ gia ở TP.HCM - cho hay: 100% các cơ sở sản xuất cà phê mà không làm từ hạt cà phê thật đều mua hóa chất, phụ gia, phẩm màu tại chợ Kim Biên, Q.5. Một số đầu nậu sau khi nhận thành phẩm cà phê “đểu” từ các cơ sở gia công (chẳng hạn như cơ sở Thông Phát), sẽ phân phối lại cho các điểm bán sỉ lớn, nhỏ, hoặc trực tiếp cho “đội quân” của mình phân phối đến các quán cà phê, quán nước từ TP đến các tỉnh thành; hoặc đưa về các tỉnh có trồng cà phê để “thay đổi nguồn gốc” rồi đưa lại bán ngay tại TP - nơi mà chính cà phê “đểu” ra lò.
Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú), các thành viên trong đoàn thanh tra không khỏi ngạc nhiên khi nơi đây để hàng trăm bao hạt đậu nành, bắp (nguyên liệu có, đã rang rồi có) trong một khuôn viên rất rộng lớn nằm ngay mặt tiền đường. Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông cũng rất “tự nhiên” khi cho phóng viên, đoàn thanh tra biết là cơ sở ông chủ yếu nhận gia công rang “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách từ TP.HCM đến các tỉnh miền Trung.
Thanh Tùng

 cà phê đểu
Người đàn ông chở đậu nành rang về đến nhà ở H.Bình Chánh
cà phê đểu
Các cơ sở nhỏ lẻ mua đậu nành rang về chế biến thành “cà phê” mang đi bỏ
cà phê đểu
Đậu nành rang “cà phê” được đưa về H.Thăng Bình, Quảng Nam tiêu thụ
Như đã đề cập ở các bài trước, khi cận cảnh quy trình sản xuất cà phê “đểu” tại cơ sở Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM) chúng tôi ghi nhận bên cạnh nguyên liệu chính là đậu nành, còn vô số những hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc. Đặc biệt trong đó có những loại đường cấm (Sodium Cyclamate). Chủ cơ sở Thông Phát cũng khai, mỗi mẻ 100 kg đậu nành chỉ cần bỏ vào khoảng 50 gr đường hóa học là đủ.
Hãi hùng cà phê "đểu"
Hỗn hợp các hóa chất sau khi trộn - Ảnh: Thanh Tùng

 
 
Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng
 
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM
 

“Đậu nành rang cháy đã có màu giống cà phê thật rồi, cần gì phải cho màu nữa?”, chúng tôi đặt câu hỏi thì ông chủ cơ sở Thông Phát đáp tỉnh rụi: “Cho màu để đẹp hơn. Với 100 kg đậu nành chỉ cần cho từ 50-100 gr phẩm màu”.
Hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận...
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất. Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. “Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng”.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được. Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm. “Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...”, bác sĩ Ký nói rõ.
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP.HCM từng chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê”. Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xay cà phê “đểu” đều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê, nhưng phần lớn là dùng đậu nành vì giá rẻ.
Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê “đểu”, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền. “Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư”, ông T.H nhấn mạnh.

Lọt lưới kiểm tra
PV Thanh Niên phát hiện, chỉ mới đây (ngày 29.6) một đoàn kiểm tra của Ban Thanh tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm Q.Tân Phú (gồm Phòng Y tế quận; Y tế dự phòng; Công an; Thú y) đã đến kiểm tra cơ sở Thông Phát. Nhưng biên bản làm việc thể hiện các nội dung “quá tốt”. Cụ thể: vệ sinh cá nhân đạt; nhà vệ sinh đạt; thao tác công nhân trong sản xuất, chế biến: đạt...
Trong khi tất cả những tiêu chí này, ngay sau đó, đoàn Thanh tra Sở Y tế TP qua kiểm tra (vào ngày 16.7) kết luận đều sai phạm.

 Hãi hùng cà phê "đểu"
Các thùng đựng phụ gia rất dơ bẩn
Hãi hùng cà phê "đểu"
Đậu nành rang cháy đen sẽ sinh ra độc chất gây hại
Hãi hùng cà phê "đểu"
Đường hóa học cấm sử dụng trong thực phẩm
Thanh Tùng

Cách phân biệt tàu hủ (đậu phụ) có thạch cao

 
 
Để mua được những miếng đậu an toàn, các bạn hãy tham khảo những thông tin sau nhé!
Vì lợi nhuận một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào tàu hủ. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt tàu hủ có thạch cao hay không? Tàu hủ là món ăn dân dã và lành tính, được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Từ tàu hủ người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Về giá trị dinh dưỡng, tàu hủ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g tàu hủ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đang có những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu trong quá trình sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.


Thông thường, một miếng tàu hủ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại (Ảnh minh họa)
Nhiều người đã tìm đến siêu thị để chọn mua loại đậu có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng đảm bảo. Tại siêu thị thường bán nhiều loại loại tàu hủ chiên, thường và tàu hủ non. Tuy nhiên, nhiều người cũng không thật tin tưởng và làm thế nào để nhận biết tàu hủ có thạch cao hay không? Lời khuyên sau đây của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm.
Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải tàu hủ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như tàu hủ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
Thông thường, một miếng tàu hủ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn tàu hủ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều tàu hủ tươi bình thường.
 
Tuy là món ăn ngon, nhưng tàu hủ thường là món ăn khó để được lâu, dễ hỏng. Dưới đây là một số bí quyết để bảo quản tàu hủ được lâu:
- Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.
- Đối với những tàu hủ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua tàu hủ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.
- Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.

Mời coi thêm